Tại sao những sai lầm ngốc ngếch khiến crush càng trở nên đáng yêu hơn trong mắt chúng ta? - Hiệu ứng Pratfall

  1. Tâm lý học

Khi một người nổi tiếng bị vấp ngã trên sân khấu, bạn cảm thấy ghét họ hay yêu mến họ hơn?

https://cdn.noron.vn/2021/08/23/208ca2b6a191acec99ae15aa46bc9719-1629691157.gif

Lúc Jennifer Lawrence bị ngã khi lên nhận giải, mình thấy sự vụng về của cô ấy thật đáng yêu, mình cảm thấy yêu mến cô ấy hơn vì hóa ra người nổi tiếng cũng có lúc mắc sai lầm, cũng có những điều không hoàn hảo giống người bình thường nhỉ.

Điều này cũng giống với việc những sai lầm vụng về của crush khiến họ trở nên thật đáng yêu trong mắt chúng mình.

Thật ra đây là một hiệu ứng tâm lý vô cùng thú vị có tên là hiệu ứng Pratfall. Hầu hết mọi người đều từng trải qua hiệu ứng này dù có nhận thức được nó hay không.

Hiệu ứng Pratfall cho rằng những người ưu tú sẽ càng được yêu quý hơn khi họ mắc sai lầm thay vì quá hoàn hảo, trong khi đó những người bình thường càng bị đánh giá kém đi khi họ mắc những sai lầm tương tự.

https://cdn.noron.vn/2021/08/23/the-pratfall-effect-1629691843_1024.png

Hiệu ứng Pratfall được phân tích và đặt tên bởi nhà tâm lý học Elliot Aronson. Năm 1966, ông cùng hai cộng sự là Willerman và Floyd tiến hành một thử nghiệm. Họ cho những người tham gia nghe 4 cuộn băng ghi lại quá trình thi trả lời câu hỏi của 2 ứng viên: 1 người có thành tích ưu tú (trả lời đúng 92%) và 1 người có thành tích trung bình (chỉ trả lời đúng 30%). Cuối phần thi đấu, 2 ứng viên này giả vờ lỡ tay làm đổ ly cafe lên người.

Kết quả thử nghiệm đúng như những gì Aronson dự đoán, khi được hỏi về ấn tượng của người nghe đối với 2 ứng viên, mọi người đều thể hiện sự yêu mến hơn đối với ứng viên ưu tú khi anh ta làm đổ cafe, trong khi đó người bình thường bị ghét hơn khi anh ta mắc sai lầm tương tự.

Có nhiều cách giải thích cho hiện tượng tâm lý này. Những người ưu tú vốn được coi là những người đặc biệt, họ khác biệt với những người còn lại, việc mắc sai lầm sẽ khiến họ giống “người bình thường” hơn, trở nên gần gũi, bớt xa lạ hơn. Chúng ta thường yêu mến những người như vậy hơn là người hoàn hảo 100%, không một khuyết điểm và không thể với tới. Việc thừa nhận khuyết điểm thể hiện sự trung thực, những người biết thừa nhận sai lầm của bản thân và sửa lỗi sẽ được đánh giá cao hơn.

Hiệu ứng này cũng đúng với các tổ chức, sản phẩm, nhãn hàng,...

Trong một nghiên cứu về tâm lý người tiêu dùng của ZenithOptimedia, họ đã hỏi 626 người về 2 chiếc bánh quy giống nhau ngoại trừ một điểm khác biệt là 1 chiếc tròn trịa hoàn hảo và 1 chiếc có cạnh thô.

https://cdn.noron.vn/2021/08/23/the-pratfall-effect-1-1629691492_1024.jpg

Kết quả là 66% người tiêu dùng cho biết họ thích chiếc bánh có cạnh thô hơn vì nó cảm giác thật hơn so với chiếc bánh hoàn hảo được sản xuất đại trà.

Thay vì chỉ chăm chăm phô ra các điểm mạnh, việc thừa nhận những điểm không hoàn hảo bên cạnh những điểm mạnh đó sẽ thu hút người dùng hơn. Một thương hiệu dám cởi mở về những khuyết điểm của mình và thuyết phục được người dùng rằng những lỗi này chỉ xuất hiện ở những phần không quan trọng sẽ chiếm được cảm tình của người tiêu dùng.

https://cdn.noron.vn/2021/08/23/1520078955375-1629692053-1629692053_1024.jpg

Ví dụ như các hãng hàng không giá rẻ, họ thừa nhận khách hàng sẽ bị hạn chế một số dịch vụ và khối lượng hành lý kí gửi chứ không ảnh hưởng gì đến độ an toàn và chất lượng của chuyến bay.

Giờ thì bạn đã trả lời được câu hỏi ở tiêu đề rồi chứ? 😉 Nhiều khi không hoàn hảo lại là một nét thu hút ấy chứ!

Nguồn ảnh: Google hình ảnh

Từ khóa: 

hiệu ứng pratfall

,

pratfall effect

,

tâm lý học

Chị Jennifer Lawrence này thật thà, vô tư mà đáng yêu lắm. Xem mấy show bà chị này làm khách mời cười nổ bụng 😆

Trả lời

Chị Jennifer Lawrence này thật thà, vô tư mà đáng yêu lắm. Xem mấy show bà chị này làm khách mời cười nổ bụng 😆

Crush làm gì cũng đáng yêu thôi

Bởi khi yêu não chúng ta ngu đi