[Tản văn]   Chợ Tết

  1. Sáng tác

Tết không thể không nhắc tới phiên chợ Tết. Chợ thị xã ngày thường vốn đã đông càng đông và huyên náo vào dịp Tết. Chợ thị xã nghèo và nhỏ bé quen thuộc với tôi bao giờ không biết. Có lẽ quãng ba tuổi ngồi xe đạp theo bố đi chợ và tự đạp xe tới chợ đến bây giờ. Quê tôi giáp liền thị xã mộc mạc đang trong quá trình phát triển, thay vì lựa chọn chợ quê, chợ huyện, người dân vẫn đi chợ thị xã. Trong trí nhớ tôi cảnh người làng tầm tờ mờ sáng lại đẩy xe thồ mía ra chợ Bỉm, tức chợ thị xã. Bao giờ mía cũng được bán hết và họ lại đạp xe về. Mẹ tôi cũng hay đi chợ ngoài thị xã mua đồ, bán chuối, bữa ăn tươi là buổi chợ đem lại cho gia đình tôi. Những người buôn bán hoa quả, gia cầm ở thị xã cũng hay vào quê tôi mua na, mít, nhãn hoặc gà. Hàng hóa của người dân được đón mua ngay cạnh đường cái. Bản thân tôi từng lai mít đi chợ, bán dọc đường nhanh nhưng hơi rẻ so với đem ra tận chợ, không cò kè mặc cả lâu được, mà đi chợ cũng là thú vui. Đôi lần tôi có tiếc rẻ vì không khí của chợ. Chợ thị xã họp quanh năm, suốt cả ngày nên đông đúc người buôn bán, qua lại, cuối năm là những phiên chợ Tết. Chợ sẽ bán nhiều chủ yếu các mặt hàng phục vụ Tết, phiên chợ kết thúc chiều ba mươi, năm nào tháng thiếu thì chiều hai chín. Phiên chợ hàng ngày mang diện mạo mới làm tôi lạ quá. Kia là người đàn ông bên hàng dưa chuột, tấm ảnh chân dung thời trẻ trên chứng minh thư của bác mà tôi vô tình nhìn thấy mặc bộ quân phục và đội mũ công an khác hẳn vẻ khắc khổ bên ngoài. Cam vàng trong sọt, được mùa vào Tết. Xu hào chất thành từng đống to, bác gái có tuổi xếp xu hào vào túi cho tôi. Hàng lá dong, lạt giang lẫn giữa hàng xu hào, cải bắp… Đôi cặp nam nữ rủ nhau mua đồ diện Tết. Người phụ nữ với ít cành lá giềng buộc sau xe đạp. Muối được bày bán rải rác nhiều ngày trong phiên chợ Tết. Các hàng bán thịt bò, thịt lợn, thịt gà, thịt vịt thật sôi động. Cá sông, cá đồng nhiều loại từ rô, chép, lóc đến tôm, tép, ốc, được bày bán dọc theo con đường có cổng phụ vào chợ. Gánh hàng rau, xe chở rau cũng xếp bán hai bên lối đi này. Chợ đông quá, hầu như mọi hoạt động mua bán chuẩn bị tết đều tập trung vào những phiên chợ cuối cùng của năm. Có người đứng cầm đôi gà rao bán, ngồi bán chục trứng gà, quả đu đủ, cái hoa chuối, họ chủ yếu không phải người buôn mà là dân quanh thị xã hoặc gần đấy nuôi được, trồng được đợi Tết đem bán. Tránh sự lộn xộn, bảo vệ ban quản lý chợ thu phí để mọi người có chỗ ngồi ổn định buôn bán trong chợ. Tuy nhiên chỉ mớ rau, quả bí, lời lãi không nhiều nên các bác hàng chợ phải tất bật chạy ngược chạy xuôi tìm chỗ ngồi quanh cổng chợ phụ khắp sáng, chiều nhiều phiên chợ Tết. Cá biển, tôm biển, cua biển, mực, nghêu, sò bán tấp nập cạnh nhiều chậu, rổ tôm cá nước ngọt mà tết về lại dài thêm góc chợ. Khu đồ ăn đông vui hẳn, sực nức mùi thơm và nghi ngút khói của bún nóng, bánh rán vừa rời khỏi chảo mỡ, bánh cuốn trong nước chấm, bánh trôi, trứng vịt lộn. Tôi từng bùi ngùi về sự ấm cúng và chật chội khi chợ chưa xây dựng lại, vẫn là những hàng quán, tôi lúp xúp giữa bao nhiêu người ăn bánh trôi nóng. Giữ kỉ niệm đẹp để chợ Tết thành phần cuộc sống không thể lãng quên. Nhiều loại hoa, trái cây bày bán tràn ngập chợ. Sạp hàng hoa quả người chọn người cân luôn tay. Tôi vẫn chọn đủ hoa để cắm trên bàn thờ ông bà, phòng khách. Ngôi chợ tồn tại và quen thuộc với tôi, tháng Chạp và phiên chợ Tết đặc biệt, nó biểu hiện qua tâm thức mỗi người, nó dồn chứa tình yêu thương mà cha mẹ mỗi năm mới về lo cho con tấm áo, manh quần, món ăn ngon. Chợ tết, chợ ngày tết!

Từ khóa: 

chợ tết

,

sáng tác

Văn phong tệ quá
Trả lời
Văn phong tệ quá