Tìm hiểu về khu di tích lịch sử ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Quán Giá (đền Giá) xã Yên Sở huyện Hoài Đức thành phố Hà Nội là di tích lịch sử văn hoá quốc gia. Quán Giá nơi tôn thờ tướng công Lý Phục Man – người con ưu tú của quê hương làng Giá – người anh hùng dân tộc đã có công giúp Lý Bôn làm nên cuộc khởi nghĩa năm Nhâm Tuất (542) đánh đuổi quân Lâm Ấp ra khỏi bờ cõi dựng nên nhà nước Vạn Xuân – nhà nước độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Trong trận đánh quyết liệt tại thành Tô Lịch (Hà Nội) năm 545 Người đã anh dũng hi sinh, thi hài của người được quài tại khu Hồ Mã xã Yên Sở (nay là Quán Giá). Nhân dân làng Giá ghi nhớ công ơn của Người đã lập miếu thờ. Đến nay, Quán Giá đã trải qua 1467 năm với 17 lần xây dựng, trùng tu và tôn tạo: - Năm Ất Sửu (545) niên hiệu Đức Nguyên Niên đời vua LýNamĐế nhân dân lập miếu thờ; - Năm Bính Thìn (1016) vua Lý Thái Tổ cho xây lại miếu thờ thành đền Thượng, đền Trung. Trong đền Thượng dựng tượng thần và các thân nhân, tuỳ tướng của Người; - Năm Đinh Tỵ (1257) vua Trần Thái Tôn cho tu sửa lại đền và làm thêm đền Hạ (tiền đường); - Năm Mậu Thân (1668) vua Lê Huyền Tôn xây dựng thêm hai dãy hành lang; - Năm Nhâm Tý (1672) vua Lê Gia Tôn cho làm Tam Quan và xây dựng tường bao quanh ngôi đền theo kiến trúc nội công ngoại quốc; - Năm Nhâm Tuất (1682) đời vua Lê Huy Tôn cho xây dựng hai cột đồng trụ, hai dãy tường hoa, mỗi bên có hai cổng cuốn chia khu ngoài ra làm hai sân; - Năm Đinh Hợi (1707) vua Lê Dụ Tôn cho đúc ngựa đồng, làm tàu ngựa, dựng nhà bia; - Năm Quý Hợi (1803) vua Nguyễn Thế Tổ cho đúc máng đồng; - Năm Nhâm Ngọ (1942) niên hiệu Bảo Đại thứ 17 xây thêm 8 gian hành lang phía tây; - Năm Kỷ Sửu (1949) nhân dân xây dựng lại đền Thượng ngay sau khi bị chiến tranh tàn phá; - Năm Tân Mão (1951) nhân dân xây dựng lại Tam Quan lần thứ nhất do bị tàn phá trong chiến tranh (1947). - Năm Ất Sửu (1985) xây dựng lại Tam Quan lần 2 vì đã bị hoả hoạn; - Năm Kỷ Tỵ (1989) trùng tu lại đền Thượng vì bị xuống cấp. - Năm Giáp Tuất ( 1994) Xây dựng lại Tiền đường đã bị chiến tranh tàn phá từ năm 1947. - Năm Đinh Sửu ( 1997) xây dựng lại đền Trung đã bị chiến tranh tàn phá từ năm 1947. - Năm Canh Thìn ( 2000) xây dựng lại tam quan lànn 3 vì xuống cấp. - Năm Quý Mùi ( 2003) xây dựng lại 8 gian hành lang phía Tây. Quán Giá (đền Giá) thờ tướng công Lý Phục Man là một ngôi đền nguy nga, bề thế toạ lạc trên một khuôn viên rộng lớn, cây cối xanh rờn tựa lưng vào khu rừng Giá, phía trước là dòng sông Đáy hiền hoà thơ mộng. Từ đây có thể phóng tầm mắt tới những dãy núi non mờ mờ đằng sau. Thật hiếm có ngôi đền nào to rộng và tráng lệ như đền Giá. Với tổng diện tích hơn 6000 m2 đền được bao bọc ở ba phía ở một rừng cây và được xây dựng theo kiến trúc cung đình nội công ngoại quốc. Từ trên đê tả đáy rẽ xuống qua đường chân ngựa là đến ngày khu đền. Qua một sân cỏ rộng là gặp một bức tường cổ hai bên lối đi giữa có đôi cột trụ, đầu cột trang trí những hình đầu rồng và tận cùng là bốn con chim phượng hoàng giương cánh lên trời tạo thành một bông hoa lớn có bốn cánh kép. Trên cột phía ngoài là đôi câu đối được viết bằng hai hàng đại tự khảm sứ: “Đại danh thuỳ vũ trụ - Chính khí tác sơn hà”. Phía trong cột cũng một đôi câu đối lớn như thế: “Nhất thiên tang tử ấm - Vạn đại kiếm cung hùng”. Qua một sân cỏ thứ hai là đến Tam Quan gồm một cửa chính gọi là cửa Sước, kề bên lối với hai bức tường có hai cửa nhỏ rồi kéo dài hai bức tường tả hữu ra hai bên. Đặc biệt trên hai bức tường này được gắn 49 bức phù điêu bằng gốm nung thể hiện những nét văn hoá đặc sắc của nhân dân làng Giá. Qua cửa Tam Quan dẫn đến sân cỏ thứ ba bên phải và bên trái sân này là hai dãy hành lang: hành lang phía Tây dành cho các giáp Yên Sở, hành lang phía Đông là của các giáp Đắc Sở và Tiền Yên. Từ sân cỏ thứ ba qua bậc tam cấp là đến sân rồng tiếp đó là đền Hạ. Song song với đền Hạ là đền Trung và đền Thượng. Đặc biệt đền Trung và đền Thượng được nối với nhau bằng một hàng hiên kín. Tổng thể tạo thành hình chữ “công”. Các vách của đền Giá là những nét ngoài của chữ “quốc”. Kề hai sân trong ở hai đầu hồi đền Trung phía đông là nhà ngựa. Trong nhà có một ngựa chiến - thần Bạch Mã được đúc bằng đồng đen sơn ta màu trắng từ năm 1707 đời Lê Dụ Tôn thứ ba. Đối xứng với nhà ngựa ở phía Tây là nhà bia. Trong nhà bia có năm tấm bia đá ghi lại các sắc phong của các triều đại, thân thế sự nghiệp của tướng công Lý Phục Man, quá trình xây dựng tôn tạo quán Giá và giao ước việc thờ cúng lễ hội tổng Giá. Tưởng nhớ công ơn to lớn của người, hàng năm vào ngày 10 thâng 3 Âm lịch, nhân dân làng Giá mở hội vào đám theo nghi thức hội lệ và năm năm một lần (vào các năm có số 0 và số 5) mở hội theo nghi thức đại đám. Đặc biệt ở hội Giá có tích rước Thánh, nghiềm quân diễn tả lại cuộc chiến tranh nhân dân giành thắng lợi của tướng công Lý Phục Man năm Nhâm Tuất (542). Đây là nét đẹp văn hoá phi vật thể của quê hương Yên Sở (làng Giá) và đã được lưu truyền trong dân gian: “Bơi Đăm rước Giá hội Thày”. Nghiềm quân rước kiệu đã lan toả tinh thần bất diệt của cuộc khởi nghĩa năm 542, truyền thống cách mạng của nhân dân Yên Sở (làng Giá) đến quý khách thập phương và truyền lại cho các thế hệ đời sau. Tinh thần ấy đã thấm sâu vào tiềm thức mỗi người dân Yên Sở.. Dù đi đâu, công tác ở lĩnh vực nào, người dân Yên Sở đều nhớ về quê cha đất tổ và phát huy tinh thần thượng võ của quê hương Với những nét văn hoá vật thể và phi vật thể đặc sắc, đền Giá hay quán Giá và rừng Cấm Yên Sở đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 15 tháng 01 năm 1991.
Trả lời
Quán Giá (đền Giá) xã Yên Sở huyện Hoài Đức thành phố Hà Nội là di tích lịch sử văn hoá quốc gia. Quán Giá nơi tôn thờ tướng công Lý Phục Man – người con ưu tú của quê hương làng Giá – người anh hùng dân tộc đã có công giúp Lý Bôn làm nên cuộc khởi nghĩa năm Nhâm Tuất (542) đánh đuổi quân Lâm Ấp ra khỏi bờ cõi dựng nên nhà nước Vạn Xuân – nhà nước độc lập đầu tiên của dân tộc ta. Trong trận đánh quyết liệt tại thành Tô Lịch (Hà Nội) năm 545 Người đã anh dũng hi sinh, thi hài của người được quài tại khu Hồ Mã xã Yên Sở (nay là Quán Giá). Nhân dân làng Giá ghi nhớ công ơn của Người đã lập miếu thờ. Đến nay, Quán Giá đã trải qua 1467 năm với 17 lần xây dựng, trùng tu và tôn tạo: - Năm Ất Sửu (545) niên hiệu Đức Nguyên Niên đời vua LýNamĐế nhân dân lập miếu thờ; - Năm Bính Thìn (1016) vua Lý Thái Tổ cho xây lại miếu thờ thành đền Thượng, đền Trung. Trong đền Thượng dựng tượng thần và các thân nhân, tuỳ tướng của Người; - Năm Đinh Tỵ (1257) vua Trần Thái Tôn cho tu sửa lại đền và làm thêm đền Hạ (tiền đường); - Năm Mậu Thân (1668) vua Lê Huyền Tôn xây dựng thêm hai dãy hành lang; - Năm Nhâm Tý (1672) vua Lê Gia Tôn cho làm Tam Quan và xây dựng tường bao quanh ngôi đền theo kiến trúc nội công ngoại quốc; - Năm Nhâm Tuất (1682) đời vua Lê Huy Tôn cho xây dựng hai cột đồng trụ, hai dãy tường hoa, mỗi bên có hai cổng cuốn chia khu ngoài ra làm hai sân; - Năm Đinh Hợi (1707) vua Lê Dụ Tôn cho đúc ngựa đồng, làm tàu ngựa, dựng nhà bia; - Năm Quý Hợi (1803) vua Nguyễn Thế Tổ cho đúc máng đồng; - Năm Nhâm Ngọ (1942) niên hiệu Bảo Đại thứ 17 xây thêm 8 gian hành lang phía tây; - Năm Kỷ Sửu (1949) nhân dân xây dựng lại đền Thượng ngay sau khi bị chiến tranh tàn phá; - Năm Tân Mão (1951) nhân dân xây dựng lại Tam Quan lần thứ nhất do bị tàn phá trong chiến tranh (1947). - Năm Ất Sửu (1985) xây dựng lại Tam Quan lần 2 vì đã bị hoả hoạn; - Năm Kỷ Tỵ (1989) trùng tu lại đền Thượng vì bị xuống cấp. - Năm Giáp Tuất ( 1994) Xây dựng lại Tiền đường đã bị chiến tranh tàn phá từ năm 1947. - Năm Đinh Sửu ( 1997) xây dựng lại đền Trung đã bị chiến tranh tàn phá từ năm 1947. - Năm Canh Thìn ( 2000) xây dựng lại tam quan lànn 3 vì xuống cấp. - Năm Quý Mùi ( 2003) xây dựng lại 8 gian hành lang phía Tây. Quán Giá (đền Giá) thờ tướng công Lý Phục Man là một ngôi đền nguy nga, bề thế toạ lạc trên một khuôn viên rộng lớn, cây cối xanh rờn tựa lưng vào khu rừng Giá, phía trước là dòng sông Đáy hiền hoà thơ mộng. Từ đây có thể phóng tầm mắt tới những dãy núi non mờ mờ đằng sau. Thật hiếm có ngôi đền nào to rộng và tráng lệ như đền Giá. Với tổng diện tích hơn 6000 m2 đền được bao bọc ở ba phía ở một rừng cây và được xây dựng theo kiến trúc cung đình nội công ngoại quốc. Từ trên đê tả đáy rẽ xuống qua đường chân ngựa là đến ngày khu đền. Qua một sân cỏ rộng là gặp một bức tường cổ hai bên lối đi giữa có đôi cột trụ, đầu cột trang trí những hình đầu rồng và tận cùng là bốn con chim phượng hoàng giương cánh lên trời tạo thành một bông hoa lớn có bốn cánh kép. Trên cột phía ngoài là đôi câu đối được viết bằng hai hàng đại tự khảm sứ: “Đại danh thuỳ vũ trụ - Chính khí tác sơn hà”. Phía trong cột cũng một đôi câu đối lớn như thế: “Nhất thiên tang tử ấm - Vạn đại kiếm cung hùng”. Qua một sân cỏ thứ hai là đến Tam Quan gồm một cửa chính gọi là cửa Sước, kề bên lối với hai bức tường có hai cửa nhỏ rồi kéo dài hai bức tường tả hữu ra hai bên. Đặc biệt trên hai bức tường này được gắn 49 bức phù điêu bằng gốm nung thể hiện những nét văn hoá đặc sắc của nhân dân làng Giá. Qua cửa Tam Quan dẫn đến sân cỏ thứ ba bên phải và bên trái sân này là hai dãy hành lang: hành lang phía Tây dành cho các giáp Yên Sở, hành lang phía Đông là của các giáp Đắc Sở và Tiền Yên. Từ sân cỏ thứ ba qua bậc tam cấp là đến sân rồng tiếp đó là đền Hạ. Song song với đền Hạ là đền Trung và đền Thượng. Đặc biệt đền Trung và đền Thượng được nối với nhau bằng một hàng hiên kín. Tổng thể tạo thành hình chữ “công”. Các vách của đền Giá là những nét ngoài của chữ “quốc”. Kề hai sân trong ở hai đầu hồi đền Trung phía đông là nhà ngựa. Trong nhà có một ngựa chiến - thần Bạch Mã được đúc bằng đồng đen sơn ta màu trắng từ năm 1707 đời Lê Dụ Tôn thứ ba. Đối xứng với nhà ngựa ở phía Tây là nhà bia. Trong nhà bia có năm tấm bia đá ghi lại các sắc phong của các triều đại, thân thế sự nghiệp của tướng công Lý Phục Man, quá trình xây dựng tôn tạo quán Giá và giao ước việc thờ cúng lễ hội tổng Giá. Tưởng nhớ công ơn to lớn của người, hàng năm vào ngày 10 thâng 3 Âm lịch, nhân dân làng Giá mở hội vào đám theo nghi thức hội lệ và năm năm một lần (vào các năm có số 0 và số 5) mở hội theo nghi thức đại đám. Đặc biệt ở hội Giá có tích rước Thánh, nghiềm quân diễn tả lại cuộc chiến tranh nhân dân giành thắng lợi của tướng công Lý Phục Man năm Nhâm Tuất (542). Đây là nét đẹp văn hoá phi vật thể của quê hương Yên Sở (làng Giá) và đã được lưu truyền trong dân gian: “Bơi Đăm rước Giá hội Thày”. Nghiềm quân rước kiệu đã lan toả tinh thần bất diệt của cuộc khởi nghĩa năm 542, truyền thống cách mạng của nhân dân Yên Sở (làng Giá) đến quý khách thập phương và truyền lại cho các thế hệ đời sau. Tinh thần ấy đã thấm sâu vào tiềm thức mỗi người dân Yên Sở.. Dù đi đâu, công tác ở lĩnh vực nào, người dân Yên Sở đều nhớ về quê cha đất tổ và phát huy tinh thần thượng võ của quê hương Với những nét văn hoá vật thể và phi vật thể đặc sắc, đền Giá hay quán Giá và rừng Cấm Yên Sở đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 15 tháng 01 năm 1991.