Trình bày cơ chế quyền lực của Nhà nước Yamato của Nhật Bản?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Hệ thống quyền lực mà các vị vua ở thế kỷ thứ năm của Yamato đã sáng tạo ra nhằm mở rộng và duy trì nền trị vì của họ trên nhiều vùng đất và nhiều người hơn, trước tiên là vùng đồng bằng Nara và sau đó vượt ra ngoài, giờ đây có thể được phác hoạ lại. Những gì chúng ta thấy được, một cách rõ ràng hơn, là sự nổi lên của một mạng lưới các đơn vị và các chức vụ địa phương được tổ chức, sau hàng thế kỷ với những thay đổi đáng kể, trở thành một hệ thống luật pháp chính thức được tiếp thu từ Trung Hoa với tên gọi Ritsuryo. Uji và Kabane. Nền tảng cơ sở của hệ thống này là các cộng đồng nông nghiệp – những cộng đồng người có thể đã bắt đầu xuất hiện vào khoảng thời gian nền nông nghiệp lúa nước được giới thiệu và dần trở nên phổ biến, khi đồng bằng và những vùng đất thuận lợi cho việc tưới tiêu được phát triển trước tiên cho việc trồng lúa trên đồng ruộng. Nhiều nghiên cứu khảo cổ học cho thấy các cộng đồng người đó, đều được bao quanh bởi những con mương và bức tường, thường được đặt vị trí trên vùng đất quá cao cho việc canh tác lúa nhưng lại gần ruộng lúa. Từ những thời kỳ đầu tiên, những mối lo ngại và lợi ích tương tự đã gắn kết các thành viên của các cộng đồng nông nghiệp thành các nhóm xã hội chặt chẽ, từ vị thế của họ là nền tảng cơ sở xã hội Nhật Bản, đã định hướng và tô điểm cho sự biến đổi xã hội sau này. Những người nông dân luôn phải gánh trách nhiệm san lấp mặt bằng, xây dựng và duy trì đê điều kênh rạch, giữ cho ruộng ngập trong mùa trồng trọt, đối phó với nguy cơ hạn hán và bão cũng như khả năng tấn công của động vật hoang dã hoặc những hàng xóm hung hăng. Và trong các cộng đồng nông nghiệp đó, những gia tộc quyền lực trực hệ (được gọi là uji hay các thị tộc) dần dần nổi lên thành các đơn vị chính trong cơ cấu quyền lực Yamato. Mọi người dân của một cộng đồng sơ khai, dường như đều tin rằng nếu gạo được trồng trong một thời kỳ thuận lợi, nếu lượng mưa dồi dào trong mùa trồng trọt, và nếu việc bảo vệ chống lại những loài động vật hoang dã và kẻ thù loài người là thỏa đáng, có nghĩa là vị thần bảo vệ của cộng đồng (kami) đã hào phóng sử dụng quyền năng thần bí của mình. Bởi vì người ta tin rằng, từ đó cho đến mãi về sau, họ sẽ chỉ nhận được sự trợ giúp của thần khi lễ vật được làm ra và các lễ hội được tổ chức vào đúng thời điểm, đúng nơi và cách thức, họ hết sức chú ý (đặc biệt là vào các thời điểm quyết định trong năm) đến việc thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với “kami” của cộng đồng. Thật vậy, các chức vụ chính của người đứng đầu cộng đồng (đầu tiên là lựa chọn nghi lễ) là thực hiện các nghi thức tôn vinh và đảm bảo nhận được các lợi ích từ “kami” của cộng đồng. Các tài liệu ở thế kỷ thứ ba của người Trung Quốc và những khảo nghiệm khảo cổ cho thấy vào khoảng những năm giữa Sơ kỳ Yayoi (khoảng thời kỳ của Thánh Christ), các cộng đồng nông nghiệp cùng thuộc một khu vực nhất định được tập hợp lại thành các tiểu bang nhỏ lẻ hoặc các liên bang nhỏ, giai đoạn phát triển thứ hai của chế độ tập quyền trung ương. Vào thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, một số tiểu bang nhỏ này ở hòn đảo phía nam Kyushu đã đủ mạnh để gửi những sứ giả sang triều đình Trung Quốc. Mặc dù chúng tôi không có thông tin chi tiết về quá trình thống nhất hay bằng cách nào nó ảnh hưởng đến cuộc sống và tổ chức của cộng đồng hạt nhân hoặc liên minh ô dù, những kết luận sau đây - có liên quan đến bản chất và vai trò của các thị tộc đã trở thành nền tảng của cơ cấu quyền lực Yamato - có thể rút ra được như sau: (1) Một tiểu bang nhỏ được hình thành bởi một cộng đồng nông nghiệp có quyền lực tối cao (có thể bằng các lực lượng quân đội) đối với các cộng đồng lân cận; (2) một tiểu liên bang nhỏ được trị vì bởi một vị vua hoặc nữ hoàng – những người mà đứng đầu (nhưng dường như không thay thế) các cộng đồng thành viên; (3) một vị vua hay hoàng hậu có quan hệ thiêng liêng với, và là thầy tu hoặc nữ tu chính trong sự thờ phụng của, vị thần (kami) của của ông ta hoặc bà ta, cũng giống như người đứng đầu của mỗi cộng đồng thành viên thực hiện việc thờ phụng vị thần (kami) của cộng đồng mình; (4) một nhà nước “kami” đứng ở trên (nhưng không thay thế) “kami” được những người đứng đầu các tiểu bang thờ cúng; (5) một vị vua hoặc hoàng hậu thường được kế vị bởi một người con trai hoặc con gái của mình; và (6) quá trình tập trung quyền lực về trung ương có liên quan tới việc sử dụng phổ biến các công cụ và vũ khí bằng sắt ngày càng gia tăng. Các gia tộc trong hệ thống quyền lực Yamato vào thế kỷ thứ năm, cũng như lãnh chúa và kami của chúng, phát triển và hoạt động giống như các nhóm thị tộc được hình thành ở giai đoạn tập quyền trung ương trước đó (giai đoạn hai), nhưng với những khác biệt phát sinh từ mối quan hệ đặc biệt của họ đối với sự lớn mạnh và phát triển của Yamato. Những nhóm thị tộc được hình thành ở giai đoạn sau này - có lẽ được gọi là uji bởi một vị vua của Yamato - có thể phân bố ở đồng bằng Nara và khu vực xung quanh. Họ được cho là đã giữ được nhiều đặc điểm xã hội của các cộng đồng nông nghiệp thời Sơ kỳ Yayoi và của các tiểu bang nhỏ hoặc liên bang mà bắt đầu nổi lên ở Kyushu vào Trung kỳ Yayoi, nhưng họ đã chuyển thành uji – các gia tộc trực hệ nhờ quan hệ gia đình, tôn giáo, kinh tế, và quân sự với các vị vua của Yamato. Khi vương quốc Yamato giành được nhiều của cải và quyền lực, những gia tộc này, về cơ bản lại một lần nữa bị thay đổi bởi các chức vụ mà họ thực hiện như một phần của cơ chế quyền lực Yamato, xuất hiện ở các vùng bên ngoài đồng bằng Nara. “Nhật Bản thư kỷ” mang lại nhiều tư liệu tham khảo về các gia tộc trong những chương sách nói về triều đại của các vị vua đầu tiên dưới thời Yamato, nhưng các gia tộc trực hệ đó có lẽ đã không trở thành những công cụ kiểm soát khu vực cho đến khoảng thời gian trị vì của vua Yuryaku vào thế kỷ thứ năm. Những từ ngữ được bao hàm trong hai bản ghi chép vào thế kỷ thứ năm đã cung cấp bằng chứng không thể nhầm lẫn rằng uji đã trở thành các đơn vị cơ bản trong hệ thống chính quyền Yamato. Đầu tiên là trên một tấm gương bằng đồng có thời gian được xác định là năm 443, một chiếc gương được sở hữu bởi đền Suda Hachiman ở quận Wakayama. 48 ký tự Trung Quốc ghi trên đó bao gồm tên và tiêu đề Kawachi no Atai. Kawachi được cho là tên của một gia tộc, và Atai là tên Kabane được ban cho bởi một vị vua của Yamato. Bản ghi chép thứ hai vào thế kỷ thứ năm, bao gồm cả tên của một gia tộc và Kabane ở trên đầu của nó, là thanh kiếm Inariyamaama đã được nhắc tới trước đó. Ở đó chúng ta đã đọc được rằng người chủ sở hữu của thanh kiếm, tổ tiên của họ từng phục vụ Vua Yuryaku và những người tiền nhiệm của ông từ thế hệ này sang thế hệ khác, là Owake no Omi. Từ uji (clan) không xuất hiện trong dòng chữ, nhưng các sử gia kết luận rằng Owake là tên của một gia tộc và rằng Omi là Kabane được ban cho bởi bởi một vị vua của Yamato. Việc phát hiện ra hai bản ghi chép ở thế kỷ thứ năm có mang tên các gia tộc và Kabane đã làm tăng thêm tính đáng tin cậy cho những tư liệu tham khảo về gia tộc trong “Nhật Bản thư kỷ”. Các nghiên cứu lịch sử gần đây cho thấy rằng tất cả các tài liệu lịch sử trong những năm sau 400 là chính xác hơn nhiều so với những gì đã được giả định từ rất lâu trước đó. Ngoài việc nhận định rằng các bản báo cáo sau năm 400 có nhiều chi tiết hơn về các sự kiện của con người (gợi ý rằng những người biên soạn có quyền tiếp cận các nguồn văn bản mà sau đó đã bị mất), so sánh với các tài liệu lịch sử Trung Quốc và Hàn Quốc hiện tại cho thấy một số đoạn trong “Nhật Bản thư kỷ” được sao chép hoặc dựa trên những nguồn ngoại lai như lịch sử triều đại Trung Quốc của Wei và Nam Sung và các biên niên sử về triệu đại Paekche (Bách Tế). Tên của “Nhật Bản thư kỷ” và ngày tháng đối với các vị vua thuộc thế kỷ thứ năm cũng tương ứng với những báo cáo của Nam Sung về mười sứ mệnh chư hầu mà Yamato gửi đến triều đình Sung. Như vậy, các tư liệu tham khảo của “Nhật Bản thư kỷ” về các dòng họ hiện nay đã được sử dụng với độ tin cậy cao hơn để có thể xác định gia tộc nào có tầm ảnh hưởng kinh tế và chính trị mạnh mẽ nhất cũng như lập biểu đồ mối quan hệ giữa các gia tộc và chính quyền của nhà vua Yamato. Từ những bằng chứng trên, chúng ta thấy rằng những chức vị Kabane cao nhất được trao cho những người đàn ông lãnh đạo các gia tộc mạnh mẽ và có chiến lược và những người có mối liên hệ với một vị vua của Yamato sau một mối ràng buộc quan hệ gia đình thực tế hoặc hư cấu. Kabane danh giá nhất được ban cho như là một quyền thừa kế dành cho những người lãnh đạo của các gia tộc tại triều đình, với chức danh thấp nhất dành cho những người lãnh đạo các gia tộc ở địa phương. Hai chức vị cao nhất (omi và muraji) chỉ được trao cho những người đứng đầu các gia tộc hùng mạnh từng phục vụ trực tiếp các vị vua của Yamato và cư ngụ tại vùng lân cận thủ đô. Người đứng đầu quyền lực nhất được gọi là omi vĩ đại hay là muraji vĩ đại. Các nhà sử học – những người đã nghiên cứu về thời kỳ Yamato trong quá trình tập quyền trung ương ở Nhật Bản do đó đã đặc biệt quan tâm đến sự xuất hiện của các gia tộc mà thủ lĩnh của họ nắm giữ tước vị omi vĩ đại, những cuộc triệu tập đôi khi có liên quan mật thiết đến sự thay đổi trong dòng dõi các vị vua của Yamato. Bằng việc nghiên các tư liệu tham khảo có liên quan đến Kabane trong triều đại Yuryaku, Inoue Mitsusada kết luận rằng Yuryaku đã mở rộng việc sử dụng các cuộc tiệu tập Kabane nhằm tăng cường sự kiểm soát của mình và triều đại của ông được đánh dấu bằng sự nổi lên của một liên minh gia tộc mới. Một số người lãnh đạo sau đó đã nhận được tước vị cao quý như omi vĩ đại hay muraji vĩ đại. Gia tộc Katsuragi không còn chiếm địa vị trọng yếu tại triều đình, mà thay vào đó là các gia tộc Heguri, Otomo và Mononobe, được đánh giá cao vì sức mạnh quân sự và lòng trung thành của họ và người đứng đầu đã được trao tước vị Kabane cao nhất. Những người đứng đầu của các gia tộc ở những địa phương xa xôi cũng đến để nhận tước hiệu Kabane trong những năm đó (như đã được tiết lộ trong các văn bản khắc trên hai thanh kiếm vào thế kỷ thứ năm được đề cập ở trên), cho thấy rằng các dòng họ của họ đã được hợp nhất với chính quyền Yamato. Sự phát triển như vậy tại thời điểm này có ý nghĩa chính trị to lớn tương đương với sự nổi lên của gia tộc Soga nhằm hướng đến địa vị thống trị vào cuối thế kỷ tiếp theo. Sau khi có được một bức tranh rõ nét hơn về cách thức các gia tộc và Kabane hình thành dưới sự tăng cường kiểm soát của chính quyền Yamato ngay từ giữa thế kỷ thứ năm, các sử gia giờ đây có thể hiểu tại sao vua Ingyo (cha của Yuryaku) đã ra lệnh (theo “Nhật Bản thư kỷ” và “Cổ sự ký”) cho những người đưa ra lời tuyên bố họ là những người đứng đầu đội ngũ lãnh đạo Kabane đó là phải đối mặt với một thử thách (Kugatachi). “Nhật Bản thư kỷ” đã thuật lại rằng Ingyo đã ban hành sắc lệnh tiếp theo vào năm thứ ba triều đại của ông: Trong thời cổ đại, sự cai trị tốt bao gồm những người có được [đúng] địa vị và tránh những việc làm trái quy định của các gia tộc hay Kabane. Nhưng trong suốt ba năm trị vì của ta, đã có xung đột [không ngớt] giữa những kẻ cấp dưới với những người cấp trên, và dân chúng không có sự bình an. Trong một số trường hợp, người ta đã vì sai lầm mà đánh mất Kabane của họ và những người khác tham vọng [và xảo trá] đòi hỏi một vị trí cao. Có lẽ đây là lý do tại sao chúng ta không có sự cai trị tốt. Mặc dù ta thiếu sự khôn ngoan, ta vẫn phải làm điều gì đó để khắc phục những việc làm trái luật định này. “Nhật Bản thư kỷ” tiếp tục thuật lại rằng Ingyo đã ban hành một sắc lệnh khác sau khi nhận được lời khuyên từ các trưởng quan của mình: Các quý tộc và ¬¬¬¬quan chức cấp cao [ở thủ đô] và các quan chức như các thống đốc tỉnh (Kuni no Miyatsuko) đã tuyên bố rằng họ là hậu duệ của một nhà cai trị vĩ đại (Mikado) và có nguồn gốc thiêng liêng. Nhưng kể từ khi có sự xuất hiện của bầu trời, mặt đất và con người, hàng chục ngàn năm đã trôi qua và rất nhiều gia tộc và hàng ngàn Kabane đã xuất hiện, khiến cho khó có thể biết được những lời tuyên bố của gia tộc hay Kabane nào là xác thực. Do đó, ta đề nghị rằng tất cả các chủ gia tộc và tất cả các chủ Kabane trước tiên thanh lọc bản thân và sau đó phải đối mặt với một thử thách Kugatachi [để có thể xác định những lời tuyên bố của ai là đúng và của ai là sai]. Tiếp đó, theo “Nhật Bản thư kỷ”, một bình nước sôi được đặt trên một ngọn đồi nào đó, và tất cả những ai tuyên bố rằng họ là những người đứng đầu các gia tộc hay nắm giữ tước hiệu Kabane sẽ được tập trung lại và bị đưa ra yêu cầu phải nhúng tay vào nước sôi, để đảm bảo rằng nếu tuyên bố của họ là đúng sự thật thì tay của họ sẽ không bị bỏng rát. Tư liệu của “Nhật Bản thư kỷ” kết thúc bằng việc nhận xét rằng nhiều người có lời tuyên bố gian dối đã lẩn trốn khỏi hiện trường trong sự kinh hãi và rồi sau đó không ai dám có ý định tuyên bố một cách gian dối rằng mình là người đứng đầu một gia tộc riêng hay nắm giữ một tước vị Kabane riêng biệt nữa. Đoạn miêu tả này đã chứng minh rằng các vị vua của Yamato ở thế kỷ thứ năm đã thực sự coi những người đứng đầu các gia tộc - Kabane là những công cụ cực kỳ thiết yếu của chính quyền Yamato ở các vùng bên ngoài đồng bằng Nara. “Be và Kabane. Mặc dù các gia tộc lớn hoặc các nhóm trực hệ (uji) đặt dưới quyền quản lý của các thủ lĩnh được truyền thừa – những người đã giữ các tước vị Kabane cao nhất được trao cho bởi một vị Vua Yamato là trung tâm dẫn tới sự bành trướng của chính quyền Yamato, phần lớn sức mạnh quân sự và kinh tế của Yamato được tạo ra bởi các nhóm nghề nghiệp (được) gắn liền với triều đình hoặc các gia tộc ủng hộ chống đỡ nó. Các nhóm này trong một số khía cạnh nào đó thì gần giống với các gia tộc. Cả hai đều cư ngụ tại các khu vực được xác định rõ ràng và được cai trị bởi các nhà lãnh đạo kế thừa tước vị Kabane mà được trao cho bởi một vị vua Yamato. Nhưng không giống như một gia tộc có sự hoàn thiện hơn về cơ cấu kiểm soát và có người lãnh đạo được truyền thừa đã cai trị (và phục vụ như là đại tế ti) cho những cư dân của riêng khu vực đó – một người đứng đầu Be kiểm soát các hoạt động của một nhóm tham gia vào việc thực hiện một sự vụ trọng yếu hoặc tạo ra một sản phẩm cần thiết cho triều đình hoặc cho một trong những gia tộc của nó. Các công trình nghiên cứu lịch sử và khảo cổ học gần đây của Kamada Motokazu và những người khác cho phép chúng ta kết luận rằng từ những năm đầu tiên của thế kỷ thứ năm, các nhóm nghề nghiệp vừa và nhỏ nằm trong và xung quanh khu vực Kawachi (được gọi là tomo và có những người thủ lĩnh được truyền thừa) đã có những nhiệm vụ hết sức đặc biệt như bảo vệ cung điện, cung cấp nước cho triều đình, và thực hiện công việc giam giữ. Nhưng với sự bành trướng của chính quyền Yamato, tomo lan rộng sang các khu vực bên ngoài vùng đồng bằng Nara và dần bị thâu tóm trong tay các quan chức được bổ nhiệm làm quản lý nhóm nghề nghiệp (tomo no miyatsuko). Những nhóm như vậy dường như cũng được gọi là Be, một từ có thể được du nhập từ Hàn Quốc. Vào tháng 1 năm 1984 một bản ghi chép khảo cổ học quan trọng trên một thanh kiếm sắt được tìm thấy ở Okadayama có liên quan tới ba nhân vật của "Nukata be" đã được công bố. Thật không may, những gì còn lại của chữ khắc không có chứa ngày tháng, nhưng một cuộc xét nghiệm những đồ gốm được tìm thấy tại nơi mà thanh kiếm bị mang đi đã chỉ ra rằng nó đã được tạo ra vào cuối thế kỷ thứ sáu. “Nukata be” đã được liên kết với Nukata koshiro mà, theo “Nhật Bản thư kỷ”, được thành lập vào thời Ojin. Hơn nữa, trong “Izumo phong thủy ký” đã đề cập đến Nukatabe no Omi, và các biên bản ghi chép khác vào thế kỷ thứ tám đã cho thấy rằng Izumo sau đó có một quận tên là Nukata. Như vậy bản khắc chữ trên thanh gươm Okadayama, cùng với những bản khắc chữ thuộc vào thế kỷ thứ năm được tìm thấy trên chiếc gương Suda Hachiman và thanh kiếm Inariyama, cho phép các nhà sử học có thể kết luận chắc chắn rằng một hệ thống nhóm nghề nghiệp khá rộng và phức tạp đã được phát triển từ những năm cuối của thế kỷ thứ năm. Nashiro và koshiro, những loại hình đặc biệt của be, thường được đề cập trong những biên niên sử của các vị vua Yamato – những người đã cai trị vào thế kỷ thứ năm. Những người trước đó thuộc một nhóm nghề nghiệp đặc biệt dành riêng cho nữ hoàng, và sau này, là cho người thừa kế hoàng gia. Chương Ingyo của “Nhật bản thư kỷ” có đề cập đến số lượng của mỗi loại, cho thấy rằng chúng đã được thiết lập ở nhiều khu vực to lớn rải rác trên khắp đất nước vào giữa thế kỷ đó. Nhưng vì sự hoài nghi về giá trị của những bằng chứng tìm thấy trong các biên niên sử được biên soạn mãi sau này, các nhà sử học cho đến gần đây vẫn không sẵn sàng cho việc tuyên bố rằng nashiro hay koshiro đã tồn tại từ rất sớm - ngang với thời kỳ Ingyo. Sự hoài nghi này đã bị loại bỏ một cách rộng rãi bởi một phát hiện gần đây về các mảnh của sổ nhân khẩu trong năm 721, có chứa 618 tên các cá nhân có mỗi liên hệ với “Anaho be”, một dạng koshiro của nhóm nghề nghiệp do Ingyo tạo ra và ban cho con trai mình trị vì (sau khoảng 453) từ cung điện Anaho - Vua Anko. Các nhóm nghề nghiệp ban đầu được thành lập để hỗ trợ triều đình trong việc tiến hành các nghi lễ kami và cung cấp dịch vụ cá nhân. Nhưng với việc mở rộng quyền lực của các vị vua Yamato trong thế kỷ thứ năm và sự lan rộng của các nhóm nghề nghiệp từ các nhóm gia tộc ở các vùng xa xôi, một sự gia tăng nhanh chóng của các nhóm này (dần dần được xem là be) đã phục vụ triều đình hoặc một gia tộc khi sản xuất các sản phẩm có giá trị như gươm sắt và gương đồng hoặc bằng cách thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật có liên quan đến xây dựng bãi chôn lấp và các hệ thống tưới tiêu phức tạp. Cuộc cách mạng công nghệ diễn ra đồng thời trong cả chiến tranh và nông nghiệp, cả hai đều phát sinh từ sự mở rộng việc sử dụng các kỹ thuật tiên tiến được giới thiệu từ nước ngoài, làm gia tăng số lượng lớn rất nhiều các nhu cầu cũng như khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các nhóm nghề này cung cấp. Phía sau sự thay đổi công nghệ và xã hội học như vậy, chúng ta mới thấy ý nghĩa trong “Cổ thư ký” và “Nhật Bản thư kỷ” khi xem xét đến việc hoạt động tăng lên của nhiều nhóm nghề nghiệp được tạo thành từ người nhập cư từ Paekche. Be của loại này cũng đề cập đến tên nghề là chuyên ngành của họ: làm việc với sắt, nuôi ngựa, làm khiên, v.v. Sức mạnh và uy tín của các nhà lãnh đạo Yamato, cũng như gia tộc đứng đầu trên cả nước là dựa trên số lượng và sức mạnh của sự sở hữu đó. Thật vậy, những nhóm nghề nghiệp này trở nên quan trọng đến mức nhiều tên gia tộc bao gồm thậm chí cả be, cũng giống như một số gia tộc có được ảnh hưởng đặc biệt tại pháp viện và sau thời trị vì của vua Yuryaku, chẳng hạn như Mononobe và Inbe. Nhưng tầm quan trọng của một nhóm nghề nghiệp mạnh mẽ đối với một gia tộc mạnh có lẽ là rõ ràng nhất, được nhìn thấy trong sự hỗ trợ mà các yugei (quiver bearers) dâng cho Otomo, một gia tộc chú ý tới sức mạnh quân sự và ảnh hưởng của nó tại triều đình Yuryaku.
Trả lời
Hệ thống quyền lực mà các vị vua ở thế kỷ thứ năm của Yamato đã sáng tạo ra nhằm mở rộng và duy trì nền trị vì của họ trên nhiều vùng đất và nhiều người hơn, trước tiên là vùng đồng bằng Nara và sau đó vượt ra ngoài, giờ đây có thể được phác hoạ lại. Những gì chúng ta thấy được, một cách rõ ràng hơn, là sự nổi lên của một mạng lưới các đơn vị và các chức vụ địa phương được tổ chức, sau hàng thế kỷ với những thay đổi đáng kể, trở thành một hệ thống luật pháp chính thức được tiếp thu từ Trung Hoa với tên gọi Ritsuryo. Uji và Kabane. Nền tảng cơ sở của hệ thống này là các cộng đồng nông nghiệp – những cộng đồng người có thể đã bắt đầu xuất hiện vào khoảng thời gian nền nông nghiệp lúa nước được giới thiệu và dần trở nên phổ biến, khi đồng bằng và những vùng đất thuận lợi cho việc tưới tiêu được phát triển trước tiên cho việc trồng lúa trên đồng ruộng. Nhiều nghiên cứu khảo cổ học cho thấy các cộng đồng người đó, đều được bao quanh bởi những con mương và bức tường, thường được đặt vị trí trên vùng đất quá cao cho việc canh tác lúa nhưng lại gần ruộng lúa. Từ những thời kỳ đầu tiên, những mối lo ngại và lợi ích tương tự đã gắn kết các thành viên của các cộng đồng nông nghiệp thành các nhóm xã hội chặt chẽ, từ vị thế của họ là nền tảng cơ sở xã hội Nhật Bản, đã định hướng và tô điểm cho sự biến đổi xã hội sau này. Những người nông dân luôn phải gánh trách nhiệm san lấp mặt bằng, xây dựng và duy trì đê điều kênh rạch, giữ cho ruộng ngập trong mùa trồng trọt, đối phó với nguy cơ hạn hán và bão cũng như khả năng tấn công của động vật hoang dã hoặc những hàng xóm hung hăng. Và trong các cộng đồng nông nghiệp đó, những gia tộc quyền lực trực hệ (được gọi là uji hay các thị tộc) dần dần nổi lên thành các đơn vị chính trong cơ cấu quyền lực Yamato. Mọi người dân của một cộng đồng sơ khai, dường như đều tin rằng nếu gạo được trồng trong một thời kỳ thuận lợi, nếu lượng mưa dồi dào trong mùa trồng trọt, và nếu việc bảo vệ chống lại những loài động vật hoang dã và kẻ thù loài người là thỏa đáng, có nghĩa là vị thần bảo vệ của cộng đồng (kami) đã hào phóng sử dụng quyền năng thần bí của mình. Bởi vì người ta tin rằng, từ đó cho đến mãi về sau, họ sẽ chỉ nhận được sự trợ giúp của thần khi lễ vật được làm ra và các lễ hội được tổ chức vào đúng thời điểm, đúng nơi và cách thức, họ hết sức chú ý (đặc biệt là vào các thời điểm quyết định trong năm) đến việc thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với “kami” của cộng đồng. Thật vậy, các chức vụ chính của người đứng đầu cộng đồng (đầu tiên là lựa chọn nghi lễ) là thực hiện các nghi thức tôn vinh và đảm bảo nhận được các lợi ích từ “kami” của cộng đồng. Các tài liệu ở thế kỷ thứ ba của người Trung Quốc và những khảo nghiệm khảo cổ cho thấy vào khoảng những năm giữa Sơ kỳ Yayoi (khoảng thời kỳ của Thánh Christ), các cộng đồng nông nghiệp cùng thuộc một khu vực nhất định được tập hợp lại thành các tiểu bang nhỏ lẻ hoặc các liên bang nhỏ, giai đoạn phát triển thứ hai của chế độ tập quyền trung ương. Vào thế kỷ thứ nhất sau công nguyên, một số tiểu bang nhỏ này ở hòn đảo phía nam Kyushu đã đủ mạnh để gửi những sứ giả sang triều đình Trung Quốc. Mặc dù chúng tôi không có thông tin chi tiết về quá trình thống nhất hay bằng cách nào nó ảnh hưởng đến cuộc sống và tổ chức của cộng đồng hạt nhân hoặc liên minh ô dù, những kết luận sau đây - có liên quan đến bản chất và vai trò của các thị tộc đã trở thành nền tảng của cơ cấu quyền lực Yamato - có thể rút ra được như sau: (1) Một tiểu bang nhỏ được hình thành bởi một cộng đồng nông nghiệp có quyền lực tối cao (có thể bằng các lực lượng quân đội) đối với các cộng đồng lân cận; (2) một tiểu liên bang nhỏ được trị vì bởi một vị vua hoặc nữ hoàng – những người mà đứng đầu (nhưng dường như không thay thế) các cộng đồng thành viên; (3) một vị vua hay hoàng hậu có quan hệ thiêng liêng với, và là thầy tu hoặc nữ tu chính trong sự thờ phụng của, vị thần (kami) của của ông ta hoặc bà ta, cũng giống như người đứng đầu của mỗi cộng đồng thành viên thực hiện việc thờ phụng vị thần (kami) của cộng đồng mình; (4) một nhà nước “kami” đứng ở trên (nhưng không thay thế) “kami” được những người đứng đầu các tiểu bang thờ cúng; (5) một vị vua hoặc hoàng hậu thường được kế vị bởi một người con trai hoặc con gái của mình; và (6) quá trình tập trung quyền lực về trung ương có liên quan tới việc sử dụng phổ biến các công cụ và vũ khí bằng sắt ngày càng gia tăng. Các gia tộc trong hệ thống quyền lực Yamato vào thế kỷ thứ năm, cũng như lãnh chúa và kami của chúng, phát triển và hoạt động giống như các nhóm thị tộc được hình thành ở giai đoạn tập quyền trung ương trước đó (giai đoạn hai), nhưng với những khác biệt phát sinh từ mối quan hệ đặc biệt của họ đối với sự lớn mạnh và phát triển của Yamato. Những nhóm thị tộc được hình thành ở giai đoạn sau này - có lẽ được gọi là uji bởi một vị vua của Yamato - có thể phân bố ở đồng bằng Nara và khu vực xung quanh. Họ được cho là đã giữ được nhiều đặc điểm xã hội của các cộng đồng nông nghiệp thời Sơ kỳ Yayoi và của các tiểu bang nhỏ hoặc liên bang mà bắt đầu nổi lên ở Kyushu vào Trung kỳ Yayoi, nhưng họ đã chuyển thành uji – các gia tộc trực hệ nhờ quan hệ gia đình, tôn giáo, kinh tế, và quân sự với các vị vua của Yamato. Khi vương quốc Yamato giành được nhiều của cải và quyền lực, những gia tộc này, về cơ bản lại một lần nữa bị thay đổi bởi các chức vụ mà họ thực hiện như một phần của cơ chế quyền lực Yamato, xuất hiện ở các vùng bên ngoài đồng bằng Nara. “Nhật Bản thư kỷ” mang lại nhiều tư liệu tham khảo về các gia tộc trong những chương sách nói về triều đại của các vị vua đầu tiên dưới thời Yamato, nhưng các gia tộc trực hệ đó có lẽ đã không trở thành những công cụ kiểm soát khu vực cho đến khoảng thời gian trị vì của vua Yuryaku vào thế kỷ thứ năm. Những từ ngữ được bao hàm trong hai bản ghi chép vào thế kỷ thứ năm đã cung cấp bằng chứng không thể nhầm lẫn rằng uji đã trở thành các đơn vị cơ bản trong hệ thống chính quyền Yamato. Đầu tiên là trên một tấm gương bằng đồng có thời gian được xác định là năm 443, một chiếc gương được sở hữu bởi đền Suda Hachiman ở quận Wakayama. 48 ký tự Trung Quốc ghi trên đó bao gồm tên và tiêu đề Kawachi no Atai. Kawachi được cho là tên của một gia tộc, và Atai là tên Kabane được ban cho bởi một vị vua của Yamato. Bản ghi chép thứ hai vào thế kỷ thứ năm, bao gồm cả tên của một gia tộc và Kabane ở trên đầu của nó, là thanh kiếm Inariyamaama đã được nhắc tới trước đó. Ở đó chúng ta đã đọc được rằng người chủ sở hữu của thanh kiếm, tổ tiên của họ từng phục vụ Vua Yuryaku và những người tiền nhiệm của ông từ thế hệ này sang thế hệ khác, là Owake no Omi. Từ uji (clan) không xuất hiện trong dòng chữ, nhưng các sử gia kết luận rằng Owake là tên của một gia tộc và rằng Omi là Kabane được ban cho bởi bởi một vị vua của Yamato. Việc phát hiện ra hai bản ghi chép ở thế kỷ thứ năm có mang tên các gia tộc và Kabane đã làm tăng thêm tính đáng tin cậy cho những tư liệu tham khảo về gia tộc trong “Nhật Bản thư kỷ”. Các nghiên cứu lịch sử gần đây cho thấy rằng tất cả các tài liệu lịch sử trong những năm sau 400 là chính xác hơn nhiều so với những gì đã được giả định từ rất lâu trước đó. Ngoài việc nhận định rằng các bản báo cáo sau năm 400 có nhiều chi tiết hơn về các sự kiện của con người (gợi ý rằng những người biên soạn có quyền tiếp cận các nguồn văn bản mà sau đó đã bị mất), so sánh với các tài liệu lịch sử Trung Quốc và Hàn Quốc hiện tại cho thấy một số đoạn trong “Nhật Bản thư kỷ” được sao chép hoặc dựa trên những nguồn ngoại lai như lịch sử triều đại Trung Quốc của Wei và Nam Sung và các biên niên sử về triệu đại Paekche (Bách Tế). Tên của “Nhật Bản thư kỷ” và ngày tháng đối với các vị vua thuộc thế kỷ thứ năm cũng tương ứng với những báo cáo của Nam Sung về mười sứ mệnh chư hầu mà Yamato gửi đến triều đình Sung. Như vậy, các tư liệu tham khảo của “Nhật Bản thư kỷ” về các dòng họ hiện nay đã được sử dụng với độ tin cậy cao hơn để có thể xác định gia tộc nào có tầm ảnh hưởng kinh tế và chính trị mạnh mẽ nhất cũng như lập biểu đồ mối quan hệ giữa các gia tộc và chính quyền của nhà vua Yamato. Từ những bằng chứng trên, chúng ta thấy rằng những chức vị Kabane cao nhất được trao cho những người đàn ông lãnh đạo các gia tộc mạnh mẽ và có chiến lược và những người có mối liên hệ với một vị vua của Yamato sau một mối ràng buộc quan hệ gia đình thực tế hoặc hư cấu. Kabane danh giá nhất được ban cho như là một quyền thừa kế dành cho những người lãnh đạo của các gia tộc tại triều đình, với chức danh thấp nhất dành cho những người lãnh đạo các gia tộc ở địa phương. Hai chức vị cao nhất (omi và muraji) chỉ được trao cho những người đứng đầu các gia tộc hùng mạnh từng phục vụ trực tiếp các vị vua của Yamato và cư ngụ tại vùng lân cận thủ đô. Người đứng đầu quyền lực nhất được gọi là omi vĩ đại hay là muraji vĩ đại. Các nhà sử học – những người đã nghiên cứu về thời kỳ Yamato trong quá trình tập quyền trung ương ở Nhật Bản do đó đã đặc biệt quan tâm đến sự xuất hiện của các gia tộc mà thủ lĩnh của họ nắm giữ tước vị omi vĩ đại, những cuộc triệu tập đôi khi có liên quan mật thiết đến sự thay đổi trong dòng dõi các vị vua của Yamato. Bằng việc nghiên các tư liệu tham khảo có liên quan đến Kabane trong triều đại Yuryaku, Inoue Mitsusada kết luận rằng Yuryaku đã mở rộng việc sử dụng các cuộc tiệu tập Kabane nhằm tăng cường sự kiểm soát của mình và triều đại của ông được đánh dấu bằng sự nổi lên của một liên minh gia tộc mới. Một số người lãnh đạo sau đó đã nhận được tước vị cao quý như omi vĩ đại hay muraji vĩ đại. Gia tộc Katsuragi không còn chiếm địa vị trọng yếu tại triều đình, mà thay vào đó là các gia tộc Heguri, Otomo và Mononobe, được đánh giá cao vì sức mạnh quân sự và lòng trung thành của họ và người đứng đầu đã được trao tước vị Kabane cao nhất. Những người đứng đầu của các gia tộc ở những địa phương xa xôi cũng đến để nhận tước hiệu Kabane trong những năm đó (như đã được tiết lộ trong các văn bản khắc trên hai thanh kiếm vào thế kỷ thứ năm được đề cập ở trên), cho thấy rằng các dòng họ của họ đã được hợp nhất với chính quyền Yamato. Sự phát triển như vậy tại thời điểm này có ý nghĩa chính trị to lớn tương đương với sự nổi lên của gia tộc Soga nhằm hướng đến địa vị thống trị vào cuối thế kỷ tiếp theo. Sau khi có được một bức tranh rõ nét hơn về cách thức các gia tộc và Kabane hình thành dưới sự tăng cường kiểm soát của chính quyền Yamato ngay từ giữa thế kỷ thứ năm, các sử gia giờ đây có thể hiểu tại sao vua Ingyo (cha của Yuryaku) đã ra lệnh (theo “Nhật Bản thư kỷ” và “Cổ sự ký”) cho những người đưa ra lời tuyên bố họ là những người đứng đầu đội ngũ lãnh đạo Kabane đó là phải đối mặt với một thử thách (Kugatachi). “Nhật Bản thư kỷ” đã thuật lại rằng Ingyo đã ban hành sắc lệnh tiếp theo vào năm thứ ba triều đại của ông: Trong thời cổ đại, sự cai trị tốt bao gồm những người có được [đúng] địa vị và tránh những việc làm trái quy định của các gia tộc hay Kabane. Nhưng trong suốt ba năm trị vì của ta, đã có xung đột [không ngớt] giữa những kẻ cấp dưới với những người cấp trên, và dân chúng không có sự bình an. Trong một số trường hợp, người ta đã vì sai lầm mà đánh mất Kabane của họ và những người khác tham vọng [và xảo trá] đòi hỏi một vị trí cao. Có lẽ đây là lý do tại sao chúng ta không có sự cai trị tốt. Mặc dù ta thiếu sự khôn ngoan, ta vẫn phải làm điều gì đó để khắc phục những việc làm trái luật định này. “Nhật Bản thư kỷ” tiếp tục thuật lại rằng Ingyo đã ban hành một sắc lệnh khác sau khi nhận được lời khuyên từ các trưởng quan của mình: Các quý tộc và ¬¬¬¬quan chức cấp cao [ở thủ đô] và các quan chức như các thống đốc tỉnh (Kuni no Miyatsuko) đã tuyên bố rằng họ là hậu duệ của một nhà cai trị vĩ đại (Mikado) và có nguồn gốc thiêng liêng. Nhưng kể từ khi có sự xuất hiện của bầu trời, mặt đất và con người, hàng chục ngàn năm đã trôi qua và rất nhiều gia tộc và hàng ngàn Kabane đã xuất hiện, khiến cho khó có thể biết được những lời tuyên bố của gia tộc hay Kabane nào là xác thực. Do đó, ta đề nghị rằng tất cả các chủ gia tộc và tất cả các chủ Kabane trước tiên thanh lọc bản thân và sau đó phải đối mặt với một thử thách Kugatachi [để có thể xác định những lời tuyên bố của ai là đúng và của ai là sai]. Tiếp đó, theo “Nhật Bản thư kỷ”, một bình nước sôi được đặt trên một ngọn đồi nào đó, và tất cả những ai tuyên bố rằng họ là những người đứng đầu các gia tộc hay nắm giữ tước hiệu Kabane sẽ được tập trung lại và bị đưa ra yêu cầu phải nhúng tay vào nước sôi, để đảm bảo rằng nếu tuyên bố của họ là đúng sự thật thì tay của họ sẽ không bị bỏng rát. Tư liệu của “Nhật Bản thư kỷ” kết thúc bằng việc nhận xét rằng nhiều người có lời tuyên bố gian dối đã lẩn trốn khỏi hiện trường trong sự kinh hãi và rồi sau đó không ai dám có ý định tuyên bố một cách gian dối rằng mình là người đứng đầu một gia tộc riêng hay nắm giữ một tước vị Kabane riêng biệt nữa. Đoạn miêu tả này đã chứng minh rằng các vị vua của Yamato ở thế kỷ thứ năm đã thực sự coi những người đứng đầu các gia tộc - Kabane là những công cụ cực kỳ thiết yếu của chính quyền Yamato ở các vùng bên ngoài đồng bằng Nara. “Be và Kabane. Mặc dù các gia tộc lớn hoặc các nhóm trực hệ (uji) đặt dưới quyền quản lý của các thủ lĩnh được truyền thừa – những người đã giữ các tước vị Kabane cao nhất được trao cho bởi một vị Vua Yamato là trung tâm dẫn tới sự bành trướng của chính quyền Yamato, phần lớn sức mạnh quân sự và kinh tế của Yamato được tạo ra bởi các nhóm nghề nghiệp (được) gắn liền với triều đình hoặc các gia tộc ủng hộ chống đỡ nó. Các nhóm này trong một số khía cạnh nào đó thì gần giống với các gia tộc. Cả hai đều cư ngụ tại các khu vực được xác định rõ ràng và được cai trị bởi các nhà lãnh đạo kế thừa tước vị Kabane mà được trao cho bởi một vị vua Yamato. Nhưng không giống như một gia tộc có sự hoàn thiện hơn về cơ cấu kiểm soát và có người lãnh đạo được truyền thừa đã cai trị (và phục vụ như là đại tế ti) cho những cư dân của riêng khu vực đó – một người đứng đầu Be kiểm soát các hoạt động của một nhóm tham gia vào việc thực hiện một sự vụ trọng yếu hoặc tạo ra một sản phẩm cần thiết cho triều đình hoặc cho một trong những gia tộc của nó. Các công trình nghiên cứu lịch sử và khảo cổ học gần đây của Kamada Motokazu và những người khác cho phép chúng ta kết luận rằng từ những năm đầu tiên của thế kỷ thứ năm, các nhóm nghề nghiệp vừa và nhỏ nằm trong và xung quanh khu vực Kawachi (được gọi là tomo và có những người thủ lĩnh được truyền thừa) đã có những nhiệm vụ hết sức đặc biệt như bảo vệ cung điện, cung cấp nước cho triều đình, và thực hiện công việc giam giữ. Nhưng với sự bành trướng của chính quyền Yamato, tomo lan rộng sang các khu vực bên ngoài vùng đồng bằng Nara và dần bị thâu tóm trong tay các quan chức được bổ nhiệm làm quản lý nhóm nghề nghiệp (tomo no miyatsuko). Những nhóm như vậy dường như cũng được gọi là Be, một từ có thể được du nhập từ Hàn Quốc. Vào tháng 1 năm 1984 một bản ghi chép khảo cổ học quan trọng trên một thanh kiếm sắt được tìm thấy ở Okadayama có liên quan tới ba nhân vật của "Nukata be" đã được công bố. Thật không may, những gì còn lại của chữ khắc không có chứa ngày tháng, nhưng một cuộc xét nghiệm những đồ gốm được tìm thấy tại nơi mà thanh kiếm bị mang đi đã chỉ ra rằng nó đã được tạo ra vào cuối thế kỷ thứ sáu. “Nukata be” đã được liên kết với Nukata koshiro mà, theo “Nhật Bản thư kỷ”, được thành lập vào thời Ojin. Hơn nữa, trong “Izumo phong thủy ký” đã đề cập đến Nukatabe no Omi, và các biên bản ghi chép khác vào thế kỷ thứ tám đã cho thấy rằng Izumo sau đó có một quận tên là Nukata. Như vậy bản khắc chữ trên thanh gươm Okadayama, cùng với những bản khắc chữ thuộc vào thế kỷ thứ năm được tìm thấy trên chiếc gương Suda Hachiman và thanh kiếm Inariyama, cho phép các nhà sử học có thể kết luận chắc chắn rằng một hệ thống nhóm nghề nghiệp khá rộng và phức tạp đã được phát triển từ những năm cuối của thế kỷ thứ năm. Nashiro và koshiro, những loại hình đặc biệt của be, thường được đề cập trong những biên niên sử của các vị vua Yamato – những người đã cai trị vào thế kỷ thứ năm. Những người trước đó thuộc một nhóm nghề nghiệp đặc biệt dành riêng cho nữ hoàng, và sau này, là cho người thừa kế hoàng gia. Chương Ingyo của “Nhật bản thư kỷ” có đề cập đến số lượng của mỗi loại, cho thấy rằng chúng đã được thiết lập ở nhiều khu vực to lớn rải rác trên khắp đất nước vào giữa thế kỷ đó. Nhưng vì sự hoài nghi về giá trị của những bằng chứng tìm thấy trong các biên niên sử được biên soạn mãi sau này, các nhà sử học cho đến gần đây vẫn không sẵn sàng cho việc tuyên bố rằng nashiro hay koshiro đã tồn tại từ rất sớm - ngang với thời kỳ Ingyo. Sự hoài nghi này đã bị loại bỏ một cách rộng rãi bởi một phát hiện gần đây về các mảnh của sổ nhân khẩu trong năm 721, có chứa 618 tên các cá nhân có mỗi liên hệ với “Anaho be”, một dạng koshiro của nhóm nghề nghiệp do Ingyo tạo ra và ban cho con trai mình trị vì (sau khoảng 453) từ cung điện Anaho - Vua Anko. Các nhóm nghề nghiệp ban đầu được thành lập để hỗ trợ triều đình trong việc tiến hành các nghi lễ kami và cung cấp dịch vụ cá nhân. Nhưng với việc mở rộng quyền lực của các vị vua Yamato trong thế kỷ thứ năm và sự lan rộng của các nhóm nghề nghiệp từ các nhóm gia tộc ở các vùng xa xôi, một sự gia tăng nhanh chóng của các nhóm này (dần dần được xem là be) đã phục vụ triều đình hoặc một gia tộc khi sản xuất các sản phẩm có giá trị như gươm sắt và gương đồng hoặc bằng cách thực hiện các nhiệm vụ kỹ thuật có liên quan đến xây dựng bãi chôn lấp và các hệ thống tưới tiêu phức tạp. Cuộc cách mạng công nghệ diễn ra đồng thời trong cả chiến tranh và nông nghiệp, cả hai đều phát sinh từ sự mở rộng việc sử dụng các kỹ thuật tiên tiến được giới thiệu từ nước ngoài, làm gia tăng số lượng lớn rất nhiều các nhu cầu cũng như khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các nhóm nghề này cung cấp. Phía sau sự thay đổi công nghệ và xã hội học như vậy, chúng ta mới thấy ý nghĩa trong “Cổ thư ký” và “Nhật Bản thư kỷ” khi xem xét đến việc hoạt động tăng lên của nhiều nhóm nghề nghiệp được tạo thành từ người nhập cư từ Paekche. Be của loại này cũng đề cập đến tên nghề là chuyên ngành của họ: làm việc với sắt, nuôi ngựa, làm khiên, v.v. Sức mạnh và uy tín của các nhà lãnh đạo Yamato, cũng như gia tộc đứng đầu trên cả nước là dựa trên số lượng và sức mạnh của sự sở hữu đó. Thật vậy, những nhóm nghề nghiệp này trở nên quan trọng đến mức nhiều tên gia tộc bao gồm thậm chí cả be, cũng giống như một số gia tộc có được ảnh hưởng đặc biệt tại pháp viện và sau thời trị vì của vua Yuryaku, chẳng hạn như Mononobe và Inbe. Nhưng tầm quan trọng của một nhóm nghề nghiệp mạnh mẽ đối với một gia tộc mạnh có lẽ là rõ ràng nhất, được nhìn thấy trong sự hỗ trợ mà các yugei (quiver bearers) dâng cho Otomo, một gia tộc chú ý tới sức mạnh quân sự và ảnh hưởng của nó tại triều đình Yuryaku.