Trình bày Cơ chế sinh lý thần kinh của chiêm bao?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Chiêm bao là trạng thái hoạt động đặc biệt của não khi con người không ngủ say hoặc lúc sắp thức dậy, được đặc trưng bởi các hình ảnh hoặc cảm giác tương đối rõ ràng. Đặc điểm của giấc chiêm bao là các sự kiện, hình ảnh xuất hiện trong đó thường lộn xộn, kỳ quặc hoặc phi lý; con người thường bị lẫn lộn giữa hiện tại, quá khứ và tương lai, thường thiếu sự phê phán với những điều vô lý về không gian, thời gian, logic. Bên cạnh đó, giấc chiêm bao thường xuất hiện khi con người có bệnh tật, đói khát, nằm không thoải mái hay căng thẳng thần kinh. Các nhà thần kinh học cho rằng chiêm bao là kết quả của sự hưng phấn tạm thời ở các cấu trúc thần kinh khác nhau trong não khi ngủ, là sự tái hiện không toàn diện các dấu vết của các hiện tượng và sự kiện mà các tế bào thần kinh trong não đã tiếp nhận được lúc thức tỉnh. Khi ngủ, các tế bào thần kinh có tính nhạy cảm rất cao đối với các kích thích yếu trong điều kiện vỏ não bị ức chế hoàn toàn. Trong khi đó, các kích thích từ bên ngoài và bên trong cơ thể vẫn tiếp tục tác động lên các tế bào thần kinh trong não làm cho các tế bào này được giải phóng khỏi ức chế và chuyển sang trạng thái hoạt động. Những kích thích đó được thể hiện trong giấc chiêm bao thông qua một nội dung có liên quan hoặc không có liên quan (ví dụ: cảm giác đói thường được thể hiện trong giấc chiêm bao là thức ăn hoặc hành động ăn). Những kích thích bên trong cũng có thể là các dấu vết của những sự kiện hiện tượng, mà các tế bào thần kinh đã tiếp nhận trong lúc thức tỉnh, còn lại trong não bộ (ví dụ: ban ngày do tập trung làm việc nên không để ý tới tiếng nhạc bên ngoài nhưng âm thanh này vẫn để lại dấu vết trên não bộ). Chúng bị ức chế bởi các trung khu hưng phấn khác trong lúc thức tỉnh. Trong khi ngủ, không có ảnh hưởng của các trung khu hưng phấn, các dấu vết này được giải phóng và thể hiện trong giấc chiêm bao (ví dụ: tiếng nhạc ban ngày được chuyển thành hình ảnh người nhạc công hay nhạc cụ). Do những dấu vết này được giải phóng kế tiếp nhau một cách lộn xộn nên các sự kiện trong giấc chiêm bao thường không ăn khớp nhau hoặc phi thực tế. Giấc chiêm bao giúp giải tỏa ức chế, đặc biệt là cảm xúc tiêu cực; đảm bảo sự thích nghi tối đa của cơ thế đối với môi trường bên trong cũng như bên ngoài trong lúc ngủ. 
Trả lời
Chiêm bao là trạng thái hoạt động đặc biệt của não khi con người không ngủ say hoặc lúc sắp thức dậy, được đặc trưng bởi các hình ảnh hoặc cảm giác tương đối rõ ràng. Đặc điểm của giấc chiêm bao là các sự kiện, hình ảnh xuất hiện trong đó thường lộn xộn, kỳ quặc hoặc phi lý; con người thường bị lẫn lộn giữa hiện tại, quá khứ và tương lai, thường thiếu sự phê phán với những điều vô lý về không gian, thời gian, logic. Bên cạnh đó, giấc chiêm bao thường xuất hiện khi con người có bệnh tật, đói khát, nằm không thoải mái hay căng thẳng thần kinh. Các nhà thần kinh học cho rằng chiêm bao là kết quả của sự hưng phấn tạm thời ở các cấu trúc thần kinh khác nhau trong não khi ngủ, là sự tái hiện không toàn diện các dấu vết của các hiện tượng và sự kiện mà các tế bào thần kinh trong não đã tiếp nhận được lúc thức tỉnh. Khi ngủ, các tế bào thần kinh có tính nhạy cảm rất cao đối với các kích thích yếu trong điều kiện vỏ não bị ức chế hoàn toàn. Trong khi đó, các kích thích từ bên ngoài và bên trong cơ thể vẫn tiếp tục tác động lên các tế bào thần kinh trong não làm cho các tế bào này được giải phóng khỏi ức chế và chuyển sang trạng thái hoạt động. Những kích thích đó được thể hiện trong giấc chiêm bao thông qua một nội dung có liên quan hoặc không có liên quan (ví dụ: cảm giác đói thường được thể hiện trong giấc chiêm bao là thức ăn hoặc hành động ăn). Những kích thích bên trong cũng có thể là các dấu vết của những sự kiện hiện tượng, mà các tế bào thần kinh đã tiếp nhận trong lúc thức tỉnh, còn lại trong não bộ (ví dụ: ban ngày do tập trung làm việc nên không để ý tới tiếng nhạc bên ngoài nhưng âm thanh này vẫn để lại dấu vết trên não bộ). Chúng bị ức chế bởi các trung khu hưng phấn khác trong lúc thức tỉnh. Trong khi ngủ, không có ảnh hưởng của các trung khu hưng phấn, các dấu vết này được giải phóng và thể hiện trong giấc chiêm bao (ví dụ: tiếng nhạc ban ngày được chuyển thành hình ảnh người nhạc công hay nhạc cụ). Do những dấu vết này được giải phóng kế tiếp nhau một cách lộn xộn nên các sự kiện trong giấc chiêm bao thường không ăn khớp nhau hoặc phi thực tế. Giấc chiêm bao giúp giải tỏa ức chế, đặc biệt là cảm xúc tiêu cực; đảm bảo sự thích nghi tối đa của cơ thế đối với môi trường bên trong cũng như bên ngoài trong lúc ngủ.