Trình bày khái niệm thực tiễn và các hoạt động thực tiễn cơ bản?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử-xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. Trong khái niệm thực tiễn cần làm rõ các nội dung sau: Hoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất. Hoạt động thực tiễn mang tính lịch sử, xã hội. Hoạt động thực tiễn là hoạt động có mục đích. Các hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản: Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức hoạt động cơ bản đầu tiên của thực tiễn, là hoạt động mà con người sử dụng những công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra của cải, vật chất, các điều kiện cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình. VD: sản xuất lương thực, thực phẩm; xây nhà máy, nhà ở,… Hoạt dộng chính trị xã hội là hoạt động của các tổ chức, cộng đồng khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những mối quan hệ chính trị-xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển. VD: Hoạt động đàm phán, phiên họp của các tổ chức. Hoạt động thực nghiệm khoa học là một hình thức hoạt động đặc biệt của thực tiễn. Đay là hoạt động tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra gàn giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội, nhằm xác định những quy định biến đổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu. VD: nghiên cứu sự biến đổi của trái đất, sự phát triển của sâu bướm… Các hình thức hoạt động thực tiễn có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó hoạt động sản xuất ra của cải, vật chất là hoạt động cơ bản nhất, đóng vai trò quyết định đối với các hoạt động thực tiễn khác.
Trả lời
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử-xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội. Trong khái niệm thực tiễn cần làm rõ các nội dung sau: Hoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất. Hoạt động thực tiễn mang tính lịch sử, xã hội. Hoạt động thực tiễn là hoạt động có mục đích. Các hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản: Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức hoạt động cơ bản đầu tiên của thực tiễn, là hoạt động mà con người sử dụng những công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra của cải, vật chất, các điều kiện cần thiết nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của mình. VD: sản xuất lương thực, thực phẩm; xây nhà máy, nhà ở,… Hoạt dộng chính trị xã hội là hoạt động của các tổ chức, cộng đồng khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những mối quan hệ chính trị-xã hội để thúc đẩy xã hội phát triển. VD: Hoạt động đàm phán, phiên họp của các tổ chức. Hoạt động thực nghiệm khoa học là một hình thức hoạt động đặc biệt của thực tiễn. Đay là hoạt động tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra gàn giống hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội, nhằm xác định những quy định biến đổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu. VD: nghiên cứu sự biến đổi của trái đất, sự phát triển của sâu bướm… Các hình thức hoạt động thực tiễn có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó hoạt động sản xuất ra của cải, vật chất là hoạt động cơ bản nhất, đóng vai trò quyết định đối với các hoạt động thực tiễn khác.