Ưu điểm của thể chế tổng thống ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Thể chế tổng thống có một số ưu điểm sau: Tính hiệu quả là ưu điểm của hầu hết các hệ thống tổng thống bởi vì thông tin được chuyển tới các cử tri. Đặc biệt, tính hiệu quả có nghĩa là các cử tri biết trước khi đi bỏ phiếu là chính phủ mới sẽ trông như thế nào. Điều đấy không có nghĩa là kết quả được sắp xếp trước mà chủ yếu là biết được các kịch bản có khả năng xảy ra nhiều nhất. Tính hiệu quả này cho phép cử tri có vô vàn thông tin khi họ quyết định ủng hộ ứng cử viên nào. Họ cũng biết rằng, nếu được bầu, ứng cử viên của họ phải theo đuổi những chính sách mà nhóm cử tri của ông ta hay bà ta ủng hộ mà không gặp nhiều trở ngại hay hạn chế. Các hệ thống đại nghị lại khác hẳn. Trong một số trường hợp, kịch bản đã mô tả ở trên có thể, và thật sự, xảy ra trong chế độ đại nghị. Nhưng phổ biến hơn là việc hình thành chính phủ liên minh. Trong trường hợp đó, hai hoặc nhiều đảng hơn hợp lại thành một liên minh. Do đó, đòi hỏi và kỳ vọng của mỗi đảng được nhào nặn trong quá trình thực hiện việc hình thành liên minh. Bởi vậy, nếu một cử tri ủng hộ một đảng bảo thủ, thì các chính sách được ưa thích của cử tri ấy có thể không thành hiện thực vì các đảng phải thỏa hiệp các vị trí của họ với nhau để có thể tham gia liên minh cầm quyền. Hơn nữa, một quan chức được bầu lên duy nhất (ví dụ: tổng thống) có thể khiến các cử tri dễ quy trách nhiệm hơn cho các quan chức chính phủ. Đôi khi, các tổng thống có thể bị đổ tội nếu phát sinh các vấn đề kinh tế, nhưng thường thì dễ trừng phạt một quan chức hơn là cả bộ máy lập pháp nếu để xảy ra những chính sách kinh tế mờ nhạt. Vì vậy, tính hiệu quả rõ thấy hơn ở hệ thống tổng thống so với hệ thống đại nghị. Ưu điểm thứ hai của các chế độ tổng thống là tính đại diện của một quan chức được bầu. Trong hệ thống đại nghị, với nhiều đảng chính trị, thông thường mỗi đảng chỉ đại diện cho những ai ủng hộ họ. Với những cử tri bảo thủ, điều đó có nghĩa là nhu cầu của họ sẽ bị ngó lơ nếu người chiến thắng đa số là một đảng tự do đang muốn đại diện (hoặc trao thưởng) cho những ai ủng hộ họ. Khả năng đó còn trở nên phức tạp hơn nhiều nếu chúng ta xem xét một quốc gia có vài đảng chính trị. Tuy nhiên, những người ủng hộ chính phủ tổng thống cho rằng kịch bản này ít có khả năng xảy ra hơn trong một quốc gia theo chế độ tổng thống. Họ cho rằng các tổng thống đại diện cho cả nước và do đó chịu trách nhiệm với toàn thể cử tri chứ không phải chỉ có một nhóm dân số. Năm 2000, khi George W. Bush được tuyên bố là tổng thống Hoa Kỳ, và bất chấp chiến thắng sát sao của mình, ông đã nói rằng ông sẽ đại diện cho toàn thể đất nước chứ không chỉ cho những người ủng hộ mình. Và 8 năm sau, Barack Obama đưa ra lời cam kết tương tự khi đắc cử tổng thống. Theo đó, ít nhất về lý thuyết thì một quan chức duy nhất được bầu có thể có vị trí tốt hơn nhằm đại diện cả nước so với khả năng có thể xảy ra ở các chính phủ đại nghị. Liệu điều này có xảy ra hay không đương nhiên là còn phải bàn luận. Các hệ thống tổng thống cũng có thể được ưa thích hơn so với các chế độ nghị viện vì một hệ thống tổng thống cân bằng sự đại diện với một nhánh khác của chính phủ. Sắp xếp này tạo ra nhiều cách khác nhau để công dân ảnh hưởng lên chính phủ của họ. Nếu việc vận động hành lang tổng thống tỏ ra không hiệu quả thì một công dân có quan ngại có thể chuyển hướng chú ý của anh ta hay cô ta tới cơ quan lập pháp. Do đó, những quốc gia có tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu có thể cân bằng hoặc phân phối quyền lực qua các nhánh khác nhau của chính phủ. Sự phân chia về thể chế này cũng có thể ngăn cản một nhánh trở nên quá mạnh mà vì thế có thể chà đạp lên các lợi ý thiểu số khác. Bởi vậy, người dân thuộc mọi nền tảng ý thức hệ khác nhau đều có thể có ít nhiều tiếng nói trong hoạch định chính sách chừng nào vẫn còn nhiều chủ thể hoặc thể chế chính trị có quyền lực theo cách nào đó. Bởi vì các đơn vị bầu cử được đại diện bởi ít nhất hai thể chế khác nhau (ví dụ trong trường hợp này là hành pháp và lập pháp) nên các hệ thống tổng thống có thể thúc đẩy ổn định dân chủ bằng cách cho cử tri nhiều cơ hội hơn để ảnh hưởng lên quá trình hoạch định chính sách.
Trả lời
Thể chế tổng thống có một số ưu điểm sau: Tính hiệu quả là ưu điểm của hầu hết các hệ thống tổng thống bởi vì thông tin được chuyển tới các cử tri. Đặc biệt, tính hiệu quả có nghĩa là các cử tri biết trước khi đi bỏ phiếu là chính phủ mới sẽ trông như thế nào. Điều đấy không có nghĩa là kết quả được sắp xếp trước mà chủ yếu là biết được các kịch bản có khả năng xảy ra nhiều nhất. Tính hiệu quả này cho phép cử tri có vô vàn thông tin khi họ quyết định ủng hộ ứng cử viên nào. Họ cũng biết rằng, nếu được bầu, ứng cử viên của họ phải theo đuổi những chính sách mà nhóm cử tri của ông ta hay bà ta ủng hộ mà không gặp nhiều trở ngại hay hạn chế. Các hệ thống đại nghị lại khác hẳn. Trong một số trường hợp, kịch bản đã mô tả ở trên có thể, và thật sự, xảy ra trong chế độ đại nghị. Nhưng phổ biến hơn là việc hình thành chính phủ liên minh. Trong trường hợp đó, hai hoặc nhiều đảng hơn hợp lại thành một liên minh. Do đó, đòi hỏi và kỳ vọng của mỗi đảng được nhào nặn trong quá trình thực hiện việc hình thành liên minh. Bởi vậy, nếu một cử tri ủng hộ một đảng bảo thủ, thì các chính sách được ưa thích của cử tri ấy có thể không thành hiện thực vì các đảng phải thỏa hiệp các vị trí của họ với nhau để có thể tham gia liên minh cầm quyền. Hơn nữa, một quan chức được bầu lên duy nhất (ví dụ: tổng thống) có thể khiến các cử tri dễ quy trách nhiệm hơn cho các quan chức chính phủ. Đôi khi, các tổng thống có thể bị đổ tội nếu phát sinh các vấn đề kinh tế, nhưng thường thì dễ trừng phạt một quan chức hơn là cả bộ máy lập pháp nếu để xảy ra những chính sách kinh tế mờ nhạt. Vì vậy, tính hiệu quả rõ thấy hơn ở hệ thống tổng thống so với hệ thống đại nghị. Ưu điểm thứ hai của các chế độ tổng thống là tính đại diện của một quan chức được bầu. Trong hệ thống đại nghị, với nhiều đảng chính trị, thông thường mỗi đảng chỉ đại diện cho những ai ủng hộ họ. Với những cử tri bảo thủ, điều đó có nghĩa là nhu cầu của họ sẽ bị ngó lơ nếu người chiến thắng đa số là một đảng tự do đang muốn đại diện (hoặc trao thưởng) cho những ai ủng hộ họ. Khả năng đó còn trở nên phức tạp hơn nhiều nếu chúng ta xem xét một quốc gia có vài đảng chính trị. Tuy nhiên, những người ủng hộ chính phủ tổng thống cho rằng kịch bản này ít có khả năng xảy ra hơn trong một quốc gia theo chế độ tổng thống. Họ cho rằng các tổng thống đại diện cho cả nước và do đó chịu trách nhiệm với toàn thể cử tri chứ không phải chỉ có một nhóm dân số. Năm 2000, khi George W. Bush được tuyên bố là tổng thống Hoa Kỳ, và bất chấp chiến thắng sát sao của mình, ông đã nói rằng ông sẽ đại diện cho toàn thể đất nước chứ không chỉ cho những người ủng hộ mình. Và 8 năm sau, Barack Obama đưa ra lời cam kết tương tự khi đắc cử tổng thống. Theo đó, ít nhất về lý thuyết thì một quan chức duy nhất được bầu có thể có vị trí tốt hơn nhằm đại diện cả nước so với khả năng có thể xảy ra ở các chính phủ đại nghị. Liệu điều này có xảy ra hay không đương nhiên là còn phải bàn luận. Các hệ thống tổng thống cũng có thể được ưa thích hơn so với các chế độ nghị viện vì một hệ thống tổng thống cân bằng sự đại diện với một nhánh khác của chính phủ. Sắp xếp này tạo ra nhiều cách khác nhau để công dân ảnh hưởng lên chính phủ của họ. Nếu việc vận động hành lang tổng thống tỏ ra không hiệu quả thì một công dân có quan ngại có thể chuyển hướng chú ý của anh ta hay cô ta tới cơ quan lập pháp. Do đó, những quốc gia có tổng thống được bầu theo phổ thông đầu phiếu có thể cân bằng hoặc phân phối quyền lực qua các nhánh khác nhau của chính phủ. Sự phân chia về thể chế này cũng có thể ngăn cản một nhánh trở nên quá mạnh mà vì thế có thể chà đạp lên các lợi ý thiểu số khác. Bởi vậy, người dân thuộc mọi nền tảng ý thức hệ khác nhau đều có thể có ít nhiều tiếng nói trong hoạch định chính sách chừng nào vẫn còn nhiều chủ thể hoặc thể chế chính trị có quyền lực theo cách nào đó. Bởi vì các đơn vị bầu cử được đại diện bởi ít nhất hai thể chế khác nhau (ví dụ trong trường hợp này là hành pháp và lập pháp) nên các hệ thống tổng thống có thể thúc đẩy ổn định dân chủ bằng cách cho cử tri nhiều cơ hội hơn để ảnh hưởng lên quá trình hoạch định chính sách.