Văn minh cổ đại ở Bình nguyên Hoa Bắc, Trung Quốc?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Vào năm 5000 TCN, các cộng đồng nông nghiệp đã trải dài khắp trên đa phần lãnh thổ Trung Quốc hiện nay, và đã có những làng nông cày từ đồng bằng sông Vị chạy về phía đông, song song với dòng Hoàng Hà vĩ đại, bắt nguồn từ dãy núi Côn Lôn chảy về hướng vùng hoàng thổ nơi có cánh rừng trụi lá ở đồng bằng phía bắc Trung Quốc. Ở đó con người có rừng và có nước để trồng kê, khoảng năm 5500 TCN họ săn hươu, nai và các loài thú khác, câu cá làm thức ăn. Họ thuần hóa chó, lợn và gà. Họ đào đất để xây những ngôi nhà một phòng, với mái bằng đất sét hay rạ, nhiều ngôi nhà ngầm như vậy tạo thành một làng. Họ đã có guồng quay tơ và biết đan cũng như dệt sợi. Họ cũng chế tạo đồ gốm có trang trí. Tình trạng lụt lội của Hoàng Hà tồi tệ hơn rất nhiều so với khu vực dọc Trường Giang về hướng nam. Dọc theo Trường Giang, qua lòng chảo Hồ Bắc và ở đồng bằng ven biển về hướng vịnh Hàng Châu, việc trồng trọt cũng đã phát triển, nhưng người dân sống gần Hoàng Hà phải chống chịu với thiên nhiên khắc nghiệt hơn để chế ngự lũ lụt và tưới tắm mùa màng, và có lẽ điều này đã kích thích một nỗ lực tổ chức tốt hơn. Ở bất kỳ mức độ nào, đồng bằng phía bắc Trung Quốc đã trở thành vùng lớn nhất với số dân cư tập trung đông đảo nhất. Ở những nơi con người sản xuất ra được nhiều lương thực hơn nhu cầu của họ, các chiến binh đã được thúc đẩy để không chỉ đi cướp đoạt mà còn để chinh phục. Và các vị vua chinh phục đã bắt đầu nổi lên ở đồng bằng phía bắc Trung Quốc cũng như tình trạng ở phía tây châu Á. Triều đại đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc bắt đầu ở đồng bằng phía bắc Trung Quốc đã được miêu tả là thuộc về nhà Hạ – giai đoạn cai trị của họ được tin rằng đã bắt đầu khoảng năm 2200 TCN.
Trả lời
Vào năm 5000 TCN, các cộng đồng nông nghiệp đã trải dài khắp trên đa phần lãnh thổ Trung Quốc hiện nay, và đã có những làng nông cày từ đồng bằng sông Vị chạy về phía đông, song song với dòng Hoàng Hà vĩ đại, bắt nguồn từ dãy núi Côn Lôn chảy về hướng vùng hoàng thổ nơi có cánh rừng trụi lá ở đồng bằng phía bắc Trung Quốc. Ở đó con người có rừng và có nước để trồng kê, khoảng năm 5500 TCN họ săn hươu, nai và các loài thú khác, câu cá làm thức ăn. Họ thuần hóa chó, lợn và gà. Họ đào đất để xây những ngôi nhà một phòng, với mái bằng đất sét hay rạ, nhiều ngôi nhà ngầm như vậy tạo thành một làng. Họ đã có guồng quay tơ và biết đan cũng như dệt sợi. Họ cũng chế tạo đồ gốm có trang trí. Tình trạng lụt lội của Hoàng Hà tồi tệ hơn rất nhiều so với khu vực dọc Trường Giang về hướng nam. Dọc theo Trường Giang, qua lòng chảo Hồ Bắc và ở đồng bằng ven biển về hướng vịnh Hàng Châu, việc trồng trọt cũng đã phát triển, nhưng người dân sống gần Hoàng Hà phải chống chịu với thiên nhiên khắc nghiệt hơn để chế ngự lũ lụt và tưới tắm mùa màng, và có lẽ điều này đã kích thích một nỗ lực tổ chức tốt hơn. Ở bất kỳ mức độ nào, đồng bằng phía bắc Trung Quốc đã trở thành vùng lớn nhất với số dân cư tập trung đông đảo nhất. Ở những nơi con người sản xuất ra được nhiều lương thực hơn nhu cầu của họ, các chiến binh đã được thúc đẩy để không chỉ đi cướp đoạt mà còn để chinh phục. Và các vị vua chinh phục đã bắt đầu nổi lên ở đồng bằng phía bắc Trung Quốc cũng như tình trạng ở phía tây châu Á. Triều đại đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc bắt đầu ở đồng bằng phía bắc Trung Quốc đã được miêu tả là thuộc về nhà Hạ – giai đoạn cai trị của họ được tin rằng đã bắt đầu khoảng năm 2200 TCN.