Về học và làm: Kiến thức trong trường hay kinh nghiệm thực tế là quan trọng hơn đối với sinh viên?

  1. Phong cách sống

Đây là câu hỏi muôn thuở với mọi đứa sinh viên, đặc biệt là sinh viên năm cuối, gần cuối, thậm chí sinh viên năm nhất nếu bạn nghĩ xa. Mỗi người sẽ quan niệm một kiểu, thậm chí câu hỏi được đưa lên là một chủ đề trong các chuyên đề tranh luận, phản biện, hội thảo các kiểu.

Mình thấy thường có hai luồng ý kiến thế này:

  1. Làm gì khi mới ra trường các công ty đã đòi hỏi 2 năm kinh nghiệm? Phải đi làm thêm khi còn học chứ gì nữa? Vừa làm vừa học sẽ tích luỹ nhiều kinh nghiệm thực tế, phục vụ cho việc hiểu thêm kiến thức, lại có thêm tiền không phải phụ thuộc.
  2. Học không sâu thì chưa nên đi làm. Vừa học vừa làm không có đủ thời gian, lại ảnh hưởng việc học, điểm không cao thậm chí rớt môn, mãi không ra trường. Học cho xong đi rồi làm gì thì làm. Thời gian thực tập là trường tạo cho mà đi làm còn gì? Sao cứ phải đốt cháy giai đoạn?

Mấy bạn sinh viên khác + các anh/chị khi đã ra trường và đi làm thì nghĩ thế nào nhỉ? Nếu được em muốn nghe ý kiến cả những người đi trước để có một lời khuyên thực tế nhất.

Từ khóa: 

phong cách sống

Đối với thắc mắc của bạn theo mình thấy thì khá phù hợp với các bạn sinh viên năm 1, năm 2. Ở thời điểm đó, khi mà các bạn còn khá bỡ ngỡ với định hướng nghề nghiệp tương lai, với môi trường mới, cuộc sống tự do mới, vì thế đắn đo trong việc nên tập trung học kiến thức trong trường hay đi làm để trải nghiệm thêm là điều dễ bắt gặp hơn!

Còn đối với sinh viên năm cuối và đối với câu hỏi của bạn, theo quan điểm của mình thì bạn nên đi làm thêm để:

  • Trải nghiệm môi trường thực tế bên ngoài ra sao, ngành mình học thực tế được vận hành ở các công ty như thế nào.
  • Gặp gỡ nhiều người sếp giỏi, bạn bè tốt và học hỏi từ họ, và nếu họ có không tốt thì bạn cũng sẽ học đc kinh nghiệm về cách cư xử sau này.
  • Kiếm thêm thu nhập.

Đối với quan điểm học sâu rồi hẵng đi làm thì thật khó để định nghĩa và định lượng bao nhiêu là sâu, bao nhiêu là đủ. Vì thế vừa học vừa làm để áp dụng kiến thức vào thực tế theo mình vẫn là phương pháp tốt nhất cho các bạn sinh viên!

Trả lời

Đối với thắc mắc của bạn theo mình thấy thì khá phù hợp với các bạn sinh viên năm 1, năm 2. Ở thời điểm đó, khi mà các bạn còn khá bỡ ngỡ với định hướng nghề nghiệp tương lai, với môi trường mới, cuộc sống tự do mới, vì thế đắn đo trong việc nên tập trung học kiến thức trong trường hay đi làm để trải nghiệm thêm là điều dễ bắt gặp hơn!

Còn đối với sinh viên năm cuối và đối với câu hỏi của bạn, theo quan điểm của mình thì bạn nên đi làm thêm để:

  • Trải nghiệm môi trường thực tế bên ngoài ra sao, ngành mình học thực tế được vận hành ở các công ty như thế nào.
  • Gặp gỡ nhiều người sếp giỏi, bạn bè tốt và học hỏi từ họ, và nếu họ có không tốt thì bạn cũng sẽ học đc kinh nghiệm về cách cư xử sau này.
  • Kiếm thêm thu nhập.

Đối với quan điểm học sâu rồi hẵng đi làm thì thật khó để định nghĩa và định lượng bao nhiêu là sâu, bao nhiêu là đủ. Vì thế vừa học vừa làm để áp dụng kiến thức vào thực tế theo mình vẫn là phương pháp tốt nhất cho các bạn sinh viên!

Mình sẽ góp ý với những bạn đang học các ngành về kinh tế (quản trị, kế toán, marketing, nhân sự..):

  • Kiến thức đại học ở VN rất thiếu thực tiễn. Mình làm về Marketing, đang quản lý hơn 10 nhân viên nên biết rất rõ điều này. Toàn bộ khi tuyển dụng vào phải đào tạo lại hết. Kiến thức về marketing trong chương trình ĐH đã lỗi thời cả chục năm rồi.

Nhưng đại học mang lại 2 thứ vô cùng giá trị:

  1. Sự tự lập: vào đại học, bạn không còn bị kèm cặp bởi bố mẹ nữa, bạn phải tự chủ các hoạt động của bản thân. Vì thế một sinh viên có bằng giỏi được đánh giá cao vì khả năng tự giác và quyết tâm khi làm một việc gì đó.
  2. Mối quan hệ: các mối quan hệ trong ĐH vô cùng quan trọng, đó không chỉ là bạn bè vui chơi, mà đó là đối tác, cộng sự sau này trong công việc. Trong thời gian ĐH, mình đã xây dựng được nhiều mối quan hệ chất lượng, cả với bạn bè và giảng viên, và họ đang giúp mình rất nhiều trong công việc hiện tại.

Nói về kinh nghiệm làm việc, đây là thứ mà bất kỳ bạn nào cũng phải có trước khi ra trường.

  1. Bạn có thể làm bất cứ thứ gì để có trải nghiệm cuộc đời và biết cảm giác kiếm tiền ra sao. Mình sẽ không tuyển những bạn nào chưa từng đi làm thêm.
  2. Bạn có thể nghỉ học một thời gian, đi làm một thời gian rồi quay lại học tiếp. Chắc chắn bạn sẽ có thái độ và cách nhìn hoàn toàn khác với việc học sau khi đã đi làm. Sau khi học hết năm 3 đại học, mình bảo lưu và đi làm 1 năm, sau đó mới quay lại học nốt năm cuối.

Những kinh nghiệm thực tế giúp xây dựng nên cái "chất" của bạn như cách ứng xử, thái độ và phong cách làm việc, giao tiếp của bạn. Nhà tuyển dụng cần cái "chất" của bạn chứ không phải họ cần bạn có kinh nghiệm để vào làm ngay mà không cần đào tạo vì bạn đang ứng tuyển vào vị trí nhân viên mới chứ không phải là quản lý.

Ngoài ra, mình muốn chia sẻ 2 ý cuối cùng.

  1. Hãy đi học các khóa học của những trung tâm tư nhân có uy tín về chuyên ngành của mình. Ở các trung này, giáo trình của họ thực tiễn và bạn có cơ hội được kết giao với những người làm cùng ngành nghề để học hỏi. Bản thân mình đã là quản lý, đã đi đào tạo cho người khác nhưng vẫn tham gia các khóa học của những chuyên gia trong ngành, ít nhất 4 khóa/năm. Từ đó, mình có thêm rất nhiều chiến hữu, thêm hợp đồng và các cơ hội tham gia những dự án rất hay.
  2. Hãy làm bạn, kết thân với những người giỏi trong ngành mình đang theo đuổi. Tháng nào mình cũng vài lần đi cà phê/ăn trưa với các anh, các thầy đang là CEO hay CMO của những công ty lớn. Một buổi cà phê với họ có khi bằng mấy năm mình đi học.

Mong rằng góp ý của mình hữu ích cho bạn.

  1. Làm gì thì mới ra trường cũng ko có 2 năm kinh nghiệm. Người ta chỉ tính khi bạn đi làm toàn thời gian (ko phải dạng thực tập)
  2. Tụi mình học ngành IT, trong thời gian đi học cũng có đi làm thêm bên ngoài. Học hỏi được kha khá thứ và lợi nhất là quen với môi trường công sở từ sớm nên khi tốt nghiệp rồi rất vững vàng và không ai sợ thất nghiệp cả. Vấn đề là bạn sẽ cần kết hợp một cách nhuần nhuyễn kiến thức được học vào với dự án thực tế, cộng thêm với mắt quan sát, học hỏi từ những người xung quanh thì mới có thể tiến xa được. Còn thì nếu có kinh nghiệm thực tế nhưng kiến thức nền bị hổng thì sẽ khó mà đi đường dài.

Kinh nghiệm là một dạng kiến thức thu thập được trong quá trình làm việc, nên câu hỏi như thế này chưa rõ nghĩa, dễ dấn tới những tình huống tranh luận cũng không rõ ràng.

Đây không phải vấn đề kiểu như "thầy bạn, bố bạn và vợ bạn cùng rớt xuống sông, bạn chỉ cứu được một, bạn sẽ cứu ai". Mà bạn nên cố gắng làm tốt nhất điều bạn muốn làm, kiến thức từ nhà trường hay kinh nghiệm từ công việc thực tế (làm thêm, làm fresher...), cả 2 đều có giá trị nếu bạn tận dụng được vào công việc sắp tới khi ra trường.

Nó cũng tùy lĩnh vực, ngành nghề để có được lời khuyên cụ thể cho các bạn. Ví dụ:

  • Trong các lĩnh vực như marketing, sáng tạo, thiết kế, thị trường ... thì việc trải nghiệm càng nhiều, kinh nghiệm va chạm càng phong phú thì càng tốt cho các bạn. Kiến thức trường học giúp bạn phương pháp tư duy, tiếp cận vấn đề tốt; song song dành thời gian đi làm thêm/ thực tập... để có thêm kinh nghiệm, kỹ năng phong phú
  • Trong các lĩnh vực như tài chính, ngân hàng, kế toán... thì việc học và nắm chắc các kiến thức nền tảng và phát triển, đào sâu các kiến thức này rất quan trọng. Tập trung học thật tốt, thât giỏi, tự học hỏi & nghiên cứu để khi ra trường có nền tảng vững chắc khi làm việc. Có cơ hội thì đi thực tập, làm thêm cũng rất tốt nhưng nên cân bằng. Các lĩnh vực này nó ko chỉ là phương pháp, tri thức cần đào sâu

Tuy nhiên lời khuyên tốt nhất vẫn là hãy cố gắng trải nghiệm càng nhiều thứ càng tốt khi đang là sinh viên, chỉ là cách lựa chọn như thế nào.

Với câu hỏi sinh viên mới ra trường thì làm gì có kinh nghiệm. Thật ra nhà tuyển dụng ko phải lúc nào cũng chăm chăm nhìn vào kinh nghiệm của các bạn; họ nhìn vào tư duy, kỹ năng - cách thức tiếp cận vấn đề và kỹ năng giải quyết tình huống ... của các bạn.

Nên trải nghiệm ko bao gồm chỉ là chuyện chăm chăm đi làm thêm, mà có thể là việc học tập gắn với hoạt động xã hội, hoạt động phong trào, tương tác rèn luyện các kỹ năng của mình. Nó sẽ rất có ích cho bạn khi bắt đầu đi làm & phát triển trong giai đoạn đầu

Theo ý kiến cá nhân mình thì nên đi thực tập ở các công ty ngoài, hoặc lên lab của các thầy làm thêm nếu bạn muốn đi theo hướng nghiên cứu hàn lâm.

Nhưng bạn chỉ nên đi làm khi đã nắm vững các kiến thức cơ bản trong ngành học của mình thôi. Mình học công nghệ thông tin thì các môn như cấu trúc dữ liệu giải thuật, xử lý tín hiệu số, lý thuyết thông tin... đi làm lúc nào cũng cần thiết. Các môn chuyên ngành hẹp thì còn tùy bạn định hướng ra ngoài làm gì mà có cần thiết hay ko.

Do vậy, theo mình khoảng kỳ 2 năm thứ 4 (với các trường học 5 năm như BK) bắt đầu đi thực tập ở ngoài là hợp lý.

Cái gốc của kiến thức là sự tích lũy thực tế mà có. Vì vậy nếu chỉ học không, gọi là lý thuyết xuông, nếu chỉ làm không học gọi là thói quen. Nên khi học cần tìm hiểu, và trải nghiệm thực tế về những phần cần nhấn mạnh

Ví dụ: Học về Hộp giảm tốc nhưng chưa bao giờ nhìn thấy thực tế thì chỉ là trừu tượng hóa. Học xong phần HGT thì nên đến các cơ sở cơ khí, chế tạo đề "xem", sẽ ngộ ra rằng: À, thì ra vậy !

Cụ thể hơn là: Học lý thuyết xong nên được thực hành luôn, không cần đầu tư quá nhiều thời gian cho thực tế cũng có thể hiểu sâu vấn đề

Không có cái nào quan trọng hơn cái nào. Cả 2 đều cần thiết cho sinh viên và đều phải bồi dưỡng song song.