Vì sao cần sa lại dần được hợp pháp hoá?

  1. Luật pháp

Hiện nay đang có xu hướng các quốc gia dần nới lỏng luật pháp cho cần sa. Vì sao vậy? Và kết quả thực tế có cho thấy việc hợp pháp hoá cần sa đem lại nhiều lợi ích hơn là rủi ro không?

Từ khóa: 

cần sa

,

luật pháp

Thực ra mình thấy cái gì cũng có hai mặt của nó. Cần sa không hoàn toàn xấu, chỉ có mục đích xấu thì dẫn đến hệ quả xấu thôi.

Cần sa được sử dung trong Y học: điều hòa và ngăn ngừa bệnh tiểu đường, thúc đẩy quá trình làm lành xương, làm chậm quá trình phát triển bệnh Alzheimer, hỗ trợ trong quá trìn điều trị HIV, v.v... ( hiểu và dùng vs mục đích tốt thì nó sẽ tốt)
Còn về việc lợi nhiều hay hại nhiều thì rất khó nói. Ng dùng nó vs mục đích tốt là lợi còn ngược lại là hại. Nên suy cho cùng lợi hay hại thì tùy mục đích.
Trả lời

Thực ra mình thấy cái gì cũng có hai mặt của nó. Cần sa không hoàn toàn xấu, chỉ có mục đích xấu thì dẫn đến hệ quả xấu thôi.

Cần sa được sử dung trong Y học: điều hòa và ngăn ngừa bệnh tiểu đường, thúc đẩy quá trình làm lành xương, làm chậm quá trình phát triển bệnh Alzheimer, hỗ trợ trong quá trìn điều trị HIV, v.v... ( hiểu và dùng vs mục đích tốt thì nó sẽ tốt)
Còn về việc lợi nhiều hay hại nhiều thì rất khó nói. Ng dùng nó vs mục đích tốt là lợi còn ngược lại là hại. Nên suy cho cùng lợi hay hại thì tùy mục đích.

Mình k phải là người ủng hộ, thậm chí là ghét việc đưa mấy thứ khói hay chất lạ kiểu vậy vào người. Mình chỉ mới lướt qua một số bài báo chứ chưa nghiên cứu sâu nên chỉ có một số ý:

1. Vì sao một số nước đang nới lỏng quy định về cần sa? Tập trung về mặt quy định
Việc hình thành luật pháp là dựa trên quan điểm của nhà làm luật. Nên, mỗi nước sẽ có quan điểm riêng để xây dựng luật, phù hợp với những tiêu chuẩn nội tại của nước đó, đối với một vấn đề. 
Việc nới lỏng quy định về cần sa (tạm đặt mức độ nguy hiểm từ A xuống E đi) cho thấy nước đó đang giảm mức độ nguy hiểm của cần sa xuống so với trước kia. 
Mình làm rõ rằng, việc một số nước k còn coi cần sa ở mức nguy hiểm như ma tuý KHÔNG có nghĩa rằng kiểu: Canada là nước phát triển vậy còn hợp pháp cần sa mà sao VN k hợp pháp? Điều này chỉ cho thấy về mặt quan điểm của người làm luật của nước đó thôi. Có thể, tại một nhiệm kì chính phủ nào đó sau này, Thái Lan lại cấm cần sa trở lại.

2. Mục đích của hợp pháp hoá cần sa?

Mình có đọc lướt mà lý do chính của việc này là vì mục đích y tế. Đây k phải chuyên môn của mình nên k dám bàn sâu. Vì mục đích này thì ủng hộ.

Mình sẽ bàn một chút về mục tiêu làm luật. Mình có đọc được là: một số nước hợp pháp cần sa để tránh thất thu thuế, dễ quản lý và khi mọi người được phép tự do thì tội phạm k thể phạm tội vì các hành vi đó k còn phạm pháp, k thể kiểm tiền trên hành vi đó vì ai cũng được làm rồi. Nhưng tại sao VN k cho phép (tương tự như hợp pháp hoá mại dâm nhiều năm nay), bởi vì quan điểm của nhà làm luật cho rằng nếu hợp pháp hoá sẽ gây nhiều hệ luỵ hơn là việc cấm luôn.

Vậy nên, chính phủ mỗi nước sẽ cân đo đóng đếm nhiều yếu tố để ban hành luật phù hợp với tình hình thực tế của nước đó. 

mình thì thấy thời điểm hiện tại chưa thích hợp để VN hợp pháp việc sử dụng cần sa giải trí, dùng trong Y Tế điều trị các bệnh mãn tính thì nên hợp pháp.

Cá nhân mình không có theo dõi những thông tin đến việc hợp thức hoá cần sa. Có điều mình thấy thế này: cái gì càng cấm thì người ta càng muốn thử, cấm mại dâm thì mại dâm vẫn còn đó, vẫn nhức nhối. Nên các quốc gia mới hợp thức hoá, kiểm soát mại dâm, kiểm soát cần sa.

Có điều kiểm soát thế nào, hợp thức thế nào để nó không thành vấn nạn thì không hề dễ làm.