Vì sao chúng ta thích so đo với người khác?

  1. Tâm lý học

Có bao giờ bạn nghe câu nói “Đừng so sánh bản thân với người khác” hay tự hỏi “Đến bao giờ thì mình mới thôi so sánh với người khác?". Vốn là bản năng của con người, việc so sánh với người khác khó có thể bỏ và cũng không nên bỏ.

Từ khóa: 

tâm lý học

Các lớp học kĩ năng mềm ra rả cái câu Đừng so sánh mình với người khác mà hãy so sánh mình với mình ngày hôm qua, ra rả vầy mà mọi người vẫn chưa thoát ra được sự so sánh. Ngay cả với mình cũng vậy, thấy ai xinh hơn, ai giàu hơn, ai giỏi hơn cũng buồn cũng tủi lắm chứ.

Chắc do bản năng con người là giống loài không bao giờ ngừng chinh phục, giống như được 1 rồi thì muốn 2, được 2 rồi thì muốn nhiều hơn nên ta nói người hạnh phúc là người biết hài lòng với những gì mình có, biết đâu là đủ.

Nhưng so sánh không hoàn toàn xấu ví dụ trẻ con so sánh nhau để học ở nhau, người lớn so sánh để biết mình cần hoàn thiện gì, miễn không phải so sánh để đau khổ day dứt là được.

Trả lời

Các lớp học kĩ năng mềm ra rả cái câu Đừng so sánh mình với người khác mà hãy so sánh mình với mình ngày hôm qua, ra rả vầy mà mọi người vẫn chưa thoát ra được sự so sánh. Ngay cả với mình cũng vậy, thấy ai xinh hơn, ai giàu hơn, ai giỏi hơn cũng buồn cũng tủi lắm chứ.

Chắc do bản năng con người là giống loài không bao giờ ngừng chinh phục, giống như được 1 rồi thì muốn 2, được 2 rồi thì muốn nhiều hơn nên ta nói người hạnh phúc là người biết hài lòng với những gì mình có, biết đâu là đủ.

Nhưng so sánh không hoàn toàn xấu ví dụ trẻ con so sánh nhau để học ở nhau, người lớn so sánh để biết mình cần hoàn thiện gì, miễn không phải so sánh để đau khổ day dứt là được.

Nếu để mắt đến một chút về những suy nghĩ của chúng ta hằng ngày, có thể bạn sẽ thấy được mình đã ít nhiều so sánh bản thân với người khác. Dù là so sánh trên hay so sánh dưới, chúng ta đều dựa vào đó để lấp đầy khoảng bất định về bản thân.

So sánh trên là quá trình bạn đánh giá bản thân trước một người mà bạn thấy hơn mình trong một khía cạnh nhất định. Lối so sánh này thường dẫn tới nỗ lực tự phát huy bản thân qua việc học hỏi, tìm kiếm thông tin, bài học, kinh nghiệm từ những người hơn ta. Trong sự nghiệp, chúng ta thường áp dụng so sánh trên để thúc đẩy bản thân nỗ lực hơn. Chẳng hạn, ta so sánh mình với những người làm có thâm niên hơn, thành thạo hơn trong cùng lĩnh vực mình theo đuổi.

Trái ngược với so sánh trên, so sánh dưới là quá trình cá nhân đánh giá bản thân với một người kém hơn họ ở mặt nào đó. Một số giả thuyết cho rằng khi có sự đe dọa về mặt tâm lý (psychological threat), con người có xu hướng so sánh dưới. Bởi vì, so sánh dưới có ảnh hưởng tích cực lên lòng tự trọng, cảm xúc và tinh thần. Một ví dụ nhỏ là khi chúng ta có nhận được kết quả không tốt trong bài thi, so sánh với những bạn có kết quả kém hơn sẽ dễ chịu hơn phần nào. Hay đôi khi bạn có thể cảm thấy tận thế là khi một mình bạn rớt môn nhưng niềm vui là khi cả lớp bạn đều rớt.

Cả hai kiểu so sánh đều tồn tại mặt tốt và xấu của nó. Điều chúng ta có thể làm tốt hơn là xác định, suy ngẫm và đánh giá lại những nhận định của bản thân, từ đó định vị mình tốt hơn trong xã hội.

Ghen tị là bản chất tự nhiên của con người.Hơn nữa, nó vừa là tật xấu, vừa là nguồn của đau khổ. Chúng ta hãy coi nó như là kẻ thù của hạnh phúc, và hãy thổi bay nó đi như thổi bay một ý nghĩ xấu. Chúng ta sẽ hài lòng với những gì chúng ta có nếu chúng ta tránh được sự tự hành hạ bản thân khi so sánh số mệnh của ta với một số người khác happy hơn. Nếu bạn thấy quá nhiều người giàu có, tài năng, địa vị hơn bạn thì hãy nghĩ tới rất nhiều người còn ở vị trí thấp hơn bạn đấy. Sự thật là, nếu tai ương đến với bạn, thì niềm an ủi hiệu quả nhất- mặc dù nó cùng phát sinh như lòng ghen tị- đó là chỉ cần suy nghĩ về những bất hạnh to lớn hơn bất hạnh của bạn; và việc tiếp theo là nghĩ tới những người có cùng nỗi đau khổ của bạn.

Bắt nguồn từ câu hỏi tại sao người ta làm được nhưng mình ko làm được,tuy nhiên câu hỏi này đã biến tướng theo nhiều hình thức khác nhau dẫn đến nhiều suy nghĩ hành động khác nhau