Vì sao gọi Deuteri là nguyên liệu của tương lai?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Deuteri còn gọi là Hydro nặng, là 1 đồng vị bền của Hydro có mặt phổ biến trong các đại dương của Trái Đất với tỉ lệ khoảng 1 nguyên tử trong 6400 nguyên tử hydro (~156.25 ppm). Deuteri chiếm khoảng 0,0156% (tương đương về khối lượng: 0,0312%) trong tổng số hydro tự nhiên trong các đại dương của Trái Đất. Hạt nhân của deuteri chứa 1 proton và 1 nơtron, trong khi các hạt nhân của hydro thông thường không có nơtron. Các hạt nhân của Deuteri khi kết hợp với nhau sẽ tỏa ra 1 năng lượng rất lớn. 1 kg Deuteri khi kết hợp thành nguyên tử Heli sẽ cho năng lượng tương đương khi đốt 40000 tấn than. Phân tử nước nặng do 2 nguyên tử Deuteri hóa hợp với 1 Oxy tạo thành. Trong nước biển cứ 6000 phân tử nước thì có 1 phân tử nước nặng. Như vậy trong 1 lít nước biển có gần 0.02 gam Deuteri. Tổng trữ lượng Deuteri trong nước biển gần 25000 tỉ tấn, tương đương với 5000 tỉ tỉ tấn dầu mỏ. Gọi Deuteri là nguyên liệu của tương lai vì hiện nay chưa nắm được kĩ thuật khống chế phản ứng nhiệt hạch tổn hợp hạt nhân này.
Trả lời
Deuteri còn gọi là Hydro nặng, là 1 đồng vị bền của Hydro có mặt phổ biến trong các đại dương của Trái Đất với tỉ lệ khoảng 1 nguyên tử trong 6400 nguyên tử hydro (~156.25 ppm). Deuteri chiếm khoảng 0,0156% (tương đương về khối lượng: 0,0312%) trong tổng số hydro tự nhiên trong các đại dương của Trái Đất. Hạt nhân của deuteri chứa 1 proton và 1 nơtron, trong khi các hạt nhân của hydro thông thường không có nơtron. Các hạt nhân của Deuteri khi kết hợp với nhau sẽ tỏa ra 1 năng lượng rất lớn. 1 kg Deuteri khi kết hợp thành nguyên tử Heli sẽ cho năng lượng tương đương khi đốt 40000 tấn than. Phân tử nước nặng do 2 nguyên tử Deuteri hóa hợp với 1 Oxy tạo thành. Trong nước biển cứ 6000 phân tử nước thì có 1 phân tử nước nặng. Như vậy trong 1 lít nước biển có gần 0.02 gam Deuteri. Tổng trữ lượng Deuteri trong nước biển gần 25000 tỉ tấn, tương đương với 5000 tỉ tỉ tấn dầu mỏ. Gọi Deuteri là nguyên liệu của tương lai vì hiện nay chưa nắm được kĩ thuật khống chế phản ứng nhiệt hạch tổn hợp hạt nhân này.