Vì sao tư duy sáng tạo có thể tạo nên các tri thức mới

  1. Tâm lý học

Có một tin vui cho bạn rằng tư duy nói chung và tư duy sáng tạo là những khái niệm cơ quả trong môn tâm lý học, hiện đã có nhiều nghiên cứu khoa học về các chủ đề này bạn nhé.

Tư duy là gì?

Định nghĩa chung về tư duy:

Thinking is a purposeful organized cognitive process that we use to make sense of our world

Khi phân loại về tư duy, có nhiều cách phân loại khác nhau, có những phân loại đơn giản, có những phức tạp tới trên 50 loại hình thái như:

  • Tư duy mơ hồ và tư duy sách lược
  • Tư duy siêu hình
  • Tư duy logic
  • Tư duy biện chứng
  • Tư duy thiên tài
  • Tư duy sáng tạo và tư duy sao chép
  • Tư duy trừu tượng 
  • Tư duy diễn dịch
  • Tư duy phân tích
  • Tư duy tổng hợp
  • Tư duy ngẫu nhiên

Nhưng phải khẳng định hoạt động tư duy chỉ có một và nó được xem là việc liên kết của các phần tử nhớ. Ở mỗi người trải nghiệm khác nhau giúp họ tạo ra các phần tử nhớ khác nhau, và các liên kết khác nhau giữa các phần tử nhớ này. Với cùng một hoàn cảnh sống (các phần tử nhớ sẽ có phần tương đối giống nhau) thì xu hướng liên kết giữa các phần tử nhớ này khác nhau giữa mỗi người sẽ dần dần sẽ hình thành các kiểu tư duy, nhận thức khác nhau.

https://cdn.noron.vn/2018/11/14/86096986d482b6f77da2d1921881b6fe.jpg

Nguồn ảnh Internet

Tư duy sáng tạo là gì?

Tư duy sáng tạo cũng có yêu cầu về sự tích luỹ kinh nghiệm hay tích luỹ tri thức. Nhưng tư duy sáng tạo vận hành không hoàn toàn dựa trên các liên kết ghi nhớ được hình thành do các tác động từ bên ngoài mà có nhiều liên kết do hệ thần kinh tự tạo ra giữa các vấn đề, các sự vật, sự việc tác động riêng rẽ lên hệ thần kinh. Tư duy sáng tạo tìm ra cách giải quyết vấn đề không theo khuôn mẫu, cách thức định sẵn. Trong tư duy kinh nghiệm, để giải quyết được vấn đề đòi hỏi người giải quyết phải có đủ kinh nghiệm về vấn đề đó, còn trong tư duy sáng tạo chỉ yêu cầu người giải quyết có một số kinh nghiệm tối thiểu hoặc có kinh nghiệm giải quyết những vấn đề khác. Tư duy sáng tạo là sự vận dụng các kinh nghiệm giải quyết vấn đề này cho những vấn đề khác. Người chỉ có tư duy kinh nghiệm sẽ lúng túng khi gặp phải những vấn đề nằm ngoài kinh nghiệm, còn người có tư duy sáng tạo có thể giải quyết được những vấn đề ngoài kinh nghiệm mà họ có. Tư duy sáng tạo tạo nên các kinh nghiệm mới trên các kinh nghiệm cũ và do đó làm phong phú thêm kinh nghiệm, nó tạo nên sự thay đổi về chất cho các vấn đề, sự vật, sự việc mà nó giải quyết. Biểu hiện của tư duy sáng tạo là sự thông minh, dám thay đổi kinh nghiệm. Tư duy sáng tạo góp phần tạo nên kinh nghiệm.

Tri thức mới được tạo ra như thế nào?

Có một thủ thuật giúp tư duy sáng tạo, cùng đồng thời mô phỏng lại 1 phần quá trình não bộ chúng ta tư duy sáng tạo như sau:

Đầu tiên bạn viết 1 từ mô tả chủ đề cần giải quyết vào trung tâm trang giấy. Ví dụ bạn là học sinh lớp 12, học lực bình thường nhưng muốn tìm cách xin học bổng để đi học nước ngoài mà chưa biết phải làm thế nào nếu theo chủ nghĩa kinh nghiệm thì học dốt không thể xin học bổng đi du học được. Bạn có thể làm như sau:

Bước 1: Lấy giấy bút ra và để trước mặt

Bước 2: Không được phép suy nghĩ và viết ra rất rất nhanh 10 đến 20 từ đầu tiên bạn nghĩ trong đầu. Bất kể nó là từ gì và có liên quan tới chủ đề bạn đang cần giải hay không. Ví dụ: nước ngoài, du học, tiếng anh, điểm, việt kiều, nước mỹ, visa, Donal trump, MIT, học bổng, kết hôn, phỏng vấn, bạn bè, chú

Bước 3: Dùng bút nối thử các từ này lại với nhau và không loại trừ ngay bất kể nó có vẻ rất ngớ ngẩn như thế nào. Dẹp bỏ chủ nghĩa kinh nghiệm ở bước này. Ví dụ: kết hôn - MIT, chú - visa. Đây là bước đầu hình thành liên kết.

Bước 4: Liên hệ với chủ đích tư duy. Do mọi hoạt động tư duy đều có chủ đích. Dùng các cặp quan hệ này kết nối với chủ đích tư duy ban đầu để hình thành nên những lời giải có vẻ điên rồ. Ví dụ:

  • Kết hôn với nữ giáo sư bên MIT để có học bổng đi du học (make sense mà :P)
  • Nhờ ông chú làm bên bộ ngoại giao nơi chuyên cấp visa giúp đỡ.

Bước 5: Đã có rất nhiều phương án mới được hình thành, gạt bỏ các phương án quá khó xảy ra và lựa chọn lời giải tốt phù hợp.

Thực tế khi tư duy sáng tạo, nhiều người cũng hay có thói quen lẩm bẩm (hoặc lảm nhảm :P) một số từ và cố gắng tạo ra liên kết giữa chúng. Những liên kết này vốn không có sẵn từ đầu, và rất dễ bị não bộ loại bỏ đi. Bước 4 chính là bước cố gắng củng cố, hợp lý hóa lại liên kết đã hình thành ở bước 3. Việc tạo ra các liên kết mới này càng mạnh mẽ thể hiện năng lực tư duy sáng tạo càng tốt. Một liên kết được sử dụng nhắc lại nhiều lần sẽ được củng cố, và nó dần trở thành "kinh nghiệm", hoạt động mạnh mẽ, trở thành các trục tư duy chính của não bộ chúng ta.

Tham khảo:

https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Tư_duy_là_gì

https://vi.wikipedia.org/wiki/Tâm_lý_h%E1%BB%8Dc

Từ khóa: 

sáng tạo

,

tâm lý học