Vượt đèn vàng: trong trường hợp nào là đúng luật?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

luật giao thông

,

kiến thức chung

Mình có tìm hiểu, thì có mấy tình huống như sau thì sẽ không bị xử phạt khi vượt đèn vàng:

  • Khi phương tiện đã sát tới vạch dừng, và việc dừng đột ngột có thể gây nguy hiểm cho các phương tiện khác đi sau, thì có thể đi qua đèn vàng mà không bị xử phạt.
  • Khi đèn vàng nhấp nháy.
  • Khi có sự điều khiển của CSGT.
  • Khi có biển báo được phép rẽ phải khi đèn đỏ.

Trả lời

Mình có tìm hiểu, thì có mấy tình huống như sau thì sẽ không bị xử phạt khi vượt đèn vàng:

  • Khi phương tiện đã sát tới vạch dừng, và việc dừng đột ngột có thể gây nguy hiểm cho các phương tiện khác đi sau, thì có thể đi qua đèn vàng mà không bị xử phạt.
  • Khi đèn vàng nhấp nháy.
  • Khi có sự điều khiển của CSGT.
  • Khi có biển báo được phép rẽ phải khi đèn đỏ.

Theo mình thì cũng không nên dùng từ vượt đèn vàng vì bản chất đèn vàng là cảnh báo và yêu cầu đi chậm lại quan sát. Đèn vàng có 2 trường hợp.

1. Đèn vàng bật nhấp nháy cách báo đi chậm và quan sát (một số ngã tư sau 9h đêm hoặc 11h đêm đều bật đèn và nhấp nháy, hoặc một số điểm nóng về tai nạn giao thông cũng được đặt đèn vàng nhấp nháy lúc này chúng ta có thể đi và chỉ cần đi chậm lại quan sát đề phòng tai nạn mà không phạm luật)

2. Trường hợp mà bạn hỏi chắc là đèn vàng được bật trong quãng thời gian chuyển tiếp đèn xanh đỏ.
Về nguyên tắt đèn vàng chúng ta đi chậm, trường hợp thấy đèn vàng đi tiếp là khi chúng ta đã đi quá vạch dừng thì tiếp tục đi tiếp.


Tất nhiên có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông thì chúng ta theo lệnh của người điều khiển giao thông.
Một số trường hợp ở nút giao thì nhiều lúc đèn nào cũng được rẽ theo 1 số hướng nên đèn vàng cũng vậy (ví dụ đa số ngã tư cho phép rẽ phải,..)