Anh đã từng thất bại như thế nào?

  1. Hồ Thái Bình

Người ta bảo khởi nghiệp 99% là thất bại. Dĩ nhiên trong mỗi thất bại chúng ta đều đã học được thật nhiều điều. Thất bại là mẹ của thành công.

Là người làm nhiều, khởi nghiệp và kinh doanh nhiều lần, anh có thể chia sẻ những điều đạt được lớn nhất và cái faill to nhất đối với mỗi dự án anh đã tham gia được không?

Em nghĩ đó sẽ là những kinh nghiệm cực kỳ quý báu cho chúng em khi chuẩn bị khởi nghiệp ạ.

Chân thành cảm ơn anh.

Từ khóa: 

thất bại

,

giám đốc survival skills vietnam - ssvn

Ngày xưa hồi học về kinh doanh, thầy mình có dạy là 'fail cheap - fail fast - fail often', ổng nói 99% khả năng ý tưởng của mày là ngu, và mày phải thử và thất bại nhanh và thường xuyên để tìm thấy 1% ý tưởng sáng giá kia, và phải cheap nữa để mày không phá sản trước khi tìm thấy ý tưởng đó. Nhưng thất bại đầu tiên của anh do không thực sự hiểu bài học đó.

1. Startup đầu tiên của anh là 1 nền tảng tương tự như Noron, lấy cảm hứng từ Quora nhưng thiên về học thuật và du học. Vì anh đã từng tổ chức các event mentoring offline về du học rất thành công nên tự tin rằng khi online nó cũng sẽ thành công vì ... Quora làm được mà. Anh đầu tư tất cả tiền dành dụm được từ hồi sinh viên đến khi bắt đầu đi làm để thuê 1 team dev làm hẳn mobile app. Sau đó thấy mobile app ít người sử dụng và thấy khó khăn cho mentor khi gõ các câu trả lời rất dài, anh mới làm web app. Rồi sau hơn 1 năm thử nghiệm thì thấy mình không đủ nguồn lực để làm các hoạt động lớn hơn để tạo ra 1 cộng đồng có thói quen sử dụng nền tảng này nên phải dừng nó. Bài học cốt lõi nhất là không đầu tư prototyping (sản xuất nguyên mẫu) hay còn gọi là làm Minimal Viable Product (MVP) để đánh giá tính khả thi mà bỏ qua sản xuất sản phẩm cuối cùng luôn. Nếu được làm lại, anh sẽ đi dần dần từ làm 1 group hỏi đáp trên fb trước để test hành vi người dùng thay vì mặc định người VN sẽ giống cộng đồng Quora, rồi nếu thành công sẽ phát triển tới web, nếu thành công rồi cuối cùng tới mobile. Nếu thất bại ở bất kì giai đoạn nào anh sẽ loại bỏ nó. Quyển sách anh thích nói về prototyping là "Sprint: How to Solve Big Problems and Test New Ideas in Just Five Days " em có thể tìm đọc nếu muốn hiểu hơn về chủ đề này.


2. Tùy lĩnh vực sẽ có nhiều đặc điểm khác nhau về nhu cầu vốn, nhưng cá nhân anh nghĩ rằng vốn không phải quan trọng nhất. Có nhiều tiền, nếu mình làm tốt nó sẽ nhân rộng những gì mình làm tốt, còn nếu không làm tốt thì nó sẽ nhân rộng các sai lầm của mình, nên cuối cùng vẫn là ở khả năng của mình. Từ bài học đắt tiền ở trên, sau đó anh tập trung vào cách sử dụng những nguồn lực sẵn có không liên quan tới tiền bạc nhiều hơn và dần dần học được cách để khởi nghiệp một cách nhanh chóng mà hầu như không cần tiền. Em có thể nghiên cứu thêm khái niệm 'bootstrapping' hay tạm dịch là 'khởi nghiệp tự thân'  


3. Một trong những nguyên nhân gây ra thất bại ở trên là do cách xây dựng đội ngũ founders. Chuyên môn của anh là business, thì anh co-founder cũng là business luôn. Khi bắt tay vào làm thì thấy lúc mới bắt đầu, công việc rất rải rác mỗi chỗ một ít, chưa rạch ròi phân hóa thành các bộ phận khác nhau nên rất khó chia việc cho cả 2 người làm business, nên anh chấp nhận gánh team. Trong khi mảng kĩ thuật thì lại không có ai nên rất bị động trong phần phát triển sản phẩm. Sau này với công ty gần đây, founding team của anh tốt hơn nhiều, có người quản trị, có người sale, có người làm sản phẩm nên công ty đã có thể chạy và bắt đầu sản sinh ra doanh thu mà chưa cần tới tuyển thêm nhân viên. Anh nghĩ đây cũng là vấn đề nhiều khởi nghiệp gặp phải do thường chúng ta chơi với những người gần giống mình, mà 1 công ty thì không thể nào toàn những người có chức năng giống nhau được, nên từ giờ các em nên mở rộng các mối quan hệ của mình, và tìm những người giỏi ở nhiều lĩnh vực khác nhau dù chưa có nhu cầu, để khi ý tưởng xuất hiện mình có thể tập hợp được đội nhóm hoàn chỉnh ngay.

Trả lời

Ngày xưa hồi học về kinh doanh, thầy mình có dạy là 'fail cheap - fail fast - fail often', ổng nói 99% khả năng ý tưởng của mày là ngu, và mày phải thử và thất bại nhanh và thường xuyên để tìm thấy 1% ý tưởng sáng giá kia, và phải cheap nữa để mày không phá sản trước khi tìm thấy ý tưởng đó. Nhưng thất bại đầu tiên của anh do không thực sự hiểu bài học đó.

1. Startup đầu tiên của anh là 1 nền tảng tương tự như Noron, lấy cảm hứng từ Quora nhưng thiên về học thuật và du học. Vì anh đã từng tổ chức các event mentoring offline về du học rất thành công nên tự tin rằng khi online nó cũng sẽ thành công vì ... Quora làm được mà. Anh đầu tư tất cả tiền dành dụm được từ hồi sinh viên đến khi bắt đầu đi làm để thuê 1 team dev làm hẳn mobile app. Sau đó thấy mobile app ít người sử dụng và thấy khó khăn cho mentor khi gõ các câu trả lời rất dài, anh mới làm web app. Rồi sau hơn 1 năm thử nghiệm thì thấy mình không đủ nguồn lực để làm các hoạt động lớn hơn để tạo ra 1 cộng đồng có thói quen sử dụng nền tảng này nên phải dừng nó. Bài học cốt lõi nhất là không đầu tư prototyping (sản xuất nguyên mẫu) hay còn gọi là làm Minimal Viable Product (MVP) để đánh giá tính khả thi mà bỏ qua sản xuất sản phẩm cuối cùng luôn. Nếu được làm lại, anh sẽ đi dần dần từ làm 1 group hỏi đáp trên fb trước để test hành vi người dùng thay vì mặc định người VN sẽ giống cộng đồng Quora, rồi nếu thành công sẽ phát triển tới web, nếu thành công rồi cuối cùng tới mobile. Nếu thất bại ở bất kì giai đoạn nào anh sẽ loại bỏ nó. Quyển sách anh thích nói về prototyping là "Sprint: How to Solve Big Problems and Test New Ideas in Just Five Days " em có thể tìm đọc nếu muốn hiểu hơn về chủ đề này.


2. Tùy lĩnh vực sẽ có nhiều đặc điểm khác nhau về nhu cầu vốn, nhưng cá nhân anh nghĩ rằng vốn không phải quan trọng nhất. Có nhiều tiền, nếu mình làm tốt nó sẽ nhân rộng những gì mình làm tốt, còn nếu không làm tốt thì nó sẽ nhân rộng các sai lầm của mình, nên cuối cùng vẫn là ở khả năng của mình. Từ bài học đắt tiền ở trên, sau đó anh tập trung vào cách sử dụng những nguồn lực sẵn có không liên quan tới tiền bạc nhiều hơn và dần dần học được cách để khởi nghiệp một cách nhanh chóng mà hầu như không cần tiền. Em có thể nghiên cứu thêm khái niệm 'bootstrapping' hay tạm dịch là 'khởi nghiệp tự thân'  


3. Một trong những nguyên nhân gây ra thất bại ở trên là do cách xây dựng đội ngũ founders. Chuyên môn của anh là business, thì anh co-founder cũng là business luôn. Khi bắt tay vào làm thì thấy lúc mới bắt đầu, công việc rất rải rác mỗi chỗ một ít, chưa rạch ròi phân hóa thành các bộ phận khác nhau nên rất khó chia việc cho cả 2 người làm business, nên anh chấp nhận gánh team. Trong khi mảng kĩ thuật thì lại không có ai nên rất bị động trong phần phát triển sản phẩm. Sau này với công ty gần đây, founding team của anh tốt hơn nhiều, có người quản trị, có người sale, có người làm sản phẩm nên công ty đã có thể chạy và bắt đầu sản sinh ra doanh thu mà chưa cần tới tuyển thêm nhân viên. Anh nghĩ đây cũng là vấn đề nhiều khởi nghiệp gặp phải do thường chúng ta chơi với những người gần giống mình, mà 1 công ty thì không thể nào toàn những người có chức năng giống nhau được, nên từ giờ các em nên mở rộng các mối quan hệ của mình, và tìm những người giỏi ở nhiều lĩnh vực khác nhau dù chưa có nhu cầu, để khi ý tưởng xuất hiện mình có thể tập hợp được đội nhóm hoàn chỉnh ngay.