Làm sao để nhận diện những thực phẩm có chứa thành phần có hại cho sức khỏe khi không được ghi trên bao bì?

  1. Vũ Thế Thành

Chào anh ạ, em là Khanh. Em rất quan tâm đến vấn đề thực phẩm an toàn và thường có thói quen đọc kĩ thành phần của thức ăn trước khi mua. Tuy nhiên, ngay cả ở siêu thị vẫn có nhiều thực phẩm, hàng hóa có hóa chất nhưng không được ghi vào bao bì, một số hàng lại điền rất đơn giản, về sản phẩm đóng hộp em chỉ chú ý đến những nhãn hàng có chữ không : không chất bảo quản, không gmo..., không phẩm màu để biết và bỏ qua những nhãn không có, tuy nhiên còn những chất "độc hại"khác nếu không được ghi, và cũng không ghi không chứa thì thế nào ạ? vd chất formol, hàn the, vôi, xi măng... thì sao ạ (ví dụ đối với đậu hũ)

Còn rau củ quả, có tin được không khi rau nào cũng được dán nhãn rau sạch được chứng nhận ạ?

Em hỏi điều này vì quả là rau "hữu cơ" thì rất đắt và khó mua ạ, và em rất mong có thể tìm được giải pháp khả quan hơn khi mua thực phẩm an toàn ạ.

Em cảm ơn anh

Từ khóa: 

chuyên môn: hóa học

,

quản trị chất lượng

Không có cách nào nhận diện được thực phẩm có chất độc hại hay không (bằng mắt thường), ngoài việc đưa vào phòng phân tích.

Là người tiêu dùng, chúng ta chỉ có niềm tin rằng thực phẩm có đăng ký, chịu sự quản lý và kiểm tra của Nhà nước về attp là những thực phẩm chấp nhận được.

Rau củ quả lại càng nhức đầu hơn nữa với đủ loại chứng nhận mà độ tin cậy vẫn còn rất thấp. Hiệp hội Thực phẩm minh bạch cũng đang nỗ lực rất nhiều để minh bạch hóa việc tuân thủ những quy định về nuôi trồng, kể cả truy xuất nguồn gốc, nhưng cũng còn nhiều khó khăn, thực giả lẫn lộn. Thực thì ít, giả lại nhiều. Vấn đề này cần thời gian.

Để tự bảo vệ mình, chỉ mua thực thực phẩm có nhãn mác tử tế. Với rau củ quả nên rửa sạch nhiều lần với nước. Dù sao thì nông sản có chứng nhận cũng còn không là không có.

Trả lời

Không có cách nào nhận diện được thực phẩm có chất độc hại hay không (bằng mắt thường), ngoài việc đưa vào phòng phân tích.

Là người tiêu dùng, chúng ta chỉ có niềm tin rằng thực phẩm có đăng ký, chịu sự quản lý và kiểm tra của Nhà nước về attp là những thực phẩm chấp nhận được.

Rau củ quả lại càng nhức đầu hơn nữa với đủ loại chứng nhận mà độ tin cậy vẫn còn rất thấp. Hiệp hội Thực phẩm minh bạch cũng đang nỗ lực rất nhiều để minh bạch hóa việc tuân thủ những quy định về nuôi trồng, kể cả truy xuất nguồn gốc, nhưng cũng còn nhiều khó khăn, thực giả lẫn lộn. Thực thì ít, giả lại nhiều. Vấn đề này cần thời gian.

Để tự bảo vệ mình, chỉ mua thực thực phẩm có nhãn mác tử tế. Với rau củ quả nên rửa sạch nhiều lần với nước. Dù sao thì nông sản có chứng nhận cũng còn không là không có.