Liệu các loại hình nghệ thuật dân gian sẽ bị mai một và biến mất?

  1. Phan Khắc Huy

Ngày càng nhiều loại hình nghệ thuật dân gian như ca trù, chèo, tuồng, hát xoang, dân ca quan họ, cải lương bị mai một vì được ít người trẻ quan tâm. Dù nhà nước và các bộ ngành cũng có chính sách yêu cầu bảo tồn nhưng vẫn chưa hiệu quả. Cơ bản thì các nghệ sĩ đi theo con đường này vẫn không kiếm đủ thu nhập trang trải cuộc sống. Theo anh dự đoán liệu chúng có biến mất trong tương lai hay không? Có cách nào để bảo tồn, gìn giữ những giá trị truyền thống này không ạ?

duong-van-nga_282314578
Từ khóa: 

văn hóa

,

giá trị truyền thống

,

cải lương

,

hát chèo

,

bảo tồn nghệ thuật

,

nhà giáo dục về văn hóa

,

lịch sử

Chào em,

Mỗi một loại hình nghệ thuật dân gian sẽ có không gian văn hóa của nó, mà trong đó người nghệ sĩ và khán giả có những cộng hưởng và đồng điệu để cùng nhau gìn giữ và phát triển loại hình đó.

Ở Nam Bộ, các loại hình Hò, Hát, Lý, Vè và diễn xướng tổng hợp như Hát Bội, Cải lương... có không gian văn hóa sông nước với nhiều cộng đồng văn hóa cộng cư, luôn cởi mở tiếp xúc với văn hóa bên ngoài nên phát triển và thay đổi nhanh chóng. Khán giả thay đổi bắt buộc nghệ sĩ phải cải tiến, khán giả mất đi thì loại hình nghệ thuật đó sẽ mất đi. Việc lưu truyền các hình thức nghệ thuật dân gian xưa kia cả về biểu diễn lẫn thưởng thức mang tính chất gia đình, các thế hệ truyền dạy cho nhau. Ngày nay, trong xã hội đô thị, đại gia đình bị phá vỡ thành những gia đình nhỏ chỉ có 1-2 thế hệ, giáo dục gia đình ít được coi trọng hoặc ngay cả cha mẹ cũng ít có thời giờ truyền lại vốn hiểu biết của mình cho con cái, việc giáo dục chuyển giao phần nhiều cho hệ thống giáo dục quốc dân. Tuy vậy, hệ thống này hiện này chỉ dạy phần ngôn từ, tức là văn học dân gian, chứ không dạy phần nghệ thuật, do đó, học sinh-sinh viên không biết cách thưởng thức nghệ thuật, nghệ thuật dân gian vốn đã mất đi không gian nay lại mất dần khán giả, nên việc nó mai một hay biến mất là điều dễ hiểu.

Ở miền Nam vẫn còn một vài loại hình nghệ thuật còn sức sống như Đờn Ca Tài Tử (còn không gian và khán giả), Hát Bội, Địa nàng - Bống rỗi thể nhập vào tín ngưỡng trong nghi lễ cúng đình, cúng miễu, sẽ còn tồn tại khi đình-miễu còn. Tuy nhiên, để lưu giữ, điều cốt yếu là phải có khán giả, mà để có khán giả sẽ cần những chương trình giáo dục đào tạo khán giả cách thưởng thức bài bản.

Trả lời

Chào em,

Mỗi một loại hình nghệ thuật dân gian sẽ có không gian văn hóa của nó, mà trong đó người nghệ sĩ và khán giả có những cộng hưởng và đồng điệu để cùng nhau gìn giữ và phát triển loại hình đó.

Ở Nam Bộ, các loại hình Hò, Hát, Lý, Vè và diễn xướng tổng hợp như Hát Bội, Cải lương... có không gian văn hóa sông nước với nhiều cộng đồng văn hóa cộng cư, luôn cởi mở tiếp xúc với văn hóa bên ngoài nên phát triển và thay đổi nhanh chóng. Khán giả thay đổi bắt buộc nghệ sĩ phải cải tiến, khán giả mất đi thì loại hình nghệ thuật đó sẽ mất đi. Việc lưu truyền các hình thức nghệ thuật dân gian xưa kia cả về biểu diễn lẫn thưởng thức mang tính chất gia đình, các thế hệ truyền dạy cho nhau. Ngày nay, trong xã hội đô thị, đại gia đình bị phá vỡ thành những gia đình nhỏ chỉ có 1-2 thế hệ, giáo dục gia đình ít được coi trọng hoặc ngay cả cha mẹ cũng ít có thời giờ truyền lại vốn hiểu biết của mình cho con cái, việc giáo dục chuyển giao phần nhiều cho hệ thống giáo dục quốc dân. Tuy vậy, hệ thống này hiện này chỉ dạy phần ngôn từ, tức là văn học dân gian, chứ không dạy phần nghệ thuật, do đó, học sinh-sinh viên không biết cách thưởng thức nghệ thuật, nghệ thuật dân gian vốn đã mất đi không gian nay lại mất dần khán giả, nên việc nó mai một hay biến mất là điều dễ hiểu.

Ở miền Nam vẫn còn một vài loại hình nghệ thuật còn sức sống như Đờn Ca Tài Tử (còn không gian và khán giả), Hát Bội, Địa nàng - Bống rỗi thể nhập vào tín ngưỡng trong nghi lễ cúng đình, cúng miễu, sẽ còn tồn tại khi đình-miễu còn. Tuy nhiên, để lưu giữ, điều cốt yếu là phải có khán giả, mà để có khán giả sẽ cần những chương trình giáo dục đào tạo khán giả cách thưởng thức bài bản.

Điều đó là chắc chắn rồi... Bạn có thể thực hiện khảo sát nhỏ, hỏi thử các bạn học sinh cấp 1 và 2 có bao nhiêu bạn biết được. Các bạn học sinh cấp 1 và 2 là những bạn học có môn Âm nhạc còn không thể biết trong khi đó thời ông bà cha mẹ mình, ba mình vẫn hay khoe về ký ức tuổi 12, 13 cùng đám bạn trong xóm ráng... coi chui tuồng người ta diễn.

Cách thì có nhiều cách nhưng cách đơn giản nhất mà bất kì ai cũng làm được là ủng hộ nghệ sĩ bằng cách mua vé xem vì khán giả cũng là nguồn động lực to lớn đối với nghệ sĩ.