Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ?

  1. Nguyễn Anh Đức

Hiện nay có rất nhiều trẻ bị rối loạn ngôn ngữ do bố mẹ ép học tiếng anh từ khi còn quá nhỏ. Em muốn hỏi ở trẻ em thì độ tuổi nào cho trẻ em tiếp xúc với tiếng anh là tốt nhất và phương pháp nào là hiệu quả nhất để bé có thể tiếp thu tốt nhất mà không bị rối loạn ngôn ngữ.

Từ khóa: 

founder & ceo smartcom corporation

Tôi nghĩ là bạn đặt câu hỏi này ra vì bài báo gần đây đăng về phụ huynh phát hoảng khi thấy con mình không nói tốt tiếng mẹ đẻ, trong khi tiếng Anh thì nói được từ rời rạc, không hình thành được câu có phải không?

Tôi muốn góp ý thế này: 1 trường hợp cá biệt đó không đại diện cho tất cả những đứa trẻ. Trong khi Trung tâm nghiên cứu Giáo dục sớm của Harvard lại cho những bằng chứng khoa học hoàn toàn khác biệt: Đó là trẻ bắt đầu học ngôn ngữ khi còn trong bào thai, tức là bé hấp thụ âm thanh giao tiếp của môi trường xung quanh, và nghe tiếng mẹ của bé nói, nên năng lực ngôn ngữ đã bắt đầu hình thành từ đó. Khi ra đời, đứa trẻ tiếp xúc với bao nhiêu ngôn ngữ thì sẽ có thể nói được bấy nhiêu ngôn ngữ, và tiếp xúc càng sớm thì khả năng hấp thụ ngôn ngữ càng sớm. Bằng chứng cho thấy là những đứa trẻ có bố là người Mỹ, mẹ là người Hàn Quốc, nhưng sinh sống ở Việt Nam, và đứa trẻ đó đi học mẫu giáo ở môi trường song ngữ Anh - Việt ở Việt Nam. Kết quả là cháu giao tiếp tự nhiên bằng tiếng Anh với bố, tiếng Hàn với mẹ và tiếng Việt với bạn bè Việt Nam. Điều này cũng xảy ra ở bất cứ gia đình nào khi mà bố mẹ nói 2 thứ tiếng mẹ đẻ khác nhau, và đứa con lại sống ở 1 nước thứ 3 cùng bố mẹ, thì đứa trẻ đó có thể nói tới 3 ngôn ngữ. Như Noam Chomsky (cha đẻ của ngành giảng dạy tiếng Anh hiện đại, người được coi là 1 trong 20 bộ não thiên tài của thế kỷ XX) nói rằng việc học ngôn ngữ với 1 đứa trẻ là hành vi mang tính bản năng, rất tự nhiên, và không thể ngăn cản; nó cũng giống như việc 1 đứa trẻ học đi bằng 2 chân khi nó đủ ngày đủ tháng và sống trong môi trường con người, thì dù ta có cấm cản đi chăng nữa, đứa trẻ vẫn cứ đứng lên và đi bằng 2 chân.

Trở lại với vấn đề đứa trẻ bị rối loạn ngôn ngữ: Bản thân tôi đã chứng kiến nhiều em bé 2 - 4 tuổi bị rối loạn ngôn ngữ. Tôi xin chia sẻ rằng có những em bé bị rối loạn do các yếu tố nội tại, bẩm sinh: ví dụ như trong 8 năng lực tư duy của con người, thì năng lực tư duy ngôn ngữ lại phát triển sau, trong khi năng lực logic hay quan sát lại vượt trước tuổi, và kết quả là ta thấy em bé rất thông minh nhưng không diễn đạt được đầy đủ, gãy gọn những gì em biết. Thế giới tổng kết đây là hội chứng Einstein. Đối với những em bé này thì ta cần cho em thời gian để năng lực ngôn ngữ phát triển, đồng thời ta cũng tác động thêm vào bằng cách kể chuyện, đọc, giao tiếp thật nhiều, hỏi em thật nhiều... thì sẽ khắc phục được dần dần vấn đề. Ngược lại, có những em bé lại bị tác động do môi trường mà làm chậm đi năng lực ngôn ngữ. Ví dụ như mẹ hay cho bé xem TV hay dùng điện thoại quá nhiều, dẫn đến bé cứ nghe và không tương tác bằng giao tiếp được với TV hay điện thoại, và kết quả là bé không thấy nhu cầu phải nói là bức thiết, nên lâu ngày bé trở nên chậm nói, lười giao tiếp. Hoặc trong một số gia đình, bố mẹ mắc sai lầm khi dạy con tiếng Anh bằng cách giao tiếp bằng tiếng Anh ở nhà quá nhiều với con: hậu quả là thời gian phát triển tiếng mẹ đẻ bị đánh đổi thành tiếng Anh (chưa bàn tới mức độ chính xác khi cha mẹ Việt của bé nói tiếng Anh nhé), tương tác cuộc sống thiết yếu bằng ngôn ngữ bị ép buộc chuyển sang tiếng Anh một cách duy ý chí và không nhất quán (vì chắc chắn rất ít cha mẹ Việt nào có đủ khả năng ngôn ngữ và ý chí để suốt ngày chỉ nói tiếng Anh với con mình mà không dùng tiếng Việt)... Và hậu quả là bé không hấp thụ nổi tiếng Việt, và tiếng Anh cũng bị lộn xộn theo luôn. Trẻ hấp thụ ngôn ngữ (tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ) bằng việc lặp đi lặp lại trong tình huống cụ thể, kèm theo đàm phán nghĩa trong vận động (thử sai, chọn đúng): nhưng quá trình này bị tác động tiêu cực bằng việc cha mẹ giao tiếp tiếng Anh với con một cách thiếu khoa học. Vậy là lợi bất cập hại.

Tóm lại, nếu trẻ không bị mắc vấn đề gì đặc biệt về tư duy, và phát triển bình thường, thì con có thể học tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ từ rất sớm. Vấn đề là phải tổ chức việc HỌC hay nói đúng hơn là HẤP THỤ đa ngôn ngữ ấy phải khoa học. Nếu bạn có hứng thú với vấn đề này thì tôi sẽ giải thích bằng 1 video cho nó sâu sắc, đủ ý hơn ạ.

Trả lời

Tôi nghĩ là bạn đặt câu hỏi này ra vì bài báo gần đây đăng về phụ huynh phát hoảng khi thấy con mình không nói tốt tiếng mẹ đẻ, trong khi tiếng Anh thì nói được từ rời rạc, không hình thành được câu có phải không?

Tôi muốn góp ý thế này: 1 trường hợp cá biệt đó không đại diện cho tất cả những đứa trẻ. Trong khi Trung tâm nghiên cứu Giáo dục sớm của Harvard lại cho những bằng chứng khoa học hoàn toàn khác biệt: Đó là trẻ bắt đầu học ngôn ngữ khi còn trong bào thai, tức là bé hấp thụ âm thanh giao tiếp của môi trường xung quanh, và nghe tiếng mẹ của bé nói, nên năng lực ngôn ngữ đã bắt đầu hình thành từ đó. Khi ra đời, đứa trẻ tiếp xúc với bao nhiêu ngôn ngữ thì sẽ có thể nói được bấy nhiêu ngôn ngữ, và tiếp xúc càng sớm thì khả năng hấp thụ ngôn ngữ càng sớm. Bằng chứng cho thấy là những đứa trẻ có bố là người Mỹ, mẹ là người Hàn Quốc, nhưng sinh sống ở Việt Nam, và đứa trẻ đó đi học mẫu giáo ở môi trường song ngữ Anh - Việt ở Việt Nam. Kết quả là cháu giao tiếp tự nhiên bằng tiếng Anh với bố, tiếng Hàn với mẹ và tiếng Việt với bạn bè Việt Nam. Điều này cũng xảy ra ở bất cứ gia đình nào khi mà bố mẹ nói 2 thứ tiếng mẹ đẻ khác nhau, và đứa con lại sống ở 1 nước thứ 3 cùng bố mẹ, thì đứa trẻ đó có thể nói tới 3 ngôn ngữ. Như Noam Chomsky (cha đẻ của ngành giảng dạy tiếng Anh hiện đại, người được coi là 1 trong 20 bộ não thiên tài của thế kỷ XX) nói rằng việc học ngôn ngữ với 1 đứa trẻ là hành vi mang tính bản năng, rất tự nhiên, và không thể ngăn cản; nó cũng giống như việc 1 đứa trẻ học đi bằng 2 chân khi nó đủ ngày đủ tháng và sống trong môi trường con người, thì dù ta có cấm cản đi chăng nữa, đứa trẻ vẫn cứ đứng lên và đi bằng 2 chân.

Trở lại với vấn đề đứa trẻ bị rối loạn ngôn ngữ: Bản thân tôi đã chứng kiến nhiều em bé 2 - 4 tuổi bị rối loạn ngôn ngữ. Tôi xin chia sẻ rằng có những em bé bị rối loạn do các yếu tố nội tại, bẩm sinh: ví dụ như trong 8 năng lực tư duy của con người, thì năng lực tư duy ngôn ngữ lại phát triển sau, trong khi năng lực logic hay quan sát lại vượt trước tuổi, và kết quả là ta thấy em bé rất thông minh nhưng không diễn đạt được đầy đủ, gãy gọn những gì em biết. Thế giới tổng kết đây là hội chứng Einstein. Đối với những em bé này thì ta cần cho em thời gian để năng lực ngôn ngữ phát triển, đồng thời ta cũng tác động thêm vào bằng cách kể chuyện, đọc, giao tiếp thật nhiều, hỏi em thật nhiều... thì sẽ khắc phục được dần dần vấn đề. Ngược lại, có những em bé lại bị tác động do môi trường mà làm chậm đi năng lực ngôn ngữ. Ví dụ như mẹ hay cho bé xem TV hay dùng điện thoại quá nhiều, dẫn đến bé cứ nghe và không tương tác bằng giao tiếp được với TV hay điện thoại, và kết quả là bé không thấy nhu cầu phải nói là bức thiết, nên lâu ngày bé trở nên chậm nói, lười giao tiếp. Hoặc trong một số gia đình, bố mẹ mắc sai lầm khi dạy con tiếng Anh bằng cách giao tiếp bằng tiếng Anh ở nhà quá nhiều với con: hậu quả là thời gian phát triển tiếng mẹ đẻ bị đánh đổi thành tiếng Anh (chưa bàn tới mức độ chính xác khi cha mẹ Việt của bé nói tiếng Anh nhé), tương tác cuộc sống thiết yếu bằng ngôn ngữ bị ép buộc chuyển sang tiếng Anh một cách duy ý chí và không nhất quán (vì chắc chắn rất ít cha mẹ Việt nào có đủ khả năng ngôn ngữ và ý chí để suốt ngày chỉ nói tiếng Anh với con mình mà không dùng tiếng Việt)... Và hậu quả là bé không hấp thụ nổi tiếng Việt, và tiếng Anh cũng bị lộn xộn theo luôn. Trẻ hấp thụ ngôn ngữ (tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ) bằng việc lặp đi lặp lại trong tình huống cụ thể, kèm theo đàm phán nghĩa trong vận động (thử sai, chọn đúng): nhưng quá trình này bị tác động tiêu cực bằng việc cha mẹ giao tiếp tiếng Anh với con một cách thiếu khoa học. Vậy là lợi bất cập hại.

Tóm lại, nếu trẻ không bị mắc vấn đề gì đặc biệt về tư duy, và phát triển bình thường, thì con có thể học tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ từ rất sớm. Vấn đề là phải tổ chức việc HỌC hay nói đúng hơn là HẤP THỤ đa ngôn ngữ ấy phải khoa học. Nếu bạn có hứng thú với vấn đề này thì tôi sẽ giải thích bằng 1 video cho nó sâu sắc, đủ ý hơn ạ.