Trong một ngày làm việc, bạn thường phải làm những gì?

  1. Trang Nguyễn

Bạn có thể mô tả ngắn gọn những công việc mà bạn thường phải làm, trong một ngày không? Công việc của một chuyên gia bảo tồn động vật hoang dã là những gì? Những công việc này có nguy hiểm không, bạn có làm việc chung với kiểm lâm, hay phải đối mặt với lâm tặc không?

Xin cảm ơn bạn.

Từ khóa: 

bảo tồn động vật hoang dã

,

động vật hoang dã

,

bảo tồn động vật

,

mất cân bằng sinh thái

,

nhà bảo tồn động vật hoang dã

Cám ơn bạn đã đặt câu hỏi. Đây là một trong những câu hỏi mà có nhiều người hỏi mình nhất - và cũng gần như là khi nào tham gia các sự kiện hỏi - đáp đều được hỏi câu này. Mình sẽ trả lời kỹ nên hơi dài dòng một tí chứ không ngắn gọn được.

Trước tiên mình sẽ nói lại một lần nữa, đó là làm bảo tồn không có nghĩa là "phải" đi rừng, hay chỉ có đi rừng để thu nhập số liệu. Bảo tồn là một ngành rất đa dạng, mà các bạn có thể đóng góp và theo nó theo nhiều cách khác nhau. Về cơ bản nó chia theo bốn ngạch chính:

1. Làm nghiên cứu: Yêu cầu cao, cần được đào tạo theo đúng chuyên ngành, yêu cầu khả năng ngôn ngữ tốt (vì đa phần các bạn sẽ làm việc với chuyên gia người nước ngoài). Các bạn có thể chọn tùy theo sở thích là làm fieldwork (đi thực địa, đi rừng hoặc đi điều tra, khảo sát buôn bán động vật hoang dã trái phép), hay làm việc trong phòng thí nghiệm. Nếu làm nghiên cứu thì đi thực địa thì chắc chắn sẽ làm việc với kiểm lâm, sẽ phải đi rừng nhiều. 

2. Giáo dục bảo tồn: Ngạch này thì không nhất thiết phải học sinh học hay học bảo tồn ra. Những bạn học về giáo dục, truyền thông, thiết kế hay ngôn ngữ cũng đều có lợi thế riêng. Có thể đóng góp thông qua khả năng và tầm hiểu biết cũng như sự sáng tạo của mình cho những dự án giáo dục bảo tồn, nâng cao nhân thức của người dân, làm giảm nhu cầu sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã.

3. Quyền lợi động vật và chăm sóc động vật nuôi: Đa phần những ai theo ngạch này sẽ làm việc trực tiếp với động vật hoang dã trong điều kiện nuôi nhốt. Có thể là ở sở thú, hoặc trung tâm cứu trợ. Hiện tại ở VN ngạch này còn rất yếu do thiếu chuyên gia và kiến thức cũng như thái độ của mọi người đối với động vật hoang dã còn chưa được tốt. Tuy nhiên đây lại là ngạch vô cùng quan trọng trong việc bảo tồn, đặc biệt là những dự án tái thả cá thể về với thiên nhiên. Những bạn học về thú y, hoặc lâm nghiệp thường theo ngạch này. Tuy nhiên, phải nói thật là thú y ở VN còn dạy dựa vào kiến thức cũ, chưa được cập nhật và có phần theo cảm tính.

4. Luật: Làm bảo tồn rất cần phải theo luật pháp của khu vực sở tại. Ví dụ các bạn nếu muốn cứu hộ ĐVHD bị bày bán cần phải hiểu mình được luật pháp bảo vệ ra sao và liệu có thể tịch thu và cứu trợ cá thể bị buôn bán hay không. Bên cạnh những bạn học về Luật, thì những bạn học chính trị và có khả năng vào làm tại các cơ quan nhà nước về môi trường, thay đổi bộ luật... có lợi thế rất lớn.

Công việc hàng ngày của các bạn sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào việc bạn chọn làm việc theo ngạch nào, như đã nói ở trên.

Nếu bạn có hứng thú với ngành này có thể tìm cuốn sách Trở Về Nơi Hoang Dã do mình viết, để có thể hiểu thêm về công việc của mình. Sách được xuất bản bởi nhà xuất bản Nhã Nam:

Trả lời

Cám ơn bạn đã đặt câu hỏi. Đây là một trong những câu hỏi mà có nhiều người hỏi mình nhất - và cũng gần như là khi nào tham gia các sự kiện hỏi - đáp đều được hỏi câu này. Mình sẽ trả lời kỹ nên hơi dài dòng một tí chứ không ngắn gọn được.

Trước tiên mình sẽ nói lại một lần nữa, đó là làm bảo tồn không có nghĩa là "phải" đi rừng, hay chỉ có đi rừng để thu nhập số liệu. Bảo tồn là một ngành rất đa dạng, mà các bạn có thể đóng góp và theo nó theo nhiều cách khác nhau. Về cơ bản nó chia theo bốn ngạch chính:

1. Làm nghiên cứu: Yêu cầu cao, cần được đào tạo theo đúng chuyên ngành, yêu cầu khả năng ngôn ngữ tốt (vì đa phần các bạn sẽ làm việc với chuyên gia người nước ngoài). Các bạn có thể chọn tùy theo sở thích là làm fieldwork (đi thực địa, đi rừng hoặc đi điều tra, khảo sát buôn bán động vật hoang dã trái phép), hay làm việc trong phòng thí nghiệm. Nếu làm nghiên cứu thì đi thực địa thì chắc chắn sẽ làm việc với kiểm lâm, sẽ phải đi rừng nhiều. 

2. Giáo dục bảo tồn: Ngạch này thì không nhất thiết phải học sinh học hay học bảo tồn ra. Những bạn học về giáo dục, truyền thông, thiết kế hay ngôn ngữ cũng đều có lợi thế riêng. Có thể đóng góp thông qua khả năng và tầm hiểu biết cũng như sự sáng tạo của mình cho những dự án giáo dục bảo tồn, nâng cao nhân thức của người dân, làm giảm nhu cầu sử dụng sản phẩm từ động vật hoang dã.

3. Quyền lợi động vật và chăm sóc động vật nuôi: Đa phần những ai theo ngạch này sẽ làm việc trực tiếp với động vật hoang dã trong điều kiện nuôi nhốt. Có thể là ở sở thú, hoặc trung tâm cứu trợ. Hiện tại ở VN ngạch này còn rất yếu do thiếu chuyên gia và kiến thức cũng như thái độ của mọi người đối với động vật hoang dã còn chưa được tốt. Tuy nhiên đây lại là ngạch vô cùng quan trọng trong việc bảo tồn, đặc biệt là những dự án tái thả cá thể về với thiên nhiên. Những bạn học về thú y, hoặc lâm nghiệp thường theo ngạch này. Tuy nhiên, phải nói thật là thú y ở VN còn dạy dựa vào kiến thức cũ, chưa được cập nhật và có phần theo cảm tính.

4. Luật: Làm bảo tồn rất cần phải theo luật pháp của khu vực sở tại. Ví dụ các bạn nếu muốn cứu hộ ĐVHD bị bày bán cần phải hiểu mình được luật pháp bảo vệ ra sao và liệu có thể tịch thu và cứu trợ cá thể bị buôn bán hay không. Bên cạnh những bạn học về Luật, thì những bạn học chính trị và có khả năng vào làm tại các cơ quan nhà nước về môi trường, thay đổi bộ luật... có lợi thế rất lớn.

Công việc hàng ngày của các bạn sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào việc bạn chọn làm việc theo ngạch nào, như đã nói ở trên.

Nếu bạn có hứng thú với ngành này có thể tìm cuốn sách Trở Về Nơi Hoang Dã do mình viết, để có thể hiểu thêm về công việc của mình. Sách được xuất bản bởi nhà xuất bản Nhã Nam: