Phương thức hoạt động của các bộ phận trong hệ thống chính trị?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Đảng cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị * Vị trí, Đảng lãnh đạo đề ra đường lối chủ trương, định hướng hoạt động của hệ thống chính trị * Vai trò, là điều kiện cần thiết và tất yếu bảo đảm hệ thống chính trị giữ vững được bản chất giai cấp công nhân, đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân. * Phương thức lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị. Thứ nhất, Đảng đề ra đường lối chủ trương về phát triển kinh tế-xã hội, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và những quan hệ chủ yếu trong đời sống xã hội. Thứ hai, Đảng giới thiệu các đảng viên có phẩm chất chính trị, năng lực, đạo đức để nhân dân lựa chọn bầu vào các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Thứ ba, Đảng kiểm tra các cơ quan nhà nước thể chế đường lối, chủ trương thành các chính sách, pháp luật, nghị quyết của các tổ chức chính trị-xã hội và thông qua đó kiểm nghiệm và khắc phục hoàn thiện chủ trương, đường lối của Đảng phù hợp với quy luật xã hội và lợi ích của nhân dân. * Các tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước trong hệ thống chính trị. * Vị trí, Nhà nước là trung tâm, trụ cột của hệ thống chính trị, có nhà nước mới có hệ thống chính trị. * Vai trò: Nhà nước là bộ máy trực tiếp thực thi quyền lực chính trị, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, ý chí nguyện vọng của nhân dân. Quản lý nền kinh tế , văn hóa, xã hội, duy trì trật tự an ninh, quốc phòng. * Phương thức hoạt động của Nhà nước: ** Nhà nước ban hành pháp luật, xác định phạm vi, thẩm quyền của mỗi cơ quan nhà nước trong quản lý xã hội, nhằm bào đảm quyền lực nhà nước hoạt động trong phạm vi quy định của pháp luật, có hiệu lực và hiệu quả, tránh lạm quyền, làm trái pháp luật, đồng thời ban hành cơ chế phòng ngừa quan liêu, tham nhũng, vô trách nhiệm của cán bộ, công chức nhà nước. ** Nhà nước ban hành pháp luật bảo vệ quyền con người, quyền công dân quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm duy trì trật tự xã hội, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp cùa công dân. ** Nhà nuớc có đủ năng lực quản lý và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trật tự an ninh và quốc phòng, nhằm mục đích nâng cao đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân. Như vậy, Nhà nước là bộ máy tố chức thực thi quyền lực chính trị, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân và quản lý toàn bộ mọi hoạt động của xã hội, nhà mục đích để xây dựng xã hội chủ nghĩa. Các tổ chức chính trị-xã hội trong hệ thống chính trị: *Khái niệm các tổ chức chinh trị-xã hội là: Tập hợp quần chúng nhân dân liên kết theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho thành viên của mình. * Vị trí: thay mặt cho thành viên của mình tham gia quyền lực chinh trị * Vai trò: tập hợp ý chí nguyện vọng của các thành viên phản biện, đóng góp dự thảo và đề nghị điều chỉnh, sử đổi chính sách, pháp pháp luật, giám sát hoạt động các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức thực thi quyền lực nhà nước, tuyên truyền vận động các thành viên chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. * Phương thức hoạt động của các tổ chính trị-xã hội. Tham gia vào quá trình thành lập các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên tiến hành hội nghị hiệp thương xác định cơ cấu, tiêu chuẩn, lựa chọn người ra ứng cứu đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, và xem xét tư cách đại biểu, tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bầu cử, đề nghị Hội đồng nhân dân bầu hội thẩm nhân dân, tham gia hội đồng tuyển dụng Kiểm sát viên, Thẩm phán tòa án nhân dân. Tham gia vào quá trình phản biện, dự thảo chính sách, pháp luật hoặc đề nghị nhà nước điều chỉnh, sửa đổi, hủy bỏ những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên được mời tham gia kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân, phiên họp của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân, phát biểu ý nguyện của nhân dân để các cơ quan nhà nước thảo luận quyết định. Tham gia vào quá trình giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân và thực hiện thanh tra nhân dân ở cơ sở, các quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp; tham gia các phiên tòa xét xử bảo vệ lợi ích thành viên của mình; tham gia hội đồng khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật các thành viên của mình, tự giác chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước.
Trả lời
Đảng cộng sản Việt Nam trong hệ thống chính trị * Vị trí, Đảng lãnh đạo đề ra đường lối chủ trương, định hướng hoạt động của hệ thống chính trị * Vai trò, là điều kiện cần thiết và tất yếu bảo đảm hệ thống chính trị giữ vững được bản chất giai cấp công nhân, đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân. * Phương thức lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chính trị. Thứ nhất, Đảng đề ra đường lối chủ trương về phát triển kinh tế-xã hội, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và những quan hệ chủ yếu trong đời sống xã hội. Thứ hai, Đảng giới thiệu các đảng viên có phẩm chất chính trị, năng lực, đạo đức để nhân dân lựa chọn bầu vào các chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước. Thứ ba, Đảng kiểm tra các cơ quan nhà nước thể chế đường lối, chủ trương thành các chính sách, pháp luật, nghị quyết của các tổ chức chính trị-xã hội và thông qua đó kiểm nghiệm và khắc phục hoàn thiện chủ trương, đường lối của Đảng phù hợp với quy luật xã hội và lợi ích của nhân dân. * Các tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Nhà nước trong hệ thống chính trị. * Vị trí, Nhà nước là trung tâm, trụ cột của hệ thống chính trị, có nhà nước mới có hệ thống chính trị. * Vai trò: Nhà nước là bộ máy trực tiếp thực thi quyền lực chính trị, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, ý chí nguyện vọng của nhân dân. Quản lý nền kinh tế , văn hóa, xã hội, duy trì trật tự an ninh, quốc phòng. * Phương thức hoạt động của Nhà nước: ** Nhà nước ban hành pháp luật, xác định phạm vi, thẩm quyền của mỗi cơ quan nhà nước trong quản lý xã hội, nhằm bào đảm quyền lực nhà nước hoạt động trong phạm vi quy định của pháp luật, có hiệu lực và hiệu quả, tránh lạm quyền, làm trái pháp luật, đồng thời ban hành cơ chế phòng ngừa quan liêu, tham nhũng, vô trách nhiệm của cán bộ, công chức nhà nước. ** Nhà nước ban hành pháp luật bảo vệ quyền con người, quyền công dân quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm duy trì trật tự xã hội, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp cùa công dân. ** Nhà nuớc có đủ năng lực quản lý và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trật tự an ninh và quốc phòng, nhằm mục đích nâng cao đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao của nhân dân. Như vậy, Nhà nước là bộ máy tố chức thực thi quyền lực chính trị, thay mặt nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân và quản lý toàn bộ mọi hoạt động của xã hội, nhà mục đích để xây dựng xã hội chủ nghĩa. Các tổ chức chính trị-xã hội trong hệ thống chính trị: *Khái niệm các tổ chức chinh trị-xã hội là: Tập hợp quần chúng nhân dân liên kết theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho thành viên của mình. * Vị trí: thay mặt cho thành viên của mình tham gia quyền lực chinh trị * Vai trò: tập hợp ý chí nguyện vọng của các thành viên phản biện, đóng góp dự thảo và đề nghị điều chỉnh, sử đổi chính sách, pháp pháp luật, giám sát hoạt động các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức thực thi quyền lực nhà nước, tuyên truyền vận động các thành viên chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước. * Phương thức hoạt động của các tổ chính trị-xã hội. Tham gia vào quá trình thành lập các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên tiến hành hội nghị hiệp thương xác định cơ cấu, tiêu chuẩn, lựa chọn người ra ứng cứu đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, và xem xét tư cách đại biểu, tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bầu cử, đề nghị Hội đồng nhân dân bầu hội thẩm nhân dân, tham gia hội đồng tuyển dụng Kiểm sát viên, Thẩm phán tòa án nhân dân. Tham gia vào quá trình phản biện, dự thảo chính sách, pháp luật hoặc đề nghị nhà nước điều chỉnh, sửa đổi, hủy bỏ những văn bản quy phạm pháp luật hiện hành. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên được mời tham gia kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân, phiên họp của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân, phát biểu ý nguyện của nhân dân để các cơ quan nhà nước thảo luận quyết định. Tham gia vào quá trình giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân và thực hiện thanh tra nhân dân ở cơ sở, các quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp; tham gia các phiên tòa xét xử bảo vệ lợi ích thành viên của mình; tham gia hội đồng khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật các thành viên của mình, tự giác chấp hành chính sách, pháp luật của nhà nước.