1. Nghiên cứu khoa học là gì? Và Sinh viên có cần thiết phải nghiên cứu khoa học ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Nghiên cứu khoa học là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức, … đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Con người muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp từ lúc ngồi trên ghế nhà trường. Sinh viên không bắt buộc phải tiến hành nghiên cứu khoa học. Nhưng theo quan điểm cá nhân tôi, sinh viên nên tích cực tham gia nghiên cứu khoa học vì những lợi ích sau đây. Khi tham gia nghiên cứu khoa học, sinh viên sẽ tập làm quen với một đề tài nghiên cứu quy mô nhỏ, sẽ được tiếp cận với những vấn đề cụ thể, có ý thức đào sâu suy nghĩ, và tập cách tư duy để tự nghiên cứu giải quyết một vấn đề. Trong quá trình thực hiện đề tài sinh viên sẽ nảy sinh ra nhiều hướng giải quyết khác nhau. Quá trình này sẽ giúp sinh viên rèn luyện tư duy độc lập, biết bảo vệ lập trường khoa học của mình. Một số đề tài khoa học thường do một nhóm từ hai sinh viên trở lên cùng thực hiện do một sinh viên làm trưởng nhóm vì vậy việc cùng thực hiện một đề tài nghiên cứu cũng giúp sinh viên phát triển các kỹ năng mềm như làm việc theo nhóm với sự chia sẻ ý thức và trách nhiệm, thêm vào đó là kỹ năng tra cứu tư liệu, phương pháp phân tích, tổng hợp. Bên cạnh đó, việc thực hiện và bảo vệ một đề tài nghiên cứu khoa học sẽ rèn giũa cho sinh viên kỹ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề, kỹ năng thuyết trình, tập cho sinh viên phong thái tự tin khi bảo vệ trước một hội đồng khoa học. Đây cũng là trải nghiệm rất quý báu và thú vị mà không phải bất kỳ sinh viên nào cũng có được trong quãng đời sinh viên của mình. Bên cạnh những kiến thức và kinh nghiệm thu được thông qua việc nghiên cứu khoa học, sinh viên còn được tạo điều kiện trong việc nâng cao kết quả học tập. Mỗi sinh viên tham gia viết bài báo khoa học, bài tham luận hội thảo hay thực hiện đề tài nghiên cứu sẽ được cộng thêm điểm rèn luyện. Đây cũng là cách thức giúp các sinh viên đạt được kết quả học tập cao cuối năm học.
Trả lời
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động tìm kiếm, xem xét, điều tra hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức, … đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Con người muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp từ lúc ngồi trên ghế nhà trường. Sinh viên không bắt buộc phải tiến hành nghiên cứu khoa học. Nhưng theo quan điểm cá nhân tôi, sinh viên nên tích cực tham gia nghiên cứu khoa học vì những lợi ích sau đây. Khi tham gia nghiên cứu khoa học, sinh viên sẽ tập làm quen với một đề tài nghiên cứu quy mô nhỏ, sẽ được tiếp cận với những vấn đề cụ thể, có ý thức đào sâu suy nghĩ, và tập cách tư duy để tự nghiên cứu giải quyết một vấn đề. Trong quá trình thực hiện đề tài sinh viên sẽ nảy sinh ra nhiều hướng giải quyết khác nhau. Quá trình này sẽ giúp sinh viên rèn luyện tư duy độc lập, biết bảo vệ lập trường khoa học của mình. Một số đề tài khoa học thường do một nhóm từ hai sinh viên trở lên cùng thực hiện do một sinh viên làm trưởng nhóm vì vậy việc cùng thực hiện một đề tài nghiên cứu cũng giúp sinh viên phát triển các kỹ năng mềm như làm việc theo nhóm với sự chia sẻ ý thức và trách nhiệm, thêm vào đó là kỹ năng tra cứu tư liệu, phương pháp phân tích, tổng hợp. Bên cạnh đó, việc thực hiện và bảo vệ một đề tài nghiên cứu khoa học sẽ rèn giũa cho sinh viên kỹ năng diễn đạt, trình bày một vấn đề, kỹ năng thuyết trình, tập cho sinh viên phong thái tự tin khi bảo vệ trước một hội đồng khoa học. Đây cũng là trải nghiệm rất quý báu và thú vị mà không phải bất kỳ sinh viên nào cũng có được trong quãng đời sinh viên của mình. Bên cạnh những kiến thức và kinh nghiệm thu được thông qua việc nghiên cứu khoa học, sinh viên còn được tạo điều kiện trong việc nâng cao kết quả học tập. Mỗi sinh viên tham gia viết bài báo khoa học, bài tham luận hội thảo hay thực hiện đề tài nghiên cứu sẽ được cộng thêm điểm rèn luyện. Đây cũng là cách thức giúp các sinh viên đạt được kết quả học tập cao cuối năm học.