AI bùng nổ, con người sẽ bị diệt vong hay đạt đến đỉnh cao phát triển mới?

  1. Trí tuệ nhân tạo

Mình xuất phát không phải dân công nghệ, tuy nhiên với vòng xoáy AI hiện nay, mình cũng không thể không quan tâm. Về cơ bản, AI sẽ là sân chơi cho tất cả mọi người.

Năm 2018 được dự đoán sẽ là năm bùng nổ ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI trên mọi mặt trận, lĩnh vực của đời sống. Về định nghĩa AI đã được bàn luận khá sôi nổi trước đó. Còn để phân loại, AI có thể được phân loại thành 3 cấp độ:

  1. ANI - Trí tuệ hẹp: là loại AI chỉ tập trung vào một lĩnh vực nhất định. Con người đã chinh phục được cấp độ này theo nhiều cách khác nhau và phổ biến khắp nơi trên TG.
  2. AGI - Trí tuệ rộng: được gọi là AI mạnh hay AI cấp độ người, được thử qua phép thử Turing Test
  3. ASI - Siêu trí tuệ: Nhà triết học và trí tuệ nhân tạo hàng đầu, Nick Bostrom, định nghĩa siêu trí tuệ là “một trí tuệ thông minh hơn tất cả những bộ não uyên bác nhất trên tất cả mọi lĩnh vực, bao gồm cả sáng tạo khoa học, trí khôn thông thường và năng lực xã hội.”

Theo đó, khi đạt được cấp độ từ ANI lên AGI, mức độ có thể tự hoàn thiện chính mình, máy móc sẽ không dừng lại và sẽ đạt đến mức chất lượng của trí tuệ cao hơn con người nhiều lần. Và một khi đã cao hơn thì sẽ bỏ xa con người rất nhanh, tăng tốc theo cấp số nhân, chứ không hề tuyến tính như chúng ta từng suy đoán.


Máy móc khi vượt hẳn sinh vật cả về tốc độ và chất lượng của trí tuệ

Khi đã đạt đến mức độ thông minh nhất định, tất nhiên nó sẽ nhận thức ra được nhu cầu tồn tại, nó sẽ tập trung xử lý những hiểm họa đối với sự tồn tại của bản thân. Nó cũng đủ thông minh để hiểu rằng con người có nguy cơ lớn trong việc phá hủy/ tháo dỡ/ hoặc thay đổi lập trình bên trong nó.

Vậy thì lúc này nó sẽ làm gì? Điều hợp lý nhất là tiêu diệt toàn bộ loài người. Hơn nữa, nó cũng chẳng được lập trình hay quan tâm đến việc coi trọng sinh mạng con người, các giá trị đạo đức, chuẩn mực mà chúng ta đặt ra. Bởi lí do duy nhất, nó chỉ là một cỗ máy và nó muốn tồn tại. Một viễn cảnh thật đáng sợ!

Tuy nhiên, ở một thái cực khác, nếu chúng ta biết cách ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI, thì những lợi ích to lớn của nó đã dần xuất hiện và chờ đợi phía trước, giải quyết các bài toàn từ phức tạp đến đơn giản mà toàn cầu đang đặt ra. Và hẳn, tương lai nó đi từ ANI tiến lên AGI cũng còn khá xa.

Còn bạn, bạn nghĩ sao về trí tuệ nhân tạo AI? Chúng ta sẽ bị diệt vong hay đạt tới 1 đỉnh cao phát triển mới?

Từ khóa: 

trí tuệ nhân tạo

Hiện tại Dubai đã có Bộ Trí Tuệ Nhân Tạo (Ministry of Artificial Intelligence). Không phải đơn giản mà có giả thuyết rằng AI chính là phát minh cuối cùng. Con người sở dĩ có thể đứng trên tất cả các loài apex predator là bởi vì thông minh hơn mà thôi. Cho nên tạo ra một thực thể có khả năng suy luận và tính toán vượt xa con người không hề có lợi trong tương lai lâu dài.

Tuy nhiên trước khi AI đạt tới trình độ có thể thống trị thế giới thì có khi loài người đã diệt vong vì biến đổi khí hậu và thảm họa môi trường. Loài người là sinh vật duy nhất ý thức được sự tuyệt chủng của mình nhưng không có cách nào đảo ngược. Việc phát minh ra nông nghiệp từ hơn 8500 năm trước là điểm khởi đầu của quá trình tuyệt chủng.

"Industrial agriculture is bringing about the mass extinction of life on Earth, according to a leading academic.

Prof Patel, of the University of Texas at Austin, said: “The footprint of global agriculture is vast. Industrial agriculture is absolutely responsible for driving deforestation, absolutely responsible for pushing industrial monoculture, and that means it is responsible for species loss."

Trả lời

Hiện tại Dubai đã có Bộ Trí Tuệ Nhân Tạo (Ministry of Artificial Intelligence). Không phải đơn giản mà có giả thuyết rằng AI chính là phát minh cuối cùng. Con người sở dĩ có thể đứng trên tất cả các loài apex predator là bởi vì thông minh hơn mà thôi. Cho nên tạo ra một thực thể có khả năng suy luận và tính toán vượt xa con người không hề có lợi trong tương lai lâu dài.

Tuy nhiên trước khi AI đạt tới trình độ có thể thống trị thế giới thì có khi loài người đã diệt vong vì biến đổi khí hậu và thảm họa môi trường. Loài người là sinh vật duy nhất ý thức được sự tuyệt chủng của mình nhưng không có cách nào đảo ngược. Việc phát minh ra nông nghiệp từ hơn 8500 năm trước là điểm khởi đầu của quá trình tuyệt chủng.

"Industrial agriculture is bringing about the mass extinction of life on Earth, according to a leading academic.

Prof Patel, of the University of Texas at Austin, said: “The footprint of global agriculture is vast. Industrial agriculture is absolutely responsible for driving deforestation, absolutely responsible for pushing industrial monoculture, and that means it is responsible for species loss."

Mình thấy ở mức độ hiện tại, AI đã rất phát triển ở các mảng Computer Vision, xử lý tiếng nói, đã ứng dụng hỗ trợ con người ở nhiều lĩnh vực như nhận diện, dịch máy theo thời gian thực, có thể gần tiến đến mức độ AGI, còn với mức độ ASI thì có vẻ hơi viễn tưởng, xa vời :))

Mình thì nghĩ những giả thuyết về AI chống lại con người hơi xa vời so với mức độ phát triển của AI hiện tại. Tuy nhiên việc chính con người dùng AI để chống lại con người là một việc đang tồn tại và được nghiên cứu. Đã xuất hiện nhiều bài báo về sử dụng AI trong malwares (

https://arxiv.org/pdf/1702.05983.pdf
) hay để đoán passwords (
https://arxiv.org/pdf/1709.00440.pdf
), etc., chứng minh việc này hoàn toàn có thể đang diễn ra và gây nguy hiểm cho xã hội. Ngoài ra, cũng có nhiều bằng chứng về việc các công ty lớn thu thập và dùng AI để phân tích dữ liệu cá nhân của người dùng, dấy lên e ngại về bảo mật và quyền riêng tư. Mình nghĩ đây là vấn đề trước mắt và cần nhiều sự quan tâm hơn.

Một minh chứng cho viễn cảnh này là Terminator hay Matrix. Một khi máy móc đủ thông minh để có suy nghĩ về bản thân nó thì hẳn là nó sẽ nổi dậy chống lại con người.

Con người hoặc là sẽ diệt vong (hoặc gần diệt vong như trong Terminator), hoặc trở thành nô lệ cho máy móc như trong Matrix.

Cũng có thể là chẳng cần đến ngày máy móc nổi dậy, con người đã tự hủy diệt chính bản thân mình qua WW3 chẳng hạn. Nếu ngày đó đến thì nếu máy móc đủ thông minh thì nó sẽ là thứ tồn tại qua cuộc chiến tranh vì khả năng sinh tồn của máy móc lớn hơn loài người rất nhiều.

Còn trong viễn cảnh 1 cuộc chiến tranh giữa con người và máy móc xảy ra thì cá nhân mình thấy con người sẽ thất bại. Con người vulnerable với quá nhiều thứ - đặc biệt là vũ khí hóa học và vũ khí sinh học, trong khi máy móc thì gần như miễn dịch với các thể loại này. Chắc chỉ có bom EMP là có hiệu quả lên máy móc. Chưa kể đến khả năng sản xuất hàng loạt - 1 nhà máy có thể sản xuất ra hàng trăm nghìn con robot và chúng có thể ra chiến trường ngay, còn con người phải tầm chục năm mới ra chiến trường được.

Tác phẩm của Fujiko.F.Fujio: Nobita vs Mê cung thiếc hay mê cung bliki dù chỉ là hoạt hình viễn tưởng nhưng nó đã nói lên sự hình thành và sự mất đi của robot. chúng có thể thông minh vượt bậc nhưng nó được tạo ra bởi con người thì sẽ vẫn bị con người hủy diệt khi chúng chống lại người tạo ra chúng.

Mình ủng hộ viễn cảnh tươi sáng của trí tuệ nhân tạo đem lại: chatbot, robot, xe tự lái, nhà thông minh,... vì cuộc sống luôn cần những điều mới mẻ. Những mặt tiêu cực của nó chúng ta sẽ ngồi lại để tìm biện pháp ngăn chặn.

Suy cho cùng đây chỉ là một vòng luẩn quẩn, máy móc tạo ra thế giới ảo (chúng ta), chúng ta tạo ra trí tuệ ảo. Trí tuệ tạo lại tạo ra thực thể ảo. Vui vẻ thôi :)