Ảnh hưởng của Nho học sau thời Minh Trị (1912- nay) tới tư tưởng nguoeif Nhật Bản?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Theo Đoàn Lê Giang, hiện nay, nước Nhật phát triển là nhờ những giá trị Nho giáo. Sự phát triển của một quốc gia không phải do ý chí của một vài cá nhân mà từ những điều kiện cụ thể, trong đó có truyền thống. Nhiều học giả trên thế giới đã chỉ ra rằng: Nhật Bản đã hiện đại hoá thành công bằng mô hình chủ nghĩa tư bản Nho giáo thay vì chủ nghĩa tư bản Tin lành như Phương Tây (ví dụ như Morishima Michio trong cuốn Tại sao Nhật Bản thành công? Công nghệ phương Tây và tính cách Nhật Bản) Người Nhật đã không bài trừ Nho giáo một cách mù quáng mà biết rút tỉa những tinh hoa của nó để phát triển. Nho giáo đã giúp ích gì cho công cuộc duy tân của Nhật Bản? Người ta cho rằng đó là: lòng trung thành, tín nghĩa, liêm sỉ, hiếu học, cần kiệm. Từ lòng trung quân, người Nhật chuyển thành lòng trung thành với công ty; từ tín nghĩa của Nho gia, người Nhật chuyển thành kinh doanh trọng chữ tín, kinh doanh vì nghĩa; từ liêm sỉ của kẻ sĩ quân tử, người Nhật chuyển thành liêm sỉ trong đạo đức kinh doanh và đạo đức chính trị; từ hiếu học theo kiểu cũ, người Nhật chuyển thành ham thích thực học, học tập suốt đời; từ cần kiệm trong đời tư, người Nhật chuyển thành tiết kiệm trong kinh doanh, tiết kiệm nguyên liệu, tiết kiệm nguồn lực quốc gia. Như vậy người Nhật vừa thoát khỏi cái lạc hậu của mô hình Trung Quốc, vừa phát huy những giá trị truyền thống trong đó có truyền thống Nho giáo của Trung Quốc để phát triển. Tóm lại, đến nay ở Nhật Bản vị thế của Nho giáo đã thay đổi nhưng những tư tưởng của Nho giáo vẫn có ảnh hưởng nhất định. Người Nhật biết vận dụng, phát triển và phát huy nền tảng tư tưởng Nho giáo sao cho phù hợp với điều kiện đất nước, bối cảnh của thời đại mới.
Trả lời
Theo Đoàn Lê Giang, hiện nay, nước Nhật phát triển là nhờ những giá trị Nho giáo. Sự phát triển của một quốc gia không phải do ý chí của một vài cá nhân mà từ những điều kiện cụ thể, trong đó có truyền thống. Nhiều học giả trên thế giới đã chỉ ra rằng: Nhật Bản đã hiện đại hoá thành công bằng mô hình chủ nghĩa tư bản Nho giáo thay vì chủ nghĩa tư bản Tin lành như Phương Tây (ví dụ như Morishima Michio trong cuốn Tại sao Nhật Bản thành công? Công nghệ phương Tây và tính cách Nhật Bản) Người Nhật đã không bài trừ Nho giáo một cách mù quáng mà biết rút tỉa những tinh hoa của nó để phát triển. Nho giáo đã giúp ích gì cho công cuộc duy tân của Nhật Bản? Người ta cho rằng đó là: lòng trung thành, tín nghĩa, liêm sỉ, hiếu học, cần kiệm. Từ lòng trung quân, người Nhật chuyển thành lòng trung thành với công ty; từ tín nghĩa của Nho gia, người Nhật chuyển thành kinh doanh trọng chữ tín, kinh doanh vì nghĩa; từ liêm sỉ của kẻ sĩ quân tử, người Nhật chuyển thành liêm sỉ trong đạo đức kinh doanh và đạo đức chính trị; từ hiếu học theo kiểu cũ, người Nhật chuyển thành ham thích thực học, học tập suốt đời; từ cần kiệm trong đời tư, người Nhật chuyển thành tiết kiệm trong kinh doanh, tiết kiệm nguyên liệu, tiết kiệm nguồn lực quốc gia. Như vậy người Nhật vừa thoát khỏi cái lạc hậu của mô hình Trung Quốc, vừa phát huy những giá trị truyền thống trong đó có truyền thống Nho giáo của Trung Quốc để phát triển. Tóm lại, đến nay ở Nhật Bản vị thế của Nho giáo đã thay đổi nhưng những tư tưởng của Nho giáo vẫn có ảnh hưởng nhất định. Người Nhật biết vận dụng, phát triển và phát huy nền tảng tư tưởng Nho giáo sao cho phù hợp với điều kiện đất nước, bối cảnh của thời đại mới.