Các đặc trưng cơ bản của Văn học Dân gian Việt Nam ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Văn học dân gian Việt nam có bốn đặc trưng cơ bản: 1. Đặc trưng về tính nguyên hợp của văn học dân gian Tính nguyên hợp là trạng thái tồn tại của sự vật, hiện tượng, hòa hợp nhuần nhuyễn ngay từ đầu. Các yếu tố khác nhau chưa tồn tại một cách độc lập. Tính nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện ở sự hòa lẫn những hình thức khác nhau của ý thức xã hội trong các thể loại của nó. - Trạng thái nguyên hợp về văn hóa vật chất / tinh thần. - Trạng thái nguyên hợp giữa các hình thái văn hóa, xã hội: tôn giáo, đạo đức, pháp luật. - Trạng thái nguyên hợp giữa các loại hình nghệ thuật. - Trạng thái nguyên hợp giữa các phẩm chất thể loại. 2. Đặc trưng về chức năng sinh hoạt thực hành Văn học dân gian gắn bó cơ hữu, mật thiết, không thể tách rời với đời sống sinh hoạt thực tiễn cũng như sinh hoạt tinh thần của nhân dân. Sinh hoạt nhân dân là môi trường sống của tác phẩm văn học dân gian. Vì vậy khi nghiên cứu các tác phẩm cần đưa nó trở lại môi trường sinh hoạt của nhân dân. 3. Đặc trưng về tính truyền miệng Tính truyền miệng là đặc trưng cơ bản, dễ thấy nhất ở văn học dân gian, hiếm hki xuất hiện ở các loại văn học khác. Văn học dân gian ra đời từ rất lâu, từ thời nguyên thủy, khi nhân loại chưa có chữ viết đây là phương thức duy nhất để lưu trữ các tác phẩm. Phương thức truyền miệng là phương thức sáng tọa và lưu truyền chủ yếu của văn học dân gian. Tính truyền miệng vừa lưu truyền thông tin tác phẩm lại vừa nói lên sự sáng tạo trong văn học dân gian. 4. Đặc trưng tính tập thể trong văn học dân gian Cũng như tính truyền miệng, tính tập thể cũng là một đặc trưng cơ bản dễ thấy ở văn học dân gian. Vì diễn xướng văn học dân gian bao giờ cũng diễn ra trong một môi trường sinh hoạt cụ thể, trong đó mỗi cá nhân là một tập thể lại tham gia vào sáng tác văn học. Vì vậy văn học dân gian luôn luôn là một quá trình, nó luôn biến động qua các thời kỳ khác nhau. Sự thay đổi này là của chung, của một tập thể, không của riệng một cá nhân nào.
Trả lời
Văn học dân gian Việt nam có bốn đặc trưng cơ bản: 1. Đặc trưng về tính nguyên hợp của văn học dân gian Tính nguyên hợp là trạng thái tồn tại của sự vật, hiện tượng, hòa hợp nhuần nhuyễn ngay từ đầu. Các yếu tố khác nhau chưa tồn tại một cách độc lập. Tính nguyên hợp của văn học dân gian biểu hiện ở sự hòa lẫn những hình thức khác nhau của ý thức xã hội trong các thể loại của nó. - Trạng thái nguyên hợp về văn hóa vật chất / tinh thần. - Trạng thái nguyên hợp giữa các hình thái văn hóa, xã hội: tôn giáo, đạo đức, pháp luật. - Trạng thái nguyên hợp giữa các loại hình nghệ thuật. - Trạng thái nguyên hợp giữa các phẩm chất thể loại. 2. Đặc trưng về chức năng sinh hoạt thực hành Văn học dân gian gắn bó cơ hữu, mật thiết, không thể tách rời với đời sống sinh hoạt thực tiễn cũng như sinh hoạt tinh thần của nhân dân. Sinh hoạt nhân dân là môi trường sống của tác phẩm văn học dân gian. Vì vậy khi nghiên cứu các tác phẩm cần đưa nó trở lại môi trường sinh hoạt của nhân dân. 3. Đặc trưng về tính truyền miệng Tính truyền miệng là đặc trưng cơ bản, dễ thấy nhất ở văn học dân gian, hiếm hki xuất hiện ở các loại văn học khác. Văn học dân gian ra đời từ rất lâu, từ thời nguyên thủy, khi nhân loại chưa có chữ viết đây là phương thức duy nhất để lưu trữ các tác phẩm. Phương thức truyền miệng là phương thức sáng tọa và lưu truyền chủ yếu của văn học dân gian. Tính truyền miệng vừa lưu truyền thông tin tác phẩm lại vừa nói lên sự sáng tạo trong văn học dân gian. 4. Đặc trưng tính tập thể trong văn học dân gian Cũng như tính truyền miệng, tính tập thể cũng là một đặc trưng cơ bản dễ thấy ở văn học dân gian. Vì diễn xướng văn học dân gian bao giờ cũng diễn ra trong một môi trường sinh hoạt cụ thể, trong đó mỗi cá nhân là một tập thể lại tham gia vào sáng tác văn học. Vì vậy văn học dân gian luôn luôn là một quá trình, nó luôn biến động qua các thời kỳ khác nhau. Sự thay đổi này là của chung, của một tập thể, không của riệng một cá nhân nào.