[Bạn có biết] 14 sự thật thú vị về "chiến tranh Việt Nam" dưới góc nhìn người Mỹ?

  1. Lịch sử

624


Đối với cả giai đoạn diễn ra cuộc kháng chiến chống Mỹ ở Việt Nam, chúng ta đã được học và tìm hiểu khá nhiều dưới góc độ là người Việt. Nhưng nếu đứng ở góc nhìn của người Mỹ, cuộc chiến tranh diễn ra ở Việt Nam có những sự thật thú vị mà không phải ai cũng biết.

1.

620


Phía Mỹ và các nước đồng minh gọi cuộc chiến ở Việt Nam là "Chiến tranh Việt Nam" đơn thuần do chiến sự diễn ra chủ yếu ở Việt Nam, nhưng thực ra phạm vi đã lan ra toàn cõi Đông Dương, lôi kéo cả Lào và Campuchia vào vòng chiến. Do đó, cuộc chiến có tên gọi khác là "Chiến tranh Đông Dương lần thứ 2", và riêng người Việt mình thì gọi là cuộc "Kháng chiến chống Mỹ cứu nước".

2.

615


Trong chiến tranh ở Việt Nam, phía Mỹ có một xạ thủ bắn tỉa được mệnh danh là một trong những tay bắn tỉa nguy hiểm nhất thế giới, tên là Carlos Hathcock. Tay này được phía Mỹ cho biết là đã bò suốt 3 ngày đêm, xuyên qua 2000m đất trống, không ăn uống gì chỉ để bắn hạ một vị tướng của miền Bắc Việt Nam với một phát súng duy nhất. Tuy nhiên, đến giờ bên Mỹ vẫn chẳng chứng minh được điều này và cũng không biết vị tướng họ nhắc tới là ai.

3.

612


Chắc hẳn không ai là không biết đến bức ảnh nổi tiếng "Hành quyết tại Sài Gòn", chụp lại cảnh tướng Nguyễn Ngọc Loan giết chết ông Nguyễn Văn Lém (Bảy Lớp) bằng một phát súng vào đầu. Sau này, khi chiến tranh kết thúc, Nguyễn Ngọc Loan đã tới định cư ở bang Virginia nước Mỹ và mở một tiệm bánh pizza để mưu sinh. Tuy nhiên cuộc sống của Nguyễn Ngọc Loan và gia đình không được suôn sẻ khi người dân Mỹ phát hiện ra ông ta chính là tên sát nhân trong bức ảnh. Họ phản đối ông ta bằng cách đi vòng quanh quán pizza và hò hét ầm ĩ, thậm chí còn viết lên cửa quán dòng: "We know who you are!".

4.

619


Theo thông tin từ Mỹ, trong cuộc chiến ở Việt Nam, họ đã sử dụng hơn 5000 chú chó nghiệp vụ. Số phận của chúng sau trận chiến thì không thấy được nhắc tới.

5.

618


Như có nói ở trên, mặc dù gọi là chiến tranh Việt Nam nhưng quy mô cuộc chiến lan ra tận Lào và Campuchia. Trong đó Lào là nước chịu nhiều thương đau với hơn 2 triệu tấn bom thả xuống từ máy bay Mỹ. Thử tưởng tượng, trung bình mỗi người dân Lào thời kỳ đó phải nhận gần 1 tấn bom lên đầu. Rồi cho đến ngày nay, vẫn còn hơn 80 triệu quả bom không phát nổ nằm rải rác trên đất nước của họ.

6.

613


Người Việt mình thì không lạ gì khả năng nhặt nhạnh vật dụng và tái chế, như ngày nay có hẳn một ngành công nghiệp... đồng nát. :)) Thậm chí nhiều người còn chẳng màng nguy hiểm, dỡ cả bom để đem bán. Chúng ta thì không thấy có gì bất ngờ nhưng với người Mỹ thì họ cho là thú vị khi biết hàng ngàn thùng nhiên liệu máy bay của họ được người Việt đem ra để đóng thuyền bè di chuyển trên sông.

7.

616


Sau cuộc thảm sát Mỹ Lai năm 1968, chỉ có duy nhất một tên chỉ huy cấp trung đội là William L. Caley bị kết án tù chung thân vì tội ác mà hắn đã gây ra cho những người dân vô tội thôn Mỹ Lai. Hắn được cho là kẻ đã tập hợp 80 thường dân, gồm cả phụ nữ, trẻ em, người già vào một 1 cái mương và thảm sát họ. Thế nhưng chỉ 1 ngày sau khi bị tuyên án, tổng thống Mỹ Richard Nixon đã ân xá cho hắn và hắn chỉ bị quản thúc tại gia trong vòng 3 năm rưỡi. Điều này đã khiến cả thế giới phẫn nộ vì những kẻ gây ra tội ác sau cùng không hề bị trừng phạt.

8.

617


Năm 1973, Hiệp định Paris được ký kết giữa 4 bên tham chiến là Mỹ, Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền nam Việt Nam nhằm chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Hai nhân vật chủ chốt tham gia cuộc đàm phán ký kết Hiệp định này là ông Lê Đức Thọ và Henry Kissinger đều được trao giải Nobel Hòa Bình, nhưng ông Lê Đức Thọ đã từ chối nhận giải vì lí do hòa bình vẫn chưa được lập lại ở Việt Nam. Ông cũng cho rằng việc nhận giải này sẽ đánh đồng kẻ xâm lược - bên gây chiến (tức Hoa Kỳ) với bên bị xâm lược - bên tự giành lại hòa bình cho đất nước mình (tức nhân dân Việt Nam). Ông chỉ đồng ý nhận nếu Nobel Hòa Bình được trao cho mình ông, đại diện của bên kiến tạo hòa bình.

9.

625


Mặc dù ở thời điểm diễn ra chiến tranh Việt Nam, có rất ít nghiên cứu chứng minh được amphetamine có tác dụng hiệu quả lên lực chiến của binh lính nhưng chính phủ Mỹ vẫn cung cấp liên tục cho quân đội của mình. Không biết amphetamine giúp họ duy trì sức chiến được bao lâu, nhưng chắc chắn một điều thứ thuốc này làm họ trở nên thú tính và bạo lực hơn. Nhiều lính Mỹ kể lại rằng sử dụng amphetamine làm họ cảm thấy muốn chĩa súng vào tất thảy mọi người, kể cả trẻ nhỏ.

10.

621


Để duy trì chiến tranh, phía Mỹ cũng phải tốn không ít chi phí. Riêng đối với chiến tranh Việt Nam, mỗi người Mỹ trung bình phải trả 2204 đô, chưa kể biết bao người thân của họ phải đi ra chiến trường khói lửa, không biết có toàn vẹn trở về. Đó là lí do rất nhiều người Mỹ phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa này.

11.

626


Phía Mỹ cho biết, có đến 39% thương vong của họ tại chiến tranh Việt Nam là do hỏa lực nội bộ... đi lạc, làm chết và bị thương không ít quân lực Mỹ.

12.

623


Hugh Thompson Jr. là một trong số ít những đã chống lại chính quân mình để cứu người dân Việt Nam trong vụ thảm sát hàng loạt ở thôn Mỹ Lai ngày 16/3/1968. Khi phát hiện đồng đội đang sát hại những người dân vô tội, Thompson đã ra lệnh cho phi hành đoàn chĩa súng máy hạng nặng gắn cố định trên trực thăng vào lính Mỹ đang thảm sát bên dưới. Hỏa lực vượt trội của họ đã giúp ngăn chặn cuộc thảm sát tiếp tục diễn ra, đội phi hành đoàn này cũng cứu được hơn 10 người và một trẻ nhỏ thoát khỏi họng súng của lính Mỹ. Sau khi cuộc thảm sát diễn ra, Hugh Thompson Jr. đã nỗ lực đưa vụ việc ra ánh sáng bất chấp giới lãnh đạo Mỹ cố tình che giấu tội ác của binh sỹ.

13.

614


Huyền thoại quyền anh Muhammad Ali là một trong những vận động viên được thế giới ca ngợi vì "tinh thần thể thao của thế kỷ", với quan điểm phản chiến sâu sắc, là hiện thân của chủ nghĩa yêu chuộng hòa bình. Muhammad Ali đã từng bị gọi nhập ngũ để tham gia chiến tranh Việt Nam nhưng ông đã từ chối nhiều lần, thậm chí vẫn giữ vững quan điểm khi bị các Hiệp hội quyền anh uy hiếp, dọa dẫm, đòi tước đai vô địch của ông. Muhammad Ali sớm nhận ra sự phi nghĩa từ cuộc chiến mà Mỹ thực hiện ở Việt Nam. "Tôi không gây hấn với người Việt Nam. Tại sao tôi phải đi 10.000 dặm để thả bom lên đầu người Việt vô tội trong khi những người da đen ở Louisville vẫn bị đối xử tệ bạc và không thể nhận quyền con người cơ bản?”, Ali đã tuyên bố như vậy trước lời yêu cầu nhập ngũ lần thứ hai của quân đội.

14.

622


Chất nổ dẻo C-4 là một loại chất nổ khá phổ biến trong chiến sự. Tuy nhiên lính Mỹ không chỉ sử dụng chất này để kích nổ, mà còn sử dụng để "get high". Nuốt một lượng nhỏ C-4 sẽ tạo ra cảm giác lâng lâng như khi bạn uống đồ uống có cồn. Một số người còn ăn C-4 để tạo triệu chứng bệnh giả và xin nghỉ ốm.

Nguồn tham khảo: Wikipedia & FactSlides

Từ khóa: 

sự thật lịch sử thú vị

,

chiến tranh việt nam

,

kháng chiến chống mỹ

,

lịch sử

Những người đi chung 1 con thuyền không hại nhau được, trong cuộc chiến không một ai muốn mình là kẻ thua trận nên những trận thua thường ít được lịch sử ghi nhận còn khi thắng lâi được ca ngợi vẻ vang. Lịch sử được viết bởi kẻ chiến thắng và sự xuyên tạc của người bại nên chưa chắc chính sử đã viết đúng nhìn nhận nó ra sao tùy vào con mắt của mỗi người

Trả lời

Những người đi chung 1 con thuyền không hại nhau được, trong cuộc chiến không một ai muốn mình là kẻ thua trận nên những trận thua thường ít được lịch sử ghi nhận còn khi thắng lâi được ca ngợi vẻ vang. Lịch sử được viết bởi kẻ chiến thắng và sự xuyên tạc của người bại nên chưa chắc chính sử đã viết đúng nhìn nhận nó ra sao tùy vào con mắt của mỗi người