Tại sao các triều đại nước ta dù đánh thắng vẫn phải làm hòa với Trung Quốc?

  1. Lịch sử

Nếu bạn đọc về chiến tranh Miến Điện - Ayutthaya sẽ thấy người Miến như con cọp, đè con nai ra cắn xé và con nai chỉ biết kêu gào bất lực. Nhưng con voi Trung Quốc xuất hiện. Chiến tranh Đại Thanh - Miến Điện khởi đầu từ những tranh chấp nhỏ ở biên giới. Càn Long nghĩ đơn giản:

-Úi giời bọn mọi rợ này đánh dễ ấy mà, cho dân Hán đi đánh thôi.

Rồi bị vua Hsinbyushin hiếp 2 lần. Càn Long và triều đình không thể lý giải tại sao một giống dân thiểu số man di như Miến lại đánh thắng mình. Ông cho rằng Lục Doanh người Hán là bọn ăn hại, và đã đến lúc Bát Kỳ Mãn Châu thực thụ xung trận.

Nhiều tháng trôi qua, Càn Long ở nhà vẽ lên kế hoạch cai trị Miến Điện khi chiến thắng. Chắc mẩm kiểu éo gì cũng ăn được, Bát Kỳ vô địch! Nhưng rồi một hôm, hung tin về, hoàng đế Đại Thanh bị sốc. Ông lập tức ngừng mọi chiến dịch quân sự khác để có thể bình tĩnh suy nghĩ bước tiếp theo. 

Thật ra Bát Kỳ quả thật đã đánh thẳng tới kinh đô Ava của Miến, do vua Hsinbyushin chủ quan, vẫn để quân chính quy ăn thịt Xiêm chứ không kéo về. Tuy vậy, Bát Kỳ dính khí hậu Đông Nam Á, 80% bị sốt rét và kiết lỵ nên phải rút. Trên đường rút lui, Bát Kỳ bị quân Miến truy đuổi cực gắt. Và tại Maymyo, một cuộc thảm sát diễn ra. Quân Miến chặt chém nhiệt tình đến mức chuôi gươm trượt khỏi tay vì máu quân Thanh.

Các quan nhà Thanh khuyên can đừng đánh nữa, Miến Điện là bất khả chiến bại, bất khả chinh phục. Hoàng đế vì sĩ diện quốc gia, huy động 6 vạn quân, bao gồm 4 vạn Bát Kỳ quyết đánh nghiêm túc (nên ngưng ảo tưởng 29 vạn quân sang Việt Nam nhé).

Nhưng tinh thần quyết tử của người Miến và dịch bệnh bùng phát lại một lần nữa quật ngã Mãn Thanh hùng mạnh. Các tướng Miến quyết định tiến hành thêm một vụ thảm sát, nhưng một người đã lên tiếng:

-Các binh tướng, nếu chúng ta không cho giảng hòa, nhà Thanh sẽ tiếp tục tiến hành một cuộc xâm lược nữa. Và một khi chúng ta đánh bại đạo quân đó, chúng sẽ gửi thêm một đạo quân mới. Miến Điện không thể cứ đánh hết đạo quân Trung Hoa này đến đạo quân Trung Hoa khác vì ta còn nhiều việc khác phải làm. Hãy ngưng cuộc tàn sát, để dân họ và dân ta được sống trong thái bình.

Cũng giống như Quang Trung từng nói:

-Ta ra chuyến này thân coi việc quân, đánh giữ đã có mưu rồi, đuổi quân Tàu chỉ mất độ 10 ngày. Nhưng vì nước nó lớn, nước ta nhỏ, thua tất nó lo báo thù, như thế chinh chiến dằng dai, dân ta hại nhiều, ta sao nỡ thế. Vậy đánh xong trận này, nhờ Ngô Thời Nhậm viết khéo cầu hòa, sau 10 năm nước ta cường thịnh, ta sẽ không còn sợ nó nữa.

Nên dù có thắng được Trung Quốc chăng nữa, hầu như những nước xung quanh đều tránh đụng độ lâu dài với nó vì chỉ có lỗ vốn. Quân Trung Quốc chết nhiều hơn, nhưng so về tỷ lệ dân số và tàn phá trên lãnh thổ thì bên phòng thủ nếu cứ cương mãi thì sẽ có lúc quốc gia sụp đổ vì không chịu nổi. Về sau nước Anh mới thực sự là nước làm cho Trung Quốc hiểu sự khiếp sợ là gì.

P/s: Người Thái lợi dụng chiến tranh giữa 2 đại quốc, chiếm lại lãnh thổ, dời đô về Bangkok nên mới tồn tại đến bây giờ. Ba năm chinh phạt Xiêm của Miến, hoá ra công cốc. Nhà Tây Sơn nhận ra sức mạnh này nên đã tìm cách liên lạc với nhà Konbaung để kết giao đồng minh.

Từ khóa: 

trung quốc

,

việt nam

,

miến điện

,

konbaung

,

thái lan

,

lịch sử

Ngày xưa đánh nhau theo kiểu phi vào đâm chém, vũ khí tầm xa nhất cũng chỉ là cung tên bắn được 2 3 lượt gì đó rồi lại phi vào đánh giáp lá cà với nhau, thế nên mới có câu giết địch 3000, tự tổn 800.

Trong khi đó, Tàu khựa đất rộng dân đông, quân nhiều, số quân của Tàu có khi nhiều hơn số dân của các nước xung quanh. Cho dù có thua 1 vài trận, tổn thất nhiều gấp 4 5 lần so với đối phương nhưng xét về tương quan lực lượng thì Tàu luôn ở thế mạnh hơn nhiều so với bất kỳ nước nào khác. Nếu thực sự bỏ qua tất cả các hậu quả dồn hết toàn bộ sức mạnh quân sự để đập chết 1 nước thì chắc chẳng có nước nào xung quanh chống đỡ được.

Tuy nhiên, việc đất rộng cũng khiến cho quân của bất kỳ triều đại nào của Tàu đều phải phân tán ra trên nhiều mặt trận, chưa kể đến việc tập trung 1 lượng quân đội cực lớn tiêu tốn rất nhiều tài nguyên cho công tác hậu cần, thế nên thường thì tổi đa số lượng quân được điều động cũng chỉ là khoảng 100 vạn. Và thường cũng chỉ là đánh thắng rồi bắt các nước thua trận xưng thần hàng năm cống nạp chứ thường là ko chiếm đóng.

Trả lời

Ngày xưa đánh nhau theo kiểu phi vào đâm chém, vũ khí tầm xa nhất cũng chỉ là cung tên bắn được 2 3 lượt gì đó rồi lại phi vào đánh giáp lá cà với nhau, thế nên mới có câu giết địch 3000, tự tổn 800.

Trong khi đó, Tàu khựa đất rộng dân đông, quân nhiều, số quân của Tàu có khi nhiều hơn số dân của các nước xung quanh. Cho dù có thua 1 vài trận, tổn thất nhiều gấp 4 5 lần so với đối phương nhưng xét về tương quan lực lượng thì Tàu luôn ở thế mạnh hơn nhiều so với bất kỳ nước nào khác. Nếu thực sự bỏ qua tất cả các hậu quả dồn hết toàn bộ sức mạnh quân sự để đập chết 1 nước thì chắc chẳng có nước nào xung quanh chống đỡ được.

Tuy nhiên, việc đất rộng cũng khiến cho quân của bất kỳ triều đại nào của Tàu đều phải phân tán ra trên nhiều mặt trận, chưa kể đến việc tập trung 1 lượng quân đội cực lớn tiêu tốn rất nhiều tài nguyên cho công tác hậu cần, thế nên thường thì tổi đa số lượng quân được điều động cũng chỉ là khoảng 100 vạn. Và thường cũng chỉ là đánh thắng rồi bắt các nước thua trận xưng thần hàng năm cống nạp chứ thường là ko chiếm đóng.

Chiến tranh có thể phân ra là có 2 loại mục tiêu chính, tiêu diệt hay chiếm đóng. Với Việt Nam mình đa số các cuộc chiến tranh của Trung Quốc đánh mình là mục tiêu chiếm đóng, nên binh số luôn luôn rất lớn do đánh xong phải chia binh canh giữ. Do đó tuy ban đầu binh số rất đông nhưng càng về sau càng chia lẻ, đây là mấu chốt trong chiến thuật đánh ngoại xâm của các triều đại lịch sử Việt Nam. Cho Trung Quốc chiếm 1 số vùng, bắt chúng chia binh ra và rồi đánh những cứ điểm quan trọng, "Vườn không nhà trống", "Tằm ăn lá" là những chiến thuật phục vụ cho mục tiêu này.

Khi đã tiêu diệt được mục tiêu chiếm đóng thì chúng ta sẽ phải lo sợ phía Bắc đổi mục tiêu là tiêu diệt. Vì lúc tuy binh số ít hơn (vẫn là nhiều so với ta) nhưng mục tiêu của chúng sẽ nhẹ nhàng và cụ thể hơn đó là tiêu diệt binh lực và tóm lấy vua nước ta. Không còn vụ chia lẻ binh ra, một binh đoàn cứ thế đánh tới cho đến khi tiêu diệt mục tiêu. Lúc đó quân ta sẽ không có bất cứ ưu thế gì với quân phía Bắc. Bù lại, khi thi triển chiến tranh như vậy, Trung Hoa sẽ phải gánh tổn thất về mặt hậu cần rất lớn vì không có bổ sung từ cuộc chiến tranh. Do đó, họ cũng ngại và chỉ thực hiện khi đã quá ê mặt và đủ kinh tế để phát động. Nắm được điều này nên ta luôn thấy rằng sau khi đánh đuổi ngoại xâm rồi thì mọi triều đại đều đi cống và làm hòa. Một phần xoa dịu sự ê mặt của Thiên Triều, một phần cũng mang ý : "Đánh làm gì, hai bên đều thiệt". Chưa kể Việt Nam tính ra không phải một mối lo lớn của các triều đại Trung Quốc, khó nuốt nhưng không có uy hiếp, họ có nhiều mối lo từ dân du mục hơn nên đa số nhắm mắt cho qua.

Mối quan hệ giữa VN-TQ chưa bao giờ yên ổn, nhưng cả 2 phe đều không muốn làm căng. Xưa cũng vậy mà nay cũng vậy. 

Ngày xưa mô hình phát triển đất nước phụ thuộc nhiều vào: Dân số, đất đai, tài nguyên. Do vậy chiến tranh xâm lược, thôn tính cũng là một hình thức phát triển bắt buộc của các quốc gia hùng mạnh.

Hiện nay kinh tế đã chuyển thành kinh tế tri thức, kinh doanh là kinh doanh toàn cầu. Do vậy các quốc gia hướng tới mô hình xâm lược về văn hoá, chính trị, kinh tế nhiều hơn là xâm lược quân sự.

Dù thắng nhưng vẫn phải giữ thế cầm chừng, tránh nạn binh đao xảy ra lần nữa. Cứ nhìn 3 lần thắng Mông Nguyên của nhà Trần, Đại Việt sau đó mấy năm liền xảy ra nạn đói, dân tình thê lương

Đơn giản vì VN mình lúc cực đại về cương vực, nhân khẩu, cũng chỉ tương đương 1 tỉnh của nó. Nó thua nó cay cứ gây chiến hoài chịu sao thấu. Chưa kể hồi xưa nó là 1 trong những trung tâm của thế giới, có lúc chiếm đến 80% tổng sản lượng toàn cầu

Viết thêm về Miến trong các lần phang nhau với Hung nô và Thanh anh ơi

Hóa ra nguồn gốc của "quan ngại sâu sắc" là ở đây hả bro. Hahaha

thắng nhưng vẫn phải dè chừng

Bài viết này chắc copy một phần từ bài viết của người TQ, cứ đánh thua là đổ lỗi hết do dịch bệnh, khí hậu không hợp

Đầu tiên bạn hiểu việc nằm sát bên đế quốc có quy mô lớn như TQ có thể nói là một điều xui xẻo, và chúng ta không có quyền lựa chọn mà buộc phải thích nghi với nó.
Hoàn cảnh như của VN muốn được yên bình thì chỉ có hai cách một là ngoan ngoãn nghe lời nó, rồi hi vọng nó sẽ thương tình mà để cho chúng ta yên. Cách thứ hai là kết giao đồng minh tạo ra một thế lực đủ mạng đủ khiến nó sợ mà không giám ức hiếp ta nữa.