Bạn đã biết gì về chế độ đa phu thê ở Bhutan?

  1. Kiến thức chung

Ngoài việc liên tục đạt giải "quán quân" trong xếp hạng mức độ hạnh phúc toàn cầu (Gross National Happniness - GNH), các bạn có biết rằng Bhutan cũng là một quốc gia khá đặc biệt trong việc cho phép người dân kết hôn theo một hình thức tương đối...linh hoạt?

Người dân Bhutan được hưởng chế độ kết hôn nhiều vợ nhiều chồng. Có nghĩa là một phụ nữ Bhutan có quyền kết hôn với nhiều hơn một đàn ông, và ngược lại. Chính điều này đã tạo nên nhiều điểm khác biệt giữa Bhutan và những quốc gia đạo Hồi - vốn chỉ áp dụng chế độ đa thê. Người dân Bhutan đánh giá quốc gia của họ là sở hữu quyền bình đẳng nam-nữ cao, hơn hẳn các quốc gia chỉ áp dụng chế độ đa thê.

Khái niệm này trong ngôn ngữ Bhutan là Thimpu.

bhutan

(ảnh: Google)

Tiếng Anh:

  • Đa thê: polygyny
  • Đa phu: polyandry
  • Đa phu thê: polygamy

Bối cảnh ra đời hình thức kết hôn "kì lạ" này

Các nhà nghiên cứu lịch sử và địa lý tin rằng chính vị trí địa lý đặc thù của Bhutan đã tạo tiền đề cho sự ra đời của chế độ đa phu thê. Bhutan vốn là một quốc gia "cao nguyên", với rất nhiều thành phố nằm tách biệt. Ngoài ra, hệ thống giao thông của các thành phố này cũng kém phát triển, ngay cả hiện nay. Thế nên việc người dân di chuyển giữa các thành phố này đến đồng bằng để làm ăn buôn bán thường mất rất nhiều thời gian, từ hàng tuần đến hàng tháng trời.

Bởi vậy, một phụ nữ Bhutan, nếu chỉ có một chồng, sẽ phải chờ người chồng của cô suốt hàng tháng trời cho một chuyến buôn. Việc có thêm một người chồng thứ 2 (thường là anh em ruột của người chồng đầu tiên) sẽ giúp mọi thứ trong gia đình ổn định hơn. Đặc biệt, nếu đàn ông hoặc phụ nữ Bhutan muốn cưới thêm vợ hoặc chồng, họ sẽ luôn cần có sự chấp thuận của người bạn đời của mình.

Ngoài ra, truyền thống đặt tên cho con ở Bhutan cũng góp phần giúp hình thành chế độ đa phu thê ở quốc gia này. Cha mẹ thường không đặt tên họ cho con mà chỉ đặt tên riêng. Thế nên việc có nhiều hơn một cha hoặc mẹ không gây ra nhiều vấn đề cho việc phân định họ của đứa trẻ.

da-phu-the

(ảnh: Google)

Thế nhưng, bên cạnh việc tạo ra sự linh hoạt trong việc tiếp cận các mối quan hệ nam nữ, chế độ đa phu thê cũng mang trong nó một số vấn đề.

Mặt trái của chế độ kết hôn này

Một là, con người chúng ta vốn là những sinh vật có tính tư hữu cao. Đây là điều mà các nhà nghiên cứu tâm lý đã buộc phải công nhận. Chúng ta thường cảm thấy khó chịu với suy nghĩ phải "chia sẻ" người tình của mình với kẻ khác, chưa bàn đến việc chia sẻ bạn đời. Thế nên, có lẽ đa phu thê không hẳn là một giải pháp cho tất cả mọi người.

Thêm vào đó, con cái của các gia đình có nhiều cha hoặc nhiều mẹ thường sẽ phức tạp hơn. Vấn đề con cái tị nạnh, tranh giành tình thương của cha mẹ hay tài sản cũng sẽ nghiêm trọng hơn. Bhutan, không loại trừ vì tình thế quá bắt buộc, nên mới phải phát triển xã hội theo cách này. Thời nay, ngày càng có nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ Bhutan, nói không với đa phu thê. Ngay cả vị vua mới của Bhutan là Jigme Khesar trong đám cưới với vị hôn thê của mình, cũng đã tuyên bố ông sẽ chỉ chung tình với người vợ của mình.

Các bạn nghĩ gì về chế độ kết hôn này? Theo bạn thì đa phu thê hay độc phu-độc thê mới là hình thức quan hệ tự nhiên của con người?


Tham khảo:

Thời báo Bhutan (BBS), Bhutan xếp hạng 134 chỉ số HDI vào 2017.

Quỹ Xóa đói giảm nghèo và Phát triển con người Oxford, chỉ số GNH của Bhutan.

Liên Hợp Quốc (UN), Báo cáo Phát triển con người của Bhutan, từ 1990 đến nay.

Từ khóa: 

bhutan

,

đa phu thê

,

polygamy

,

polygyny

,

kiến thức chung

Tôi muốn đến đây sống

Trả lời

Tôi muốn đến đây sống

Mình thấy có câu hỏi được thảo luận rất hay trên chính Noron về vấn đề này:

Cái này bất ngờ à nha. Đa thê có lẽ hợp lý hơn đa phu. Còn một quốc gia đa phu thê thì lần đầu mình nghe thấy.

Woaaaaaaaaa
Ghê nha ghê nha.