Bình đẳng không có nghĩa là công bằng

  1. Phong cách sống

Một giáo sư kinh tế ở một trường Đại học cho biết ông chưa từng đánh trượt sinh viên nào nhưng đã từng đánh trượt cả một lớp. Lớp đó kiên quyết cho rằng một xã hội có hình thái tổ chức hoàn hảo là một xã hội không ai giàu và cũng không ai nghèo và đó là một cách cân bằng tuyệt vời. Thế là vị giáo sư nói: “Được rồi, vậy lớp mình sẽ tiến hành một thí nghiệm về điều đó. Tất cả các điểm sẽ được tổng hợp lại và chia đều ra, mọi người sẽ nhận được điểm như nhau, vì thế không ai bị trượt và cũng không ai được A cả.”

Sau bài kiểm tra đầu tiên, mức điểm trung bình cho cả lớp là B. Những sinh viên chăm rất buồn, còn những sinh viên lười rất mừng.

Qua bài kiểm tra thứ hai, những sinh viên lười thậm chí còn lười hơn, còn những sinh viên chăm thì quyết định rằng họ cũng chỉ nên học ít thôi. Điểm trung bình cho bài lần hai là D! Không ai vui cả.

Đến bài thứ ba, điểm trung bình là F. Mức điểm không hề tăng lên, còn các cuộc cãi vã, buộc tội, nêu tên nổ ra, mọi người đều khó chịu và không ai muốn học để người khác có lợi.

Đến bài cuối cùng, tất cả đều trượt, và ai cũng ngỡ ngàng.

Giáo sư đã nói với họ rằng: Thông qua kết quả những bài kiểm tra thì các bạn có thể dễ dàng thấy được rằng, kiểu gì thì kiểu xã hội mà các bạn đang mong muốn cũng khó thành hiện thực vì dù ý tưởng rất hấp dẫn nhưng khi đưa vào thực thi chẳng ai còn động lực để làm việc nữa. Không gì đơn giản hơn thế !

Bạn nghĩ sao về câu chuyện trên?

Từ khóa: 

phong cách sống

Tôi nghĩ đó là một câu chuyện bịa đặt mà ai kể cũng được. Những thứ như "một giáo sư," "một trường Đại học" nghe rất vui tai, nhưng không tin được. Phương pháp kể chuyện mượn danh những thứ đáng tin cậy (khoa học, giáo sư, v.v.) nhưng thực sự lại mập mờ là phương pháp điển hình để tung tin đồn hoặc truyền bá một tư tưởng nghe có vẻ hợp lý nào đó.

Tôi không nói câu chuyện đó không có ý nghĩa, có điều cách mà người ta dẫn ra "một giáo sư" nào đó khiến tôi thấy nó giống chuyện bịa, và làm nó mất đi tính tin cậy mà nó có thể đã có. Kể cả ở Liên Xô cũng khó có chuyện cả một lớp nghĩ giống hệt nhau. Thêm nữa nếu giáo sư này dám làm thế thì hiển nhiên ông ấy đang không sống trong một xã hội mà ai cũng được chia phần bằng nhau, thế thì làm thế nào mà sinh viên của ông ấy lại "tâm ý tương thông" mà nghĩ thế được.

Tóm lại, về câu chuyện trên, điều duy nhất tôi băn khoăn là: Đó là giáo sư nào?

Trả lời

Tôi nghĩ đó là một câu chuyện bịa đặt mà ai kể cũng được. Những thứ như "một giáo sư," "một trường Đại học" nghe rất vui tai, nhưng không tin được. Phương pháp kể chuyện mượn danh những thứ đáng tin cậy (khoa học, giáo sư, v.v.) nhưng thực sự lại mập mờ là phương pháp điển hình để tung tin đồn hoặc truyền bá một tư tưởng nghe có vẻ hợp lý nào đó.

Tôi không nói câu chuyện đó không có ý nghĩa, có điều cách mà người ta dẫn ra "một giáo sư" nào đó khiến tôi thấy nó giống chuyện bịa, và làm nó mất đi tính tin cậy mà nó có thể đã có. Kể cả ở Liên Xô cũng khó có chuyện cả một lớp nghĩ giống hệt nhau. Thêm nữa nếu giáo sư này dám làm thế thì hiển nhiên ông ấy đang không sống trong một xã hội mà ai cũng được chia phần bằng nhau, thế thì làm thế nào mà sinh viên của ông ấy lại "tâm ý tương thông" mà nghĩ thế được.

Tóm lại, về câu chuyện trên, điều duy nhất tôi băn khoăn là: Đó là giáo sư nào?

Đây là một câu chuyện rất hay được viện dẫn ra kể để đả kích một mô hình xã hội đề cao sự công bằng nào đó mà ai cũng biết.

Thực ra mô hình nào cũng có ưu điểm và khuyết điểm. Theo tôi thực tế thì những thứ thiết yếu như điểm môn học chắc chắn sẽ có người nỗ lực phấn đấu và sẵn sàng làm hộ cho cả tập thể. Mô hình này phải được áp dụng trong 1 thời gian dài thì mới "thấm đòn" được.

Cái ví dụ xl này gọi là cào bằng, chứ ko phải là công bằng, cũng chẳng phải bình đẳng.

Mình đang không hiểu câu chuyện thì liên quan gì bình đẳng và công bằng nhỉ. Bình đẳng là chúng ta được người khác cư xử rất khách quan, không phân biệt, không chú trọng đến địa vị học thức của chúng ta. Công bằng là được trả giá ngang với những gì mình bỏ ra, mình cố gắng bao nhiêu, nhận về xứng đáng.

Câu chuyện trên theo mình là nói về việc trong tổ chức bắt buộc cần có sự khác biệt, cần có sự cạnh tranh, cần có cố gắng mới mong nhận về như ý. Vậy mối liên hệ giữa câu hỏi và câu chuyện là gì nhỉ?

https://cdn.noron.vn/2023/03/19/95042361414102130-1679230927.jpg
Caption

Tôi thì không rõ lắm câu chuyện trên nói gì. Cơ mà tôi biết rằng đa phần luôn nhầm lẫn giữa 2 từ này, trước tôi có lưu lại hình ảnh này để nhớ cho kĩ vì đôi khi tôi cũng nhầm lẫn giữa chúng. Và câu chuyện trên chỉ nói đến vụ cân bằng chứ không thấy bình đẳng, công bằng đâu cả :)