Các yếu tố cơ bản của điều kiện hóa tạo tác là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Các yếu tố cơ bản của điều kiện hóa tạo tác bao gồm : (1) Kích thích môi trường, (2) Hành vi tạo tác, (3) Tác nhân củng cố, (4) Sự trừng phạt (1) Kích thích môi trường là bối cảnh hành vi tạo tác xảy ra (2) Hành vi tạo tác là một phản ứng có tác động đến môi trường và ảnh hưởng đến sự xuất hiện của một kích thích mới Ví dụ: Khi một đứa trẻ nói «mẹ ơi con đói» và sau đó được mẹ cho ăn thì đứa trẻ đó đã thực hiện một hành vi tạo tác là lời nói có tác động đến người mẹ và ảnh hưởng đên sự xuất hiện sớm hay muộn của việc cho ăn (3) Tác nhân củng cố là những kích thích xuất hiện nhờ hành vi tạo tác, làm tăng năng lặp lại của hành vi tạo tác đó. Có hai loại tác nhân củng cố là tác nhân củng cố tích cực, những kích thích tạo ra sự dễ chịu, và tác nhân củng cố tiêu cực, những kích thích loại bỏ sự khó chịu. Ví dụ: Hành vi tạo tác ôn bài đầy đủ có tác nhân củng cố tích cực là đạt được cao và tác nhân củng cố tiêu cực là không phải học lại. Bên cạnh đó, tác nhân củng cố còn được chia thành hai cấp độ là tác nhân củng cố sơ cấp và tác nhân củng cố thứ cấp. Trong đó, tác nhân củng cố sơ cấp, bản chất là những kích thích không điều kiện, là những tác nhân củng cố đáp ứng nhu cầu cơ bản của sinh vật như thức ăn, nước uống. Tác nhân củng cố thứ cấp, hay còn gọi là tác nhân củng cố có điều kiện, bản chất là kích thích có điều kiện, là một phần thưởng mà con người hoặc động vật thích nhận vì nó được điều kiện hóa cổ điển hay ghép cặp với một kích thích không điều kiện là một tác nhân củng cố sơ cấp, có tác dụng củng cố hành vi tạo tác dù tác nhân củng cố sơ cấp không xuất hiện trong một thời gian dài. Ví dụ: Đồ ăn xuất hiện khi con chuột nhấn vào công tắc trong Chiếc hộp Skinner là tác nhân củng cố sơ cấp. Tiền là tác nhân củng cố thứ cấp đối với hành vi làm việc của con người. (4) Sự trừng phạt là sự xuất hiện những kích thích gây khó chịu hoặc sự loại bỏ những kích thích gây dễ chịu, do đó làm giảm khả năng xuất hiện trở lại của hành vi tạo tác. Ví dụ: Khi chạm tay vào vật nóng bị bỏng thì bỏng là một kích thích khó chịu khiến cho hành vi chạm tay vào vật nóng không được lặp lại nữa.
Trả lời
Các yếu tố cơ bản của điều kiện hóa tạo tác bao gồm : (1) Kích thích môi trường, (2) Hành vi tạo tác, (3) Tác nhân củng cố, (4) Sự trừng phạt (1) Kích thích môi trường là bối cảnh hành vi tạo tác xảy ra (2) Hành vi tạo tác là một phản ứng có tác động đến môi trường và ảnh hưởng đến sự xuất hiện của một kích thích mới Ví dụ: Khi một đứa trẻ nói «mẹ ơi con đói» và sau đó được mẹ cho ăn thì đứa trẻ đó đã thực hiện một hành vi tạo tác là lời nói có tác động đến người mẹ và ảnh hưởng đên sự xuất hiện sớm hay muộn của việc cho ăn (3) Tác nhân củng cố là những kích thích xuất hiện nhờ hành vi tạo tác, làm tăng năng lặp lại của hành vi tạo tác đó. Có hai loại tác nhân củng cố là tác nhân củng cố tích cực, những kích thích tạo ra sự dễ chịu, và tác nhân củng cố tiêu cực, những kích thích loại bỏ sự khó chịu. Ví dụ: Hành vi tạo tác ôn bài đầy đủ có tác nhân củng cố tích cực là đạt được cao và tác nhân củng cố tiêu cực là không phải học lại. Bên cạnh đó, tác nhân củng cố còn được chia thành hai cấp độ là tác nhân củng cố sơ cấp và tác nhân củng cố thứ cấp. Trong đó, tác nhân củng cố sơ cấp, bản chất là những kích thích không điều kiện, là những tác nhân củng cố đáp ứng nhu cầu cơ bản của sinh vật như thức ăn, nước uống. Tác nhân củng cố thứ cấp, hay còn gọi là tác nhân củng cố có điều kiện, bản chất là kích thích có điều kiện, là một phần thưởng mà con người hoặc động vật thích nhận vì nó được điều kiện hóa cổ điển hay ghép cặp với một kích thích không điều kiện là một tác nhân củng cố sơ cấp, có tác dụng củng cố hành vi tạo tác dù tác nhân củng cố sơ cấp không xuất hiện trong một thời gian dài. Ví dụ: Đồ ăn xuất hiện khi con chuột nhấn vào công tắc trong Chiếc hộp Skinner là tác nhân củng cố sơ cấp. Tiền là tác nhân củng cố thứ cấp đối với hành vi làm việc của con người. (4) Sự trừng phạt là sự xuất hiện những kích thích gây khó chịu hoặc sự loại bỏ những kích thích gây dễ chịu, do đó làm giảm khả năng xuất hiện trở lại của hành vi tạo tác. Ví dụ: Khi chạm tay vào vật nóng bị bỏng thì bỏng là một kích thích khó chịu khiến cho hành vi chạm tay vào vật nóng không được lặp lại nữa.