Cách cai sữa cho bé cực an toàn và hiệu quả

  1. Mẹ và Bé

Nuôi con bằng sữa mẹ luôn là lựa chọn tốt nhất cho sự phát triển của mẹ. Tuy nhiên, nhiều bà mẹ lại vô cùng đau đầu trong việc tìm cách cai sữa cho con. Để cai sữa cho bé thành công mà vẫn cực kỳ an toàn, hiệu quả, mẹ cần trang bị cho mình những nguyên tắc và kiến thức nhất định. Sau đây mình xin chia sẻ đến mẹ vài tips để cai sữa hiệu quả cho bé nhé.

Khi nào nên cho bé cai sữa?

https://cdn.noron.vn/2022/11/23/cach-cai-sua-cho-be1-1669221161.jpg

Theo khuyến cáo Tổ chức Y tế thế giới và Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, trong sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cũng như các kháng thể, các men và bạch cầu tốt cho bé, do đó nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và có thể bú tiếp tục cho đến khi 2 tuổi. 

Bởi thế không có một thời điểm chính xác nào quy định thời điểm cai sữa cho bé. Tùy vào từng hoàn cảnh khác nhau mà người mẹ có thể quyết định khi nào nên cai sữa cho bé. Cha mẹ có thể cho trẻ cai sữa nếu bé dần có những dấu hiệu sau: 

  • Bé đã có thể tự ngồi thẳng, lăn bóng ra trước: Ðiều này chứng tỏ hệ thần kinh và hệ vận động của bé đã phát triển tốt, cứng cáp, đủ khả năng đề kháng kể cả khi thiếu sữa.
  • Bé bập bẹ biết nói: Ngoài những từ như ba, má, mẹ thì trẻ có thể nói được thêm 2 đến 3 từ hoặc một câu ngắn. Điều này chứng tỏ trẻ đã sẵn sàng để cai sữa.
  • Bé đã ăn được cháo hoặc cơm nhão: Trẻ có khả năng nhai, nuốt khi được 18 - 24 tháng tuổi. Ðây là thời gian phù hợp đểcai sữa cho bé.
  • Bé có thể nhận biết màu sắc. 
  • Trẻ đã biết leo cầu thang.

Cách cai sữa cho bé an toàn và hiệu quả

Bỏ cữ bú hoặc rút ngắn thời gian cho bú 

https://cdn.noron.vn/2022/11/23/cai-sua-bao-lau-thi-het-sua-va-nhung-cach-cai-sua-don-gian-15534855057121413705716-crop-15534855114361461143979-1568011763-592-width640height480-1669221190.jpg

Để cai sữa cho trẻ, bạn không nên đột ngột dừng hẳn mà cần lên kế hoạch cho bé bú bỏ cữ hoặc rút ngắn thời gian cho bú. Nếu bình thường, khoảng cách mỗi lần bú của bé là khoảng 3 tiếng thì ở tháng thứ 9 của bé, bạn nên kéo dài khoảng cách mỗi lần bú cách nhau khoảng 4 - 5 tiếng và kết hợp rút ngắn thời gian cho bé bú.

Bạn không nên đột ngột bỏ bú bé vì sẽ dễ khiến bé bị ốm, gặp vấn đề về hô hấp hay nhiễm trùng tai. Bên cạnh việc gây ra nhiều vấn đề không tốt cho tâm lý bé, mẹ cũng sẽ dễ bị căng tức cho nhiều sữa.

Dùng thuốc mắc cỡ 

Mẹ có thể nghiền nát thuốc với một chút nước để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Sau đó thoa hỗn hợp quanh bầu ngực. Loại thuốc này sẽ làm màu sắc núm vú hoặc mùi vị sữa có sự thay đổi, trẻ sẽ không bú nữa. Đối với biện pháp này, mẹ cần phải kiên trì. Nếu trẻ đói thì cho bé ăn dặm kết hợp với uống sữa công thức

Tăng cường bữa ăn dặm

https://cdn.noron.vn/2022/11/23/the1bbb1c-c491c6a1n-cho-bc3a9-c483n-de1bab7m-le1baa7n-c491e1baa7u-vc3a0-cc3a1ch-cho-bc3a9-c483n-de1bab7m-le1baa7n-c491e1baa7u-tic3aan-1669221257.jpg

Việc tăng cường thức ăn dặm sẽ tăng nguồn cung dinh dưỡng cho bé, giúp bé tập làm quen với thức ăn ngoài và no lâu hơn, từ đó làm giảm cảm giác đói bụng và thèm sữa, giảm được tần suất bú của trẻ. Để kích thích bé ăn ngon miệng hơn, bạn có thể tham khảo các công thức nấu thức ăn dặm, làm phong phú hơn thực đơn cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết.

Tập cho trẻ ngậm ti giả

https://cdn.noron.vn/2022/11/23/035-1669221318.jpg

Mẹ có thể tập cho bé ngậm ti giả từ khi được 3 tháng tuổi. Ðiều này sẽ giúp bé làm quen với việc rời xa bầu vú mẹ, từ đó chuyển dần sang bú bình và cai sữa mẹ dễ dàng hơn. Nhược điểm của phương pháp này là bậc phụ huynh phải tốn thêm thời gian để cai ti giả cho bé.

Kết hợp ăn thêm sữa ngoài

https://cdn.noron.vn/2022/11/23/tre-bu-sua-ngoai-1669221354.jpg

Trong quá trình cai sữa cho trẻ trên 1 tuổi, bạn có thể kết hợp cho trẻ ăn sữa ngoài đan xen với sữa mẹ. Bạn có thể chọn lựa các loại sữa hộp phù hợp với độ tuổi của bé hay các loại sữa công thức, sữa đặc, sữa bò, sữa hạt,... tùy theo sự yêu thích của bé. Việc sử dụng kết hợp sữa ngoài sẽ giúp bé bổ sung chất dinh dưỡng và đặc biệt là giảm bớt được tần suất cho bé bú trong ngày.

Một vài lưu ý khi cai sữa cho bé

  • Khi mẹ quyết định cai sữa cho bé cần chọn lúc bé khỏe mạnh. Không nên cai sữa khi bé đang bị ốm, sẽ khiến bé khó thích nghi với những thay đổi mới, gây ra biếng ăn, còi xương.
  • Giai đoạn chuyển từ bú mẹ sang bú bình và ăn dặm, trẻ dễ bị táo bón hoặc tiêu chảy, vì vậy mẹ nên duy trì cho bé bú mẹ, để bé có kháng thể từ sữa mẹ giúp chống lại bệnh tật cho bé. Khi cảm thấy bé có thể chấp nhận những thực phẩm thay thế sữa mẹ thì lúc đó mẹ mới nên cai sữa hoàn toàn.
  • Không nên cai sữa cho trẻ vào những ngày thời tiết xấu, vì trời quá nóng bé dễ bị rối loạn tiêu hóa, còn trời quá ẩm hay quá lạnh bé dễ bị mắc các bệnh đường hô hấp.
  • Trong thời gian cai sữa cho con, nếu thấy ngực bị đau và cương thì mẹ có thể dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm, đặt vào ngực để ngực mềm dần rồi vắt sữa ra hoặc hút cho thông sữa.
  • Nếu sữa mẹ quá nhiều trong thời gian cai sữa có thể uống thuốc ức chế tiết sữa nhưng phải có chỉ định của cán bộ y tế.
  • Sau khi cai sữa, cần có các chế độ ăn thay thế đảm bảo đủ chất cho trẻ, nhất là chất đạm (thịt, cá, trứng, đậu, đỗ...), chất béo (dầu, mỡ) và các loại rau quả.
Từ khóa: 

kinh nghiệm chăm con

,

mẹ và bé