Xi tè cho trẻ 3 tháng có sao không?

  1. Mẹ và Bé

Chẳng biết các mẹ thế nào chứ em thì không thích cho con đóng bỉm thường xuyên đâu ạ.

Thứ nhất là đóng bỉm con mùa lạnh còn đỡ chứ mùa nóng sẽ rất nóng và bí, các mẹ đến ngày "rụng dâu" mà thời tiết nắng nóng phải đóng băng vệ sinh thì các mẹ còn khó chịu nữa là con phải ốp nguyên cái bỉm kín hông như vậy, có điều con chưa biết nói nên con phải chịu thôi các mẹ ạ.

Thứ hai, đóng bỉm nhiều sẽ ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục của con đấy ạ. Bé gái hay bị hăm, ngứa, đau, rát. Bé trai có nguy cơ bị vẹo bộ phận sinh dục.

Thứ ba, tốn xong nữa các mẹ nhé. Dùng bỉm cho con yên tâm hơn cả thì phải dùng bỉm đắt tiền nhưng như vậy đau ví lắm ý. Thế nên ai nói gì thì nói, em là em cứ tập xi tè cho con từ 3 tháng tuổi luôn các mẹ ạ.

Ban đầu khi thấy con đái thì mẹ cứ làm động tác xì xì cho bé quen dần, sau lớn hơn nữa thì sẽ xi hẳn thành cữ. Các mẹ cứ bảo nào là xi tè sẽ ảnh hưởng đến bóng đái, ảnh hưởng đến thận của con vì chỉ khi nào nghe xì xì của mẹ con mới đái hoặc có khi không buồn đái mà xi con cũng rặn ra đái nhưng thật ra con em nhiều khi không xi con cũng tự đái, mà có khi không buồn đái mà xi mãi con cũng không đái.

Nhưng đến bây giờ cả ngày con không phải đóng bỉm mà cũng không bị đái dầm ra quần cá mẹ nhé. Đó là quan điểm của em, còn mỗi người có một cách nghĩ khác nhau phải không các mẹ?

Từ khóa: 

mẹ và bé

Quan điểm của mình là không nên xi tè cho con trước 3 tuổi.

Trẻ dưới 3 tuổi, bàng quang đang trong giai đoạn phát triển và hoàn chỉnh, nếu mẹ tập xi tè trong thời gian này sẽ phá vỡ quy trình này. Bàng quang cần được tích đầy và xả rỗng tự do như một quy trình tự nhiên. Chính vì vậy mẹ xi tè khiến việc bài tiết diễn ra mà không theo nhu cầu của trẻ.

Song nói không xì tè quá sớm cho bé nhưng không có nghĩa là để bé cứ tè dầm tới năm 3 tuổi, mà khi bé đã có thể hiểu và giao tiếp với mẹ, mẹ có thể dạy bé khi muốn tè thì nói với mẹ “tè” hoặc ra dấu hiệu nào đó. Mấu chốt ở đây là để bé đi tè khi bé có nhu cầu chứ không phải đi tè khi mẹ bảo bằng cách xi tè.

Các mẹ cũng có thể đọc thêm các dấu hiệu nhận biết khi con muốn đi tè nhé!

Trả lời

Quan điểm của mình là không nên xi tè cho con trước 3 tuổi.

Trẻ dưới 3 tuổi, bàng quang đang trong giai đoạn phát triển và hoàn chỉnh, nếu mẹ tập xi tè trong thời gian này sẽ phá vỡ quy trình này. Bàng quang cần được tích đầy và xả rỗng tự do như một quy trình tự nhiên. Chính vì vậy mẹ xi tè khiến việc bài tiết diễn ra mà không theo nhu cầu của trẻ.

Song nói không xì tè quá sớm cho bé nhưng không có nghĩa là để bé cứ tè dầm tới năm 3 tuổi, mà khi bé đã có thể hiểu và giao tiếp với mẹ, mẹ có thể dạy bé khi muốn tè thì nói với mẹ “tè” hoặc ra dấu hiệu nào đó. Mấu chốt ở đây là để bé đi tè khi bé có nhu cầu chứ không phải đi tè khi mẹ bảo bằng cách xi tè.

Các mẹ cũng có thể đọc thêm các dấu hiệu nhận biết khi con muốn đi tè nhé!

Theo mình là không nên xi tè cho con bạn nhé. 
Lý do là bởi dưới độ tuổi này, bàng quang của bé vẫn đang phát triển để hoàn chỉnh. Bàng quang của trẻ sẽ phát triển khỏe và nhanh nên được tích đầy, xả rỗng một cách tự do, tức là để bé tè theo nhu cầu. Còn việc tập xi tè cho bé chính là không để bàng quang đầy - rỗng tự nhiên, không tốt cho sự phát triển của trẻ.
Với trẻ quá nhỏ, dưới 6 tháng tuổi, nếu “xi” tè cũng không tạo được thói quen. Ngoài ra, khi bàng quang không đủ mạnh nhưng bé vẫn cố đi vệ sinh khiến bé có nguy cơ bị suy thận, kéo theo táo bón, nhiễm trùng đường tiểu. 

Mình hiểu nhiều mẹ lo sợ đóng bỉm nhiều sẽ gây ra nhiều bệnh: nhẹ thì viêm da, hăm đỏ; nặng thì viêm nhiễm đường tiết niệu, nóng tinh hoàn, vô sinh. Nhưng thực tế không phải vậy.

Trẻ bú mẹ, đặc biệt dưới 1 tuổi, khả năng kiểm soát cơ niệu đạo, cơ hậu môn còn rất hạn chế. Bé sẽ có nhu cầu bài tiết phân và nước tiểu ra ngoài NGAY LẬP TỨC mà không thể có phản xạ dừng chờ. Việc đóng bỉm giúp cho bé thoải mái, không bị ướt khó chịu, hay phải thay tã thay quần nhiều lần trong một ngày.

Những vấn đề như hăm đỏ xuất phát từ quá trình vệ sinh cho bé không được thật sự sạch sẽ hoặc do loại bỉm đó không đạt chuẩn hay không phù hơp với làn da nhạy cảm của bé.

Bàng quaɴg trẻ sơ sinh hoạt động theo cơ cấu đầy sẽ tự đẩy ra ngoài. Hành động xi tè cho bé thực chất chính là việc bắt bé đi tè (hoặc đi ị) theo âm thanh hay nói cách khác là theo NHU CẦU của người lớn, không phải nhu cầu của bé. Bạn sợ bé tè ra quần, ra giường nên 30 phút lại xi một lần, không cần biết bé có muốn đi tè hay không. Dĩ nhiên theo phản xạ có điều kiện, khi nghe thấy âm thanh ‘xì xì’, bé sẽ cố rặn ra tè, dù ít hay nhiều. Cuối cùng, trở thành hiện tượng đái dắt, đái són, bàng quaɴg thì bị mất phản xạ.