Cách khắc phục biến đổi khí hậu tại Việt Nam?

  1. Kiến thức chung

Ngày nay môi trường đã trở thành một vấn nạn của toàn cầu chứ không phải của riêng mỗi quốc gia. Theo đó năm 2018 có nhiều lần Hà Nội đạt mốc ô nhiễm nhất thế giới.

Theo một tài liệu mình nghiên cứu, Việt Nam là một trong những nước sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu. "Cụ thể nếu mực nước biển dâng cao 1m, sẽ có khoảng 40% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích Đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các tỉnh khác thuộc vùng ven biển sẽ bị ngập. Trong đó, TP. Hồ Chí Minh sẽ bị ngập trên 20% diện tích; khoảng 10-12% dân số nước ta bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất khoảng 10% GDP".

Hậu quả trước mắt là vậy nhưng chúng ta vẫn còn quá thản nhiên trước các vấn nạn toàn cầu. Làm thế nào để khắc phục biến đổi khí hậu trong tương lai và giảm thiếu tối đa thiệt hại đến Việt Nam?

Ảnh: Baomoi.com

737ee6042d42c41c9d53
Từ khóa: 

biến đổi khí hậu

,

bảo vệ môi trường

,

biến đổi khí hậu việt nam

,

kiến thức chung

Mình nghĩ chưa cần đến biến đổi khí hậu đâu.

Nền đất của Nam bộ nói riêng tương đối thấp và yếu, sông ngòi nhiều, mạch nước ngầm đang bị khai thác mạnh => sụt lún (cầu đường, nhà ở) rồi xâm thực ở ven biển, ngoài ra còn có khai thác cát trái phép ở các sông khiến sạt lở hai bên bờ kinh khủng hơn

Nên nhiêu đó là đủ đau đầu cho các bác ở trên giải quyết rồi (...) chứ nói đến bđkh thì xa quá

Trả lời

Mình nghĩ chưa cần đến biến đổi khí hậu đâu.

Nền đất của Nam bộ nói riêng tương đối thấp và yếu, sông ngòi nhiều, mạch nước ngầm đang bị khai thác mạnh => sụt lún (cầu đường, nhà ở) rồi xâm thực ở ven biển, ngoài ra còn có khai thác cát trái phép ở các sông khiến sạt lở hai bên bờ kinh khủng hơn

Nên nhiêu đó là đủ đau đầu cho các bác ở trên giải quyết rồi (...) chứ nói đến bđkh thì xa quá

Mình nghĩ chúng ta cần hạn chế sử dụng phương tiện giao thông cá nhân lại. Nếu thực hiện đc việc đó thì sẽ một công đôi ba việc: vừa giảm ách tắc vừa bảo vệ môi trường, giảm thiểu lượng CO2, làm thuyên giảm global warming...đồng thời tập trung đầu tư phát triển các hệ thống giao thông công cộng chạy điện như các nước châu âu.

Sau nữa là đến việc giảm thiểu xả rác. Việc này thì phải đi từ việc xây dựng ý thức người dân trước. Phải PR, vận động, tuyên truyền tùm lum tà la. Chúng ta cũng cần khuyến khích sinh viên ứng tuyển vào các ngành kĩ thuật nhiều hơn, định hướng các em trở thành các kĩ sư thiết kế hệ thống giao thông. Phát triển công nghệ sinh học, công nghệ môi trường cũng là một giải pháp.

Nói chung nhiệt độ trái đất sẽ tăng, băng sẽ tan dù con người có làm cái gì đi nữa, với nhu cầu hiện tại của con người ko còn có cách nào để ngăn chặn hoàn toàn chỉ có làm chậm nó đi thôi. Và sau đó sẽ là một thời kỳ tiểu băng hà...

Phương pháp thì như Hà Lan, xây đập ngăn nước vào, xây thành phố nổi. Nói chung nước nào cũng vậy, phát triển mạnh công nghiệp, ktế thì sẽ đi kèm với việc xả rác thải ra môi trường, cái chính là đánh đổi bao nhiêu thôi.