Cách khiến trẻ thích thú với việc ăn rau

  1. Sức khoẻ nhi khoa

  2. Mẹ và Bé

Rau củ là nguồn dinh dưỡng cung cấp vitamin và chất xơ nhiều nhất cho trẻ trong mỗi khẩu phần ăn nhưng hầu hết trẻ đều rất ghét món rau xanh nhạt nhẽo này. Làm sao để trẻ có thói quen thích ăn rau là điều mà nhiều cha mẹ quan tâm. Những chia sẻ sau đây sẽ giúp các ông bố bà mẹ tạo cho trẻ cảm giác ăn rau một cách ngon lành.

Vai trò của rau xanh cho cơ thể trẻ

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, để tạo cho bé thói quen thích ăn rau xanh, cha mẹ cần phải kiên trì, không nên biến bữa ăn thành cuộc chiến hay gây áp lực nên bé. Điều này sẽ dẫn tới bé lười ăn rau hoặc sợ ăn rau. 

Các nguyên nhân có thể dẫn đến trẻ lười ăn rau củ bao gồm: ba mẹ không thích ăn rau nên cũng ít giới thiệu cho con, cha mẹ thường ít có thời gian mua rau củ tươi mỗi ngày hoặc ba mẹ không biết mua loại gì, phối hợp thế nào trong bữa ăn cho con hoặc ba mẹ thường bỏ cuộc quá sớm khi thấy trẻ không thích loại rau củ đó.

Theo các chuyên gia của viện dinh dưỡng Quốc gia, tác dụng của rau xanh rất quan trọng, là nhóm thực phẩm cung cấp vitamin, khoáng chất giúp cho quá trình phát triển của trẻ. Chất xơ có trong rau rất tốt cho hệ tiêu hoá, giúp hệ tiêu hoá hoạt động trơn tru hơn, tăng sức đề kháng cho trẻ và phòng ngừa các bệnh về đường tiêu hoá. Ăn nhiều rau xanh không chỉ giúp cơ thể bé khỏe mạnh mà còn hỗ trợ phát triển trí não.

https://cdn.noron.vn/2022/11/10/68308219296890335-1668087376.jpg

Vì sao trẻ lười ăn rau?

Đa số trẻ nhỏ đều không thích ăn rau mà thích bánh kẹo, đồ ngọt, đồ uống có gas… Có phải bé yêu thích ăn bánh kẹo hơn rau xanh và các thói quen ăn uống an toàn, lành mạnh khác?

Nguyên nhân làm cho trẻ không thích ăn rau là do trên gai lưỡi của trẻ có "núm vị giác" và số lượng "núm vị giác" ở trẻ lớn hơn người trưởng thành rất nhiều. Vì vậy, trẻ cũng nhạy cảm với các mùi vị như chua, cay, ngọt, mặn hơn người lớn.

Khi tập cho trẻ ăn các loại rau xanh, cần tránh đưa các loại rau có vị nồng hay đắng như mướp đắng, diếp cá, ngải cứu… để hạn chế tối đa việc gây ấn tượng xấu về rau xanh từ lần đầu tiếp xúc. Hoặc phải tìm cách khử bớt vị cay, nồng ở rau.

1. Hãy nhất quán thời gian

Ăn rau vào mỗi bữa trưa và bữa tối, bao gồm cả trái cây và rau quả như đồ ăn nhẹ. Rau có thể đóng vai trò chính trong một bữa ăn hoặc chỉ là một món ăn hỗ trợ như một món ăn phụ.

Theo ý kiến của các chuyên gia, cung cấp nhiều loại thực phẩm lành mạnh khác nhau cho trẻ chính là trách nhiệm của các bậc cha mẹ, bao gồm cả rau quả. Trẻ em có trách nhiệm ăn thực phẩm được cung cấp, đồng thời cần khuyến khích trẻ thử các loại thực phẩm và rau mới.

2. Cho trẻ tham gia vào việc chọn lựa các loại rau

Cho trẻ tham gia vào các quyết định về giờ ăn có thể giúp trẻ có cảm giác kiểm soát. Chuyên gia khuyến khích cha mẹ lên kế hoạch cho bữa ăn và cùng nhau đi mua sắm, đồng thời để trẻ em nhặt rau mới để ăn thử.

Hãy cho trẻ lựa chọn những loại rau mà chúng muốn để khuyến khích trẻ ăn rau. Điều cũng đơn giản như cách bạn hỏi trẻ muốn ăn cà rốt sống hay chín.

Cha mẹ cũng có thể khiến trẻ hứng thú với rau bằng cách trồng một khu vườn. Cha mẹ dẫn trẻ cùng đến một vườn ươm, chọn hạt giống và cùng nhau tạo ra một khu vườn sau nhà. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho trẻ tham gia vào việc rửa rau, nhặt giá...Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy ý thức kiểm soát.

3. Cho trẻ ăn những loại rau mà trẻ thích

Có một số loại rau khiến trẻ cảm thấy đặc biệt thích thú. Các loại rau thường có hương vị tốt nhất đối với trẻ em là những loại có vị hơi ngọt hoặc thơm, như cà rốt, jicama hoặc ớt chuông.

4. Trang trí thức ăn bắt mắt

Trang trí thức ăn một cách bắt mắt là một cách tuyệt vời để kích thích trẻ ăn rau. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thử nghiệm hương bị mới với nhiều loại rau kết hợp với nước chấm cho trẻ. Cho trẻ ăn sữa chua ít béo, hummus hoặc nước chấm ít béo để khuyến khích trẻ ăn thử các loại rau khác.

Rau nhúng hummus là một món ăn nhẹ chứa đầy đủ chất xơ, protein và vitamin. Hummus có nhiều hương vị khác nhau, vì vậy bạn có thể sẽ tìm thấy một loại mà trẻ sẽ cảm thấy hứng thú. Để kích thích trẻ hứng thú với các loại rau, bạn có thể sáng tạo ra các loại tên dành riêng cho rau, chẳng hạn như rau chân vịt hoặc tạo ra khay rau tươi với đầy đủ màu sắc. Sử dụng khuôn cắt bánh quy để cắt rau thành các hình vui nhộn, chẳng hạn như ngôi sao hay trái tim.

https://cdn.noron.vn/2022/11/10/68308219296890338-1668087398.jpg

5. Thay đổi thực đơn đa dạng

Để bé hứng thú với việc ăn rau xanh, mẹ cần thay đổi thực đơn đa dạng hơn, đừng quá cứng nhắc và đơn điệu với 2 món rau xào và luộc mỗi ngày. 

Mẹ có thể trộn rau cùng các loại sốt hay làm salad hoặc xay sinh tố sẽ khiến con hứng thú hơn. Nem là món mẹ có thể nhồi được rất nhiều loại rau hay các món như cơm rang, cơm trộn, mì xào. Đây là những món mẹ nên lựa chọn để giúp con có thói quen ăn rau xanh.

6. Hãy làm gương cho trẻ

Trẻ nhỏ luôn thích quan sát và bắt chước người lớn, đặc biệt là bố mẹ. Nếu muốn bé ăn rau nhiều hơn, bố mẹ hãy là những người làm gương cho con, ăn đa dạngcác loại rau. Hãy điều chỉnh chế độ ăn uống của mình để bé thấy rằng rau là một món ăn rất ngon, bổ dưỡng và nên ăn thật nhiều.

Nhu cầu ăn rau ở mỗi lứa tuổi

Ở mỗi lứa tuổi, trẻ có nhu cầu về lượng rau và củ khác nhau. Với các bé trong độ tuổi ăn dặm, có thể cho rau vào máy xay sinh tố, xay nhừ, hoặc lấy phần lá non thái thật nhỏ và đem nấu bột hoặc cháo cho bé.

Ở tuổi lớn hơn, lượng rau bé nạp vào cơ thể mỗi ngày theo khẩu phần sau:

  • Bé từ 2 đến 3 tuổi ăn một bát rau/ngày.
  • Bé 4 đến 8 tuổi ăn 1,5 bát rau/ngày.
  • Bé gái từ 9 đến 13 tuổi ăn khoảng 2 bát rau/ngày, bé trai ăn 2,5 bát rau/ngày.
  • Bé gái từ 14 tuổi đến 18 tuổi ăn khoảng 2,5 bát rau/ngày, bé trai ăn 3 bát rau/ngày.
Từ khóa: 

sức khoẻ nhi khoa

,

mẹ và bé