Cách sơ cứu hiệu quả nhất khi bị rắn độc cắn?

  1. Sức khoẻ

Mình chưa gặp rắn độc bao giờ nhưng vụ rắn hổ mang ở Tây Ninh vừa rồi làm mình hoang mang quá. Lỡ một ngày bị rắn độc cắn thì không biết phải làm thế nào.

Từ khóa: 

sức khoẻ

Có 2 nhóm rắn độc nguy hiểm ở Việt Nam là nhóm rắn hổ và nhóm rắn lục, ngoài ra, có thêm 2 loài rắn khác thuộc họ Rắn nước nhưng có khả năng gây tử vong là 2 loài rắn học trò.

- Đối với nhóm rắn lục thì không cần sơ cứu gì cả, chỉ cần tháo trang sức và cắt ống tay áo/ống quần ở nơi bị cắn để nếu bị phù nề thì không bị tụ máu, sau đó, chạy thẳng đến cơ sở y tế (CSYT) gần nhất hoặc bệnh viện.

- Đối với nhóm rắn hổ và 2 loài rắn học trò, bạn dùng kỹ thuật băng ép (tuyệt đối không garo), nếu nạn nhân khó thở, ngưng thở, ngưng tim (đối với nhóm rắn hổ) thì thực hiện CPR.

Lưu ý: Không đắp các loại thuốc Nam, thuốc Bắc, Đông Y, dân gian, không rạch, hút,... nói chung là không làm bất cứ hành động gì không được WHO chỉ định.

Trả lời

Có 2 nhóm rắn độc nguy hiểm ở Việt Nam là nhóm rắn hổ và nhóm rắn lục, ngoài ra, có thêm 2 loài rắn khác thuộc họ Rắn nước nhưng có khả năng gây tử vong là 2 loài rắn học trò.

- Đối với nhóm rắn lục thì không cần sơ cứu gì cả, chỉ cần tháo trang sức và cắt ống tay áo/ống quần ở nơi bị cắn để nếu bị phù nề thì không bị tụ máu, sau đó, chạy thẳng đến cơ sở y tế (CSYT) gần nhất hoặc bệnh viện.

- Đối với nhóm rắn hổ và 2 loài rắn học trò, bạn dùng kỹ thuật băng ép (tuyệt đối không garo), nếu nạn nhân khó thở, ngưng thở, ngưng tim (đối với nhóm rắn hổ) thì thực hiện CPR.

Lưu ý: Không đắp các loại thuốc Nam, thuốc Bắc, Đông Y, dân gian, không rạch, hút,... nói chung là không làm bất cứ hành động gì không được WHO chỉ định.

Đầu tiên là kêu gọi giúp đỡ, buộc garo thật chặt, nên buộc vài chỗ chứ ko phải 1 chỗ, dùng vật nhọn rạch vết thương rồi hút hoặc nặn máu ra, đừng có kê miệng hút như phim chưởng, đời ko phải là phim, trong miệng ko biết được có bị chảy máu chân răng hay nhiệt miệng gì ko đâu. Còn lấy gì để buộc garo thì đồ mặc trên người ý. "Lộ thiên" tý mà ko chết còn hơn.

Nếu có cấp cứu thì tốt nhất nằm chờ, ko có thì nhờ ai chở đến bệnh viện, hạn chế tối đa hoạt động mạnh.

Đến bệnh viện đừng đến lang vườn. Nếu được thì alo miêu tả tình hình, hình dạng, kích thước con rắn để bệnh viện chuẩn bị thuốc.

Nếu bệnh viện xa, đi lâu thì khoảng 1 tiếng nới garo ra vài phút, rồi buộc lại ở vì trí khác (lên hoặc xuống 1 tý).

Xử lý thì mình biết có vậy, theo kinh nghiệm bố đi buôn rắn hồi xưa. Có ông bạn buôn bị hổ chúa táp cái ngón cái. Ko biết thuốc hồi xưa dở hay sao mà nói chung ko chết, chỉ phải tháo khớp ngón cái đó thôi.

Mà tốt nhất đừng để rắn cắn, ko chui bờ chui bụi nhất là buổi tối (nhà nghỉ giờ cũng rẻ), đi vào chỗ rậm rạp thì mặc quần dài áo dày, mang giày vào, đội mũ rộng vành nóng tý còn hơn là nó táp cho 1 cái rồi lạnh ngắt luôn. Đi vào cỏ thì lấy cây đập đập trước rồi mới bước theo, bước thì rà rà cái chân chứ đừng có dẫm, đạp nó nó ko cắn cho mới lạ. Hết.