Chỉ số thông minh là gì, có phảỉ là yếu tố di truyền quyết định chỉ số thông minh hay không?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Cho đến nay đa số các nhà nghiên cứu cho rằng thông minh là có trí khôn để dễ thích nghi và có trí tuệ để tư duy một cách sáng tạo. Nhiều tác giả xây dựng các phương pháp thống kê thực nghiệm để xác định chỉ số thông minh, gọi tắt là IQ hay QI (tiếng Anh: Intellectual quotient, tiếng Pháp: Quotient intellectuel). Chỉ số này còn gọi là Chỉ số khôn hay Thương số trí tuệ. Nhà tâm lí học người Mỹ M. Lewis Terman (1870 - 1956) đã bỏ ra rất nhiều công sức để theo dõi nghiên cứu trong 35 năm liền đối với trí lực của 1500 em bé, ông đã hiệu chỉnh các thử nghiệm (test) của hai nhà khoa học - Pháp là Alfred Binet (1857-1911) và Th. Simon, để lập ra Thang đo trí lực, hay Thang đo IQ. Test Binet-Simon được công bố năm 1911 còn Test Terman được công bố năm 1916. Các thực nghiệm để xác định chỉ số IQ không đo được năng khiếu, năng lực sáng tạo... Thật ra không phải mọi người đã xác nhận cách đánh giá mức độ thông minh bằng chỉ số IQ dựa trên các thử nghiệm của Terman (Test Terman). Tổng thống Mỹ J.F.Kennedy (1917-1963) có IQ là 119 còn cầu thủ Reggie Jackson lại có IQ cao tới 160. Chả nhẽ Jackson lại thông minh hơn Kennedy nhiều đền như vậy! Năm 1993 Hemstein và Murray đã xuất bản ở Mỹ một công trình nghiên cứu dày đến 845 trang chứng minh IQ ở người da đen thấp hơn người da trắng và chứng minh IQ của nhân dân Mỹ sẽ thấp dần vì người da đen đẻ nhiều hơn người da trắng và số trẻ em da trắng học giỏi có chiều hướng giảm dần. Vấn đề tính di truyền của sự thông minh chưa được các nhà khoa học khẳng định. Người ta cho rằng trí thông minh chịu tác động nhiều hơn của môi trường sống, môi trường giáo dục, môi trường xã hội...
Trả lời
Cho đến nay đa số các nhà nghiên cứu cho rằng thông minh là có trí khôn để dễ thích nghi và có trí tuệ để tư duy một cách sáng tạo. Nhiều tác giả xây dựng các phương pháp thống kê thực nghiệm để xác định chỉ số thông minh, gọi tắt là IQ hay QI (tiếng Anh: Intellectual quotient, tiếng Pháp: Quotient intellectuel). Chỉ số này còn gọi là Chỉ số khôn hay Thương số trí tuệ. Nhà tâm lí học người Mỹ M. Lewis Terman (1870 - 1956) đã bỏ ra rất nhiều công sức để theo dõi nghiên cứu trong 35 năm liền đối với trí lực của 1500 em bé, ông đã hiệu chỉnh các thử nghiệm (test) của hai nhà khoa học - Pháp là Alfred Binet (1857-1911) và Th. Simon, để lập ra Thang đo trí lực, hay Thang đo IQ. Test Binet-Simon được công bố năm 1911 còn Test Terman được công bố năm 1916. Các thực nghiệm để xác định chỉ số IQ không đo được năng khiếu, năng lực sáng tạo... Thật ra không phải mọi người đã xác nhận cách đánh giá mức độ thông minh bằng chỉ số IQ dựa trên các thử nghiệm của Terman (Test Terman). Tổng thống Mỹ J.F.Kennedy (1917-1963) có IQ là 119 còn cầu thủ Reggie Jackson lại có IQ cao tới 160. Chả nhẽ Jackson lại thông minh hơn Kennedy nhiều đền như vậy! Năm 1993 Hemstein và Murray đã xuất bản ở Mỹ một công trình nghiên cứu dày đến 845 trang chứng minh IQ ở người da đen thấp hơn người da trắng và chứng minh IQ của nhân dân Mỹ sẽ thấp dần vì người da đen đẻ nhiều hơn người da trắng và số trẻ em da trắng học giỏi có chiều hướng giảm dần. Vấn đề tính di truyền của sự thông minh chưa được các nhà khoa học khẳng định. Người ta cho rằng trí thông minh chịu tác động nhiều hơn của môi trường sống, môi trường giáo dục, môi trường xã hội...