Mẹo quản lý tài chính cá nhân?

  1. Đầu tư & Tài chính

Mình vừa tham dự một buổi talkshow về phát triển bản thân. Tại đó có bạn bảo rằng những người giàu có xem mỗi tờ tiền như những hạt giống để tạo thêm tiền. Đối với họ, mỗi hạt giống đó đều có thể phát triển thành cây đại thụ. Người giàu luôn trân trọng từng đồng tiền lẻ họ sử dụng, và đó là cách quản lý tiền thông minh. 

Cá nhân mình cho rằng việc làm chủ được tài chính cá nhân không chỉ là một bước cải thiện lớn trong đời sống hằng ngày, mà còn là bước chuẩn bị quan trọng cho tương lai.

Do đó mình muốn tham khảo ý kiến từ mọi người về các cách hữu hiệu để làm chủ số tiền của chính mình.

https://cdn.noron.vn/2018/04/14/94c7662ceec93ec8badb86058fd4769a_1024.jpeg
Từ khóa: 

đầu tư & tài chính

Chỉ tiêu 30% số tiền mình kiếm được (ví dụ lương tháng) cho nhu cầu sống hằng ngày. 70% còn lại dành cho các khoản phát sinh + tiết kiệm, trong đó tiết kiệm tối thiểu 30%.

Đọc về phong cách sống tối giản (minimalism - chủ nghĩa tối giản), sẽ giúp bạn bớt mua những thứ mình không thật sự cần thiết, tiết kiệm được kha khá.

Trả lời

Chỉ tiêu 30% số tiền mình kiếm được (ví dụ lương tháng) cho nhu cầu sống hằng ngày. 70% còn lại dành cho các khoản phát sinh + tiết kiệm, trong đó tiết kiệm tối thiểu 30%.

Đọc về phong cách sống tối giản (minimalism - chủ nghĩa tối giản), sẽ giúp bạn bớt mua những thứ mình không thật sự cần thiết, tiết kiệm được kha khá.

Mình đặt mục tiêu tiết kiệm khoảng 50% số tiền mình kiếm được. 50% còn lại dùng để chi tiêu cho: tiền nhà, điện, nước, sinh hoạt, ăn uống, du lịch

Một số tips mình hay dùng:

  • Thu nhập về phải bỏ 50% tiết kiệm trước, phần còn lại mới để chi tiêu thay vì chi tiêu trước còn bao nhiêu mới đem tiết kiệm
  • Liệt kê sẵn những khoản cố định phải chi, từ đó biết được mình còn bao nhiêu tiền mỗi tháng cho các khoản phát sinh
  • Theo dõi chi tiêu bằng money lover
  • Tiền tiết kiệm đem đi đầu tư hiệu quả, với vài triệu tiết kiệm cũng có thể đầu tư rồi: chứng khoán, đầu tư công ty quản lý quỹ, bất động sản, góp vốn với bạn bè
  • Đa dạng hóa nguồn thu nhập, cố gắng đạt mức thu nhập tối đa từ công việc hiện tại

Thực tình mà nói, tiền quan trọng chứ. Mình không phải sống chết vì tiền, nhưng có tiền thì mình có thể lo cho cuộc sống cá nhân thoải mái hơn và giúp đỡ được những người thân. Hiện tại sức khỏe của mình khá tốt nhưng trong tương tại chắc mình phải trích thêm một khoản để mua bảo hiểm hoặc chăm lo kỹ hơn cho sức khỏe của mình.

7 Bước Để Lập Kế Hoạch Tài Chính Cá Nhân

Kế hoạch tài chính cá nhân (tiếng Anh là Personal Budget) là thứ đầu tiên mình muốn viết ngày hôm nay. Làm gì thì làm, phải có mục tiêu và kế hoạch đầy đủ thì ta mới thực hiện tốt được. Ví dụ muốn giảm cân, phải có kế hoạch ăn uống và tập luyện. Muốn tăng điểm tiếng Anh, phải có kế hoạch học mỗi ngày. Tương tự, muốn giữ được tiền, phải cố kế hoạch tài chính.

Hiểu nôm na đơn giản là, kế hoạch tài chính cá nhân là một bảng tổng kết những khoản mình kiếm được và bỏ ra trong một thời gian nhất định, ở đây là khoảng một tháng đấy. Mọi người khi nghĩ về bảng kế hoạch này thì hay nghĩ một cách tiêu cực rằng nó là một cái gì đó liên quan đến việc cắt giảm chi tiêu. Nhưng không có phải, kế hoạch sinh ra để giúp ta quản lý chi tiêu tốt hơn, chứ không phải sinh ra để cắt giảm.

Kế hoạch tài chính cá nhân thì dùng làm gì?

Có hai mục đích rất đơn giản đấy là:

  • Hiểu rõ các khoản thu chi của mình rồi từ đấy lên kế hoạch cho tháng sau tốt hơn.
  • Nhìn để tiết kiệm được cho một mục tiêu nào đó, ví dụ như tiết kiệm đi du lịch, tiết kiệm mua ihone chẳng hạn.

Cách làm một bảng kế hoạch tài chính cá nhân

Bước 1: Thử tổng kết lại các khoản chi tiêu gần đây. 

Nếu bạn lâu nay có ghi chép chi tiêu, quá tốt. Nếu bạn chưa có thói quen ghi chép chi tiêu, hãy cố nhớ lại xem một tháng gần đây mình tiêu những cái gì. Tiền nhà, tiền xăng, tiền trà sữa, tiền ăn trưa, tất tận các khoản có thể nhớ được và ghi hết ra. Trước khi học về quản lý tài chính, ta phải biết thực trạng chi tiêu hiện tại đã.

Nếu bạn bí, lấy ra một tờ giấy trắng (A4) và một cây bút, mở đồng hồ ra và hẹn 

một Pomodoro
 trong khoảng 25 phút, trong 25 phút đó bạn chỉ tập trung nhớ lại những khoản mình đã tiêu thôi, không lướt Facebook, không đọc tin tức, không làm gì khác mất tập trung hết. Đầu tiên là nhớ xem hôm nay mình tiêu gì, rồi nhớ sang ngày hôm qua, rồi nhớ sang hôm kia. Hết 25 phút thì dừng lại và tổng kết.

Bước 2: Ghi lại tất cả các nguồn thu nhập có thể trong tháng này. 

Nếu bạn đang đi làm toàn thời gian, quá đơn giản. Ghi lại xem trong tháng tới mình có khả năng nhận được bao nhiêu tiền lương.

Nếu bạn đang là sinh viên hoặc làm việc tự do, thử tính toán xem trong tháng này mình có thể kiếm được một khoản tối thiểu là bao nhiêu tiền nữa. Sau đó ghi hết ra nhé. Nếu chưa đi làm mà ba mẹ vẫn cho tiền, cũng tính luôn khoản tiền ba mẹ cho vào là thu nhập nhé.

Ví dụ với mình như là (đây là con số tham khảo):

  • Lương đi làm: 10,000,000
  • Tiền tư vấn: 5,000,000
  • Tiền lớp học: 5,000,000
  • Tổng thu nhập có thể: 20,000,000

Còn bạn, bạn thu nhập bao nhiêu?

Bước 3: Ghi hết lại các khoản chi tiêu bạn có thể chi trong tháng tới

Cái này cũng nên làm giống bước một, bạn nên ngồi lấy ra một tờ giấy và một cây bút, cố gắng nghĩ ra các khoản phải chi tiêu nhiều nhất có thể. Bất kỳ khoản gì phải bỏ tiền ra đều phải ghi ra hết, nhỏ cũng ghi. Ví dụ mình gợi ý các khoản của mình, các bạn có thể thêm nếu muốn:

  • Tiền nhà
  • Tiền xăng xe
  • Tiền Grab
  • Tiền giặt đồ
  • Tiền cắt tóc
  • Tiền mua đồ chăm sóc cá nhân (dầu gội, sữa tắm, dao cạo)
  • Tiền mua đồ cho chó
  • Tiền ăn sáng, trưa, tối
  • Tiền ăn vặt
  • Tiền cà phê
  • Tiền đi xem phim, giải trí
  • Tiền mua sách
  • Tiền tiết kiệm

Bước 4: Chia các khoản cần chi thành 2 loại: cố định và không cố định.

Cố định là những khoản mà kiểu gì cũng phải trả trong tháng đó, ví dụ như: tiền nhà, tiền xăng, tiền ăn, tiền giặt đồ, tiền điện nước, etc. Thường những khoản này sẽ cố định và không có nhiều thay đổi lắm.

Không cố định là những khoản chi tiêu có thể thay đổi tùy từng tháng, ví dụ: tiền mua quần áo, tiền đi xem phim, tiền mua quà, tiền ăn ở ngoài, vân vân và mây mây.

Ở mỗi khoản tiền, bạn tính toán sơ sơ xem trong một tháng tới mình sẽ tiêu khoảng bao nhiêu.

Ví dụ với mình là như này: (con số tham khảo)

  • Trọn gói nhà và điện nước: 3,500,000
  • Tiền xăng xe (3 ngày đổ xăng 1 lần hết 50K): 500,000
  • Tiền ăn (mỗi ngày 100K): 3,000,000
  • Tiền cà phê (mỗi tuần 100K): 400,000
  • Tiền hóa đơn Internet: 200,000
  • Tiền điện thoại: 200,000
  • Tiền giặt đồ: 200,000
  • Tiền cắt tóc dầu gội các thứ: 100,000
  • Tiền đi chơi với gấu (500K/ tuần): 2,000,000
  • Tiền khác: 10%
  • Tổng cộng: khoảng 11,000,000/ tháng

Việc chia ra thế này sẽ giúp bạn dễ dàng kiểm soát chi tiêu hơn.

Bước 5: Chia ra theo tuần

Ví dụ ở trên là kế hoạch theo 1 tháng. Vẫn hơi to.

Để dễ kiểm soát hơn, mình sẽ chia ra theo tuần. Ví dụ nếu một tháng ăn hết 3,000,000 tức là 1 tuần mình có quỹ 700,000 cho việc ăn uống.

Bước 5: Ghi hết vào một ứng dụng điện thoại hoặc sổ

Sau khi bạn đã lên kế hoạch giống như mình ở trên rồi, bạn nên ghi kế hoạch này ra sổ hoặc vào một ứng dụng điện thoại. Ví dụ mình dùng ứng dụng 

MoneyLover
 để ghi chép cho dễ nhìn.

Bước 6: Ghi chép đầy đủ các khoản chi tiêu mỗi ngày

Từ sau khi có kế hoạch, mỗi khi bỏ ra một khoản tiền bất kỳ, mình sẽ ghi lại ngay. Đấy là lý do nên dùng điện thoại vì đi đâu mình cũng cầm điện thoại theo mà. Tối trước khi đi ngủ thì soát lại xem mình có quên khoản nào không.

Bước 7: Kiểm tra định kì chi tiêu để lên kế hoạch phù hợp

Nếu bạn mới học quản lý tài chính, nên kiểm tra mỗi ngày. Ví dụ kế hoạch là mỗi ngày ăn 100K nhưng hôm nay mình ăn lố mất lên 150K rồi thì ngày mai mình phải cắt giảm bớt đi. Để cắt giảm thì mình phải xếp lịch ngày mai sao cho đúng với ý mình muốn, để không bị ảnh hưởng của việc ai đó bất chợt rủ đi uống trà sữa chẳng hạn.

Dần dần quen rồi thì có thể tăng việc kiểm tra định kì này lên 3 ngày, 7 ngày, 2 tuần.

Mình là người đãng trí nên hay dùng app ghi nhớ giùm, gần đây nhất là app Money Lover khá tiện lợi, vừa theo dõi được chi tiêu mà vừa chuyển tiền qua lại các tài khoản dễ dàng, nhất là có thể scan hoá đơn lên đt.

Mình là người dở tệ trong vấn đề quản lý tài chính cá nhân. Mình chỉ saving duy nhất cho vde sức khoẻ & dành rất nhiều chi phí cho vde kết giao và chăm lo cho những người thân, mình gần như chỉ tiết kiện sdc tối đa 20-30% số tiền m kiếm được, và m spend nó cho sức khỏe. 
M cungz down app về nhưng sử dụng rất nhanh bỏ cuộc vì mình rất lười check chi li các khoản nhỏ mỗi ngày :( 
Mình thuỏng cô gắng kiếm nhiều hơn để saving sdc nhiều hơn :(