[Chiêm tinh học cơ bản] Phần 2: Các kỷ nguyên Hoàng Đạo

  1. Chiêm tinh

KỶ NGUYÊN SƯ TỬ

Thời kỳ này kéo dài từ năm 10.800 TCN đến năm 8.600 TCN còn có tên là Great_Golden_Age (thời hoàng kim vĩ đại). Đây là lúc kỷ băng hà kết thúc, khí hậu ấm dần lên, sự ấm dần lên tượng trưng cho mặt trời (chủ tinh của chòm sao Sư Tử).
Các nền văn hóa trên thế giới tôn thờ Mặt trời. Các vị thần Mặt trời luôn được tôn sùng nhất, việc thờ các con vật thuộc họ mèo (đặc biệt là Sư Tử) cũng trở nên phổ biến.

KỶ NGUYÊN CỰ GIẢI

(8.600 TCN - 6.500 TCN): Là thời kỳ đồ Đá Mới (Neolithic). Đây là thời người ta tôn thờ các nữ thần. Đây là giai đoạn văn hóa mẫu hệ đạt đỉnh cao, nhiều bức tượng nhỏ của các nữ thần gợi cảm được tìm thấy ở khắp nơi trên thế giới. Loài người bắt đầu làm nông & trồng trọt, các dấu vết của sự phát minh ra nông nghiệp có thể tìm thấy ở Đông Nam Á, Trung Mỹ kéo dài đến Peru ngày nay. Cùng với thâm canh, con người bắt đầu xây nhà cửa, thuần hóa động vật và định cư, đặc biệt là vùng có khí hậu khô như vùng Cận Đông (nhà & gia đình là biểu tượng của Cự_Giải). Cự Giải (Cancer) là cung Nước, đây là thời kỳ xuất hiện các trận đại hồng thủy được miêu tả trong thần thoại như con tàu của Noah hay Sử thi Gilgamesh.

KỶ NGUYÊN SONG TỬ

(6.500 TCN – 4.000 TCN): Con người bắt đầu phát triển trí tuệ, ngôn ngữ, chữ viết. Đây được coi là thời kỳ công nghiệp lần đầu được khai sinh. Các nhà khảo cổ phát hiện sự bùng nổ hơn 50 nền công nghiệp thủ công tại vùng Cận Đông vào khoảng năm 6500 TCN. Đồ sứ mỹ nghệ được khai sinh đánh dấu thời kỳ này. Thủ công nghiệp cũng được tìm thấy tại Đông Âu và Trung Quốc trong thời kỳ này. Con người di chuyển, trao đổi hàng hóa thủ công và trao đổi ý tưởng giữa các bộ lạc, các nền văn hóa khác nhau. Người Đông Âu vận chuyển hàng thủ công mỹ nghệ đi trao đổi buôn bán từ Địa Trung Hải đến tận vùng phía Nam nước Nga ngày nay. Những bộ tộc cổ ở Bắc Mỹ đã tây du đến tận Yellowstone và Nam tiến đến tận Caribean, nhưng hàng hóa trao đổi của họ chủ yếu là kỹ thuật làm ra đồ thủ công hơn là đồ thủ công. Hệ tiếng Ấn – Âu nguyên thủy (Proto-Indo-European language) được sáng tạo vào khoảng năm 5000 TCN tại vùng Cận Đông. Đây được coi là ngôn ngữ thủy tổ của tất cả các ngôn ngữ con người ngày nay. Tri thức là tâm điểm của kỷ nguyên này, đây là thời kỳ xuất hiện câu chuyện về Adam và Eve nơi "vườn địa đàng" và ăn "trái cấm” hòng nhận thức được con người ta đang trần truồng.

KỶ NGUYÊN KIM NGƯU

(4.000 TCN - 2.000 TCN): Đây là lúc tiền tệ & ngân hàng được phát minh ra. Tiền bạc và sự giàu có trở thành động lực chính cho sự phát triển trong thời kỳ này. Con người cải tiến nông nghiệp, xây dựng các thành trấn để làm trung tâm họp chợ. Ai Cập là quốc gia chỉnh thể đầu tiên được thành lập trên địa cầu. Chữ viết được phát minh vào thời kỳ này, bằng việc phiên âm ngôn ngữ nói, mục đích nhằm ghi nhận trao đổi buôn bán hàng hóa. Tôn giáo thời kỳ này gắn liền với của cải, giàu có. Đơn cử như Pharaoh, người đứng đầu ngân khố, nơi tập trung tất cả của cải quốc gia. Ngoài ra, cung hoàng đạo đối đỉnh với Kim Ngưu trong vòng Hoàng Đạo là Bò Cạp, và tính chất của Bò Cạp cũng được tìm thấy trong thời kỳ này. Các tôn giáo thời này thường tôn vinh lý niệm cái chết và luân hồi ở kiếp sau. Lễ hạ tang của nền văn minh Lưỡng Hà và Ai Cập đều ẩn ý rất trọng thị về kiếp sau. Quân chủ khi băng hà sẽ được hạ táng cùng với của cải, chôn sống người hầu và tùy tùng, hòng được phục thị trong kiếp sau. Người ở thời này cũng thờ cúng bò đực, thờ cúng các linh hồn của tạo hóa và nữ thần phồn thực được tìm thấy ở nhiều nền văn hóa.

KỶ NGUYÊN BẠCH DƯƠNG

(2000 TCN – 0): thời kỳ đồ Sắt. Sự bình yên trong Kỷ nguyên của Kim Ngưu chấm dứt – Kỷ nguyên của Bạch Dương là thời đại đồ sắt với vũ khí, chiến tranh và các nền văn hóa quân sự vĩ đại nổi dậy. Tại vùng Lưỡng Hà, Sargon đại đế xứ Akkad thành lập đế quốc quân sự đầu tiên vào độ 2.300 TCN. Tộc Guitan xâm lược ngược lại xứ Akkad. Người Babylon cổ thôn tính vùng Lưỡng Hà vào độ năm 1.900 TCN, tiếp nối là tộc người Hitti chiếm đóng Lưỡng Hà vào khoảng 1.600 TCN, chính tộc Hitti đã sáng chế ra vũ khí kim loại, đưa văn minh loài người tiến vào thời kỳ đồ Sắt.
Vào năm 1850 TCN, nhà Thương hạ gục tộc Long Sơn, thống nhất Trung Hoa, lập thành triều đại phong kiến quân sự đầu tiên. Khoảng năm 1122 TCN, nhà Chu lật đổ nhà Thương, lập thành nhà nước quân sự với quy mô quân đội thậm chí còn lớn hơn nhà Thương, sau đó phân toái thành phiên vương cát cứ thời kỳ Chiến Quốc, trước khi được thống nhất thành Trung Hoa bởi nhà Tần. Những câu chuyện thần thoại lấy hình tượng người anh hùng làm trung tâm – miêu tả chiến thắng của những chiến binh anh hùng đang trên đường đến vinh quang. Lịch sử từ thời đại này đã để lại cho chúng ta huyền thoại về những người anh hùng và các chiến binh: Moses, Hercules, Spartacus, Alexander Đại đế. Các vị nam thần thách thức các nữ thần tồn tại lâu đời trước đó, và chế độ mẫu hệ được thay thế bởi chế độ phụ hệ. Babylon chiến thần Marduk đã chiến đấu với đại mẫu thần Tiamat để dành được độc lập. Các tôn giáo độc thần ra đời. Tôn giáo thờ phượng các vị thần ở trên đỉnh Opympus chính là đỉnh cao của thần kỳ anh hùng hóa tôn giáo này, các vị thần lần lượt đầu nhập vào các phe phái của người phàm tranh đấu với nhau, trong khi bản thân các thần cũng cạnh tranh, tị nạnh thường xuyên.
Một ví dụ điển hình đặc biệt quan trọng trong thời đại này là Moses. Moses lên án việc tôn thờ “con bê vàng” – một biểu tượng của bò đực – tượng trưng cho tuyên bố chấm dứt thời đại của Kim Ngưu và sự bắt đầu Kỷ nguyên của Bạch Dương. Moses cũng nói về “điều gì đến” một khi năng lượng của bản ngã được truyền tải thông qua các hành động quả cảm. Kinh Cựu Ước tiếng Hebrew thậm chí cũng được soạn thảo dựa trên thần thoại hóa hình tượng người anh hùng. Chúa được hình tượng hóa là tổng tư lệnh lãnh đạo những người được chọn, thống lĩnh họ chinh phục miền đất Hứa.

KỶ NGUYÊN SONG NGƯ

(0 – 2000): có nhiều giả thuyết về thời kỳ Song Ngư đã thực sự kết thúc từ năm 2000 hay đã kéo tới năm 2020 mới kết thúc bằng một trận đại dịch thảm họa mà ta đang chứng kiến.
Nhân loại hiểu rằng chỉ phát triển bản ngã (từ thời Bạch Dương) là chưa đủ, bản ngã phải được chuyển đổi thành một cái gì đó lớn hơn. Người ta đưa ra các khái niệm về từ bỏ, lòng nhân ái, sự tử tế, sự đồng cảm và hy sinh, tử vì đạo. Lý tưởng anh hùng – chiến binh của thời đại Bạch Dương tiến hóa thành lý tưởng siêu việt của thánh nhân. Thời đại của Song Ngư là thời đại của các tôn giáo lớn trên thế giới: Do Thái giáo, Cơ Đốc, Ấn độ giáo, Hồi giáo và Phật giáo. Do Thái giáo đã trở thành quốc giáo sao cuộc Biến Cách Dự Ngôn từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 8 SCN. Ấn Độ giáo đã chuyển từ thờ phụng các tiểu thần như Indra hay Agni sang thờ các cao vị thần như Shiva, Vishnu và Brahma. Hình tượng anh hùng cứu thế của thời đại trước diễn hóa thành hình tượng siêu việt thánh nhân, hiền giả và chân sư. Trọng tâm lúc này dịch chuyển từ sùng mộ anh hùng thành tìm kiếm sự giải thoát, đạt được khai sáng, rũ bỏ những trói buộc của Cõi Tạm, và hạ gục Satan. Cơ Đốc giáo và Do Thái giáo đều trọng thị vào dự ngôn về sự giáng trần của Chúa Cứu Thế (Messiah). Cơ Đốc giáo xem vị tiên tri vĩ đại nhất, cũng là Chúa của họ, là Chúa Con, Christ. Hồi giáo thì xem nhà tiên tri vĩ đại nhất là Muhammad.
Những tôn giáo chính là những tổ chức liên quốc gia đầu tiên trên toàn thế giới. Thậm chí, vào thời kỳ đầu của lục địa châu Âu, những nhà nước đầu tiên là nhà nước thần quyền. Hồi giáo được thành lập dưới hình thức là nhà nước tôn giáo, với mục tiêu ngầm hiểu là xâm lăng các quốc gia khác tương đương với truyền đạo. Biểu tượng của Thiên Chúa giáo là con cá, các môn đồ của Chúa Jesus là những người đánh cá. Trọng tâm trong lời dạy của Chúa Jesus (và các nhà lãnh đạo tôn giáo khác) là chúng ta nên yêu thương lẫn nhau vì tất cả chúng ta là một, ghét một người nào đó có nghĩa là ghét chính mình. Câu thành ngữ mà Chúa đã từng nói, được ghi lại trong Phúc Âm Mathew “turn the other cheek” tức “nếu bị ai đó vả má phải, hãy quay sang má trái”. Câu nói đó có nghĩa là hãy yêu thương kẻ thù, đề cập đến thái độ ứng phó trước sự xúc phạm mà không trả thù. Nếu độc giả lưu ý, thì câu nói này ngược lại hoàn toàn với câu “an eye for an eye, a tooth for a tooth”, tức “ăn miếng trả miếng”.
Chúa Jesus đã khởi xướng thời đại của Song Ngư bằng sự hi sinh của mình, thông qua sự hi sinh mà tội lỗi của chúng ta được gột rửa. Nguyên mẫu tiêu biểu nhất của Cơ Đốc Giáo là “Chúa bị đóng đinh trên thập tự giá – crucifixion”, thể hiện tính chất rất Song Ngư, ngoài hy sinh, hiến dâng bản nhân cho một niềm tin tâm linh cao cả hơn, thì còn là tử vì đạo, chịu khổ, đày ải, đọa đày, tự tra tấn bản thân. Song Ngư thực sự được kết nối với các biểu tượng của tội lỗi hoặc nghiệp quả, nhưng đó là cơ hội để được giải phóng và cứu rỗi thông qua sự hi sinh và từ bỏ.
Trọng tâm của những tôn giáo này chính là những lời tiên tri, dự ngôn về tận thế, rất là mang tính chất của Song Ngư, cung cuối cùng trong vòng Hoàng Đạo. Đây là một trận chiến trên bình diện tinh thần, giữa Chúa và Satan, giữa Ahura Mazda và Ahriman, chính là ẩn dụ sự đối nghịch giữa sự đạt được Niết Bàn, siêu thoát khỏi luân hồi và sự tù hãm nơi Bể Khổ trần ai.

KỶ NGUYÊN BẢO BÌNH

Năm 2020, khi cả thế giới trải qua đại kiếp nạn thì các nhà Chiêm Tinh cho rằng đó chính là đánh dấu cả thế giới bước vào Kỷ Nguyên Bảo Bình.Do đây là thời kỳ mà chúng ta đang sống, sẽ có nhiều thứ cần bàn luận. Tôi sẽ biên một bài riêng cụ thể cho kỷ nguyên này.
Từ khóa: 

chiêm tinh

,

chiêm tinh

Khi nào có bài về kỷ nguyên Bảo Bình bạn hỡi?

Trả lời

Khi nào có bài về kỷ nguyên Bảo Bình bạn hỡi?