Chữ quốc ngữ có từ khi nào và nguồn gốc từ đâu?

  1. Văn hóa

Từ khóa: 

chữ viết

,

tinh hoa việt nam

,

văn hóa việt nam

,

văn hóa

Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013, Chương I Điều 5 Mục 3 ghi là "Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt", khẳng định tiếng Việt là Quốc ngữ.

Chữ Quốc ngữ được hình thành trong quá trình truyền đạo Công giáo do Dòng Tên thực hiện dưới quy chế bảo trợ của Bồ Đào Nha vào đầu thế kỷ 17. Các nhà truyền giáo đóng góp nhiều trong việc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ có thể kể đến Francesco Buzomi, Gaspar do Amaral, Antonio Barbosa và Francisco de Pina.

Nhà truyền giáo Alexandre de Rhodes được coi là người có công nhiều trong việc định chế chữ quốc ngữ qua cuốn từ điển Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum in năm 1651 tại Roma. Cuốn từ điển này được biên soạn phần nào đó dựa trên đóng góp của những người khác. Theo soạn giả, ông cũng mượn dấu sắc, huyền, ngã từ tiếng Cổ Hy Lạp mà vẫn không đủ nên phải thêm iota subscriptum (dấu nặng) và dấu hỏi để biểu lộ thanh giọng của tiếng Việt. So sánh ký tự thì âm nh theo tiếng Bồ Đào Nha; gi theo tiếng Ý; còn "ph" theo tiếng Cổ Hy Lạp.

Trả lời

Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013, Chương I Điều 5 Mục 3 ghi là "Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt", khẳng định tiếng Việt là Quốc ngữ.

Chữ Quốc ngữ được hình thành trong quá trình truyền đạo Công giáo do Dòng Tên thực hiện dưới quy chế bảo trợ của Bồ Đào Nha vào đầu thế kỷ 17. Các nhà truyền giáo đóng góp nhiều trong việc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ có thể kể đến Francesco Buzomi, Gaspar do Amaral, Antonio Barbosa và Francisco de Pina.

Nhà truyền giáo Alexandre de Rhodes được coi là người có công nhiều trong việc định chế chữ quốc ngữ qua cuốn từ điển Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum in năm 1651 tại Roma. Cuốn từ điển này được biên soạn phần nào đó dựa trên đóng góp của những người khác. Theo soạn giả, ông cũng mượn dấu sắc, huyền, ngã từ tiếng Cổ Hy Lạp mà vẫn không đủ nên phải thêm iota subscriptum (dấu nặng) và dấu hỏi để biểu lộ thanh giọng của tiếng Việt. So sánh ký tự thì âm nh theo tiếng Bồ Đào Nha; gi theo tiếng Ý; còn "ph" theo tiếng Cổ Hy Lạp.