Chuyện gì sẽ xảy ra nếu loài muỗi biến mất?

  1. Khoa học

Chỉ ước bọn muỗi tuyệt chủng cho rồi chứ không thấy nó có tích sự gì cả, chỉ phiền chết đi đc. Cơ mà đấy là với loài người, còn với hệ sinh thái thì sao? Nó có giúp cái gì không?

Từ khóa: 

nếu loài muỗi biến mất

,

muỗi

,

muỗi tuyệt chủng

,

nếu muỗi tuyệt chủng

,

giả thuyết thú vị

,

khoa học

Bất kỳ sinh vật nào trên Trái Đất bị tuyệt chủng đều gây ra hệ lụy không hề nhỏ cho hệ sinh thái, và muỗi cũng vậy.

Nơi nhiều muỗi nhất trên Trái Đất là các vùng đài nguyên của Bắc Cực. Tại đây, có những thời điểm muỗi di chuyển thành từng đám mây đen kịt từ phía Bắc Canada đến Nga.

https://cdn.noron.vn/2022/04/08/74332250318204091-1649393081.jpg

Tại đây lượng muỗi đông đảo đóng vai trò khá quan trọng. Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu muỗi tại Bắc Cực biến mất, lượng chim di trú tại đây sẽ giảm đi ít nhất là 50%, hệ sinh thái cũng sẽ thay đổi hoàn toàn.

Trong tự nhiên, muỗi là một nguồn thực phẩm với nhiều loài sinh vật khác. Chính vì vậy nếu muỗi và ấu trùng của muỗi biến mất hoàn toàn sẽ khiến nhiều loài vật phải thay đổi chế độ ăn của mình, tất nhiên bao gồm cả các loài sinh ra chỉ nhằm mục đích diệt muỗi như cá muỗi (mosquitofish, hay cá Gambusia). Điều này sẽ khiến số lượng các loài cá, chim hay bò sát đều sụt giảm.

Ngoài lợi ích là nguồn thức ăn của các loài động vật khác muỗi cũng có khá là nhiều lợi ích đó nhé:

  • Đóng vai trò quan trọng đối với các hệ thống thủy sinh toàn cầu, ấu trùng muỗi trong nước sẽ kích thích đời sống vi sinh vật, tạo ra dinh dưỡng, qua đó kích thích sự phát triển của cây cối.
  • Đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ phấn của một số loài thực vật, trong đó có cây cacao.
Trả lời

Bất kỳ sinh vật nào trên Trái Đất bị tuyệt chủng đều gây ra hệ lụy không hề nhỏ cho hệ sinh thái, và muỗi cũng vậy.

Nơi nhiều muỗi nhất trên Trái Đất là các vùng đài nguyên của Bắc Cực. Tại đây, có những thời điểm muỗi di chuyển thành từng đám mây đen kịt từ phía Bắc Canada đến Nga.

https://cdn.noron.vn/2022/04/08/74332250318204091-1649393081.jpg

Tại đây lượng muỗi đông đảo đóng vai trò khá quan trọng. Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu muỗi tại Bắc Cực biến mất, lượng chim di trú tại đây sẽ giảm đi ít nhất là 50%, hệ sinh thái cũng sẽ thay đổi hoàn toàn.

Trong tự nhiên, muỗi là một nguồn thực phẩm với nhiều loài sinh vật khác. Chính vì vậy nếu muỗi và ấu trùng của muỗi biến mất hoàn toàn sẽ khiến nhiều loài vật phải thay đổi chế độ ăn của mình, tất nhiên bao gồm cả các loài sinh ra chỉ nhằm mục đích diệt muỗi như cá muỗi (mosquitofish, hay cá Gambusia). Điều này sẽ khiến số lượng các loài cá, chim hay bò sát đều sụt giảm.

Ngoài lợi ích là nguồn thức ăn của các loài động vật khác muỗi cũng có khá là nhiều lợi ích đó nhé:

  • Đóng vai trò quan trọng đối với các hệ thống thủy sinh toàn cầu, ấu trùng muỗi trong nước sẽ kích thích đời sống vi sinh vật, tạo ra dinh dưỡng, qua đó kích thích sự phát triển của cây cối.
  • Đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ phấn của một số loài thực vật, trong đó có cây cacao.

Bài này mình dịch lại từ bài chia sẻ của bạn Jay Bazzinotti:

Tôi có một vài ngôi nhà trên hồ ở Maine. Trong khu vực này có 12 ngôi nhà khác và chúng tôi có một cộng đồng những người hàng xóm, thường cùng nhau thảo luận các vấn đề chính như bảo trì cầu đường, bảo vệ an toàn cho bãi biển hay là cào tuyết.

Có một năm kia, chúng tôi đã có một trận dịch muỗi rất rất lớn. Nó không giống như bất kỳ đại dịch nào tôi từng trải qua trong cuộc đời mình. Khi về tới nhà, chúng tôi phải chạy một mạch từ xe tới cửa nhà bởi vì có quá nhiều muỗi đói. Khi bạn ngồi trên hiên nhà, chúng liên tục vo ve tìm cách vào nhà hay hút máu bạn. Cuộc sống lúc đó thật khổ sở. Một người bạn tôi đã bán nhà chuyển nơi khác. Cộng đồng chúng tôi không còn cuộc sống êm đẹp nữa.

Tôi cùng một số người hàng xóm đã quyết định hành động. Chúng tôi không được phép sử dụng thuốc trừ sâu vì ở gần nguồn nước sạch – chính là cái hồ - và có những quy tắc để bảo vệ nguồn nước. Nhưng chúng tôi đã mua một số Nam Châm Diệt muỗi, bẫy muỗi và 50.000 quả trứng chuồn chuồn (chuồn chuồn chuyên ăn ấu trùng muỗi). Mọi người bắt đầu xây dựng tổ dơi để thu hút những con dơi (dơi cũng ăn muỗi). Tôi hoàn toàn kinh ngạc trước tính hiệu quả của sản phẩm Nam Châm Diệt Muỗi - nó có một cái túi nhỏ mà bạn phải đổ hàng ngày khi đầy muỗi và mỗi khi tôi thay túi, có lẽ vài ngày một lần, nó chứa hàng trăm hàng ngàn con muỗi. Một vài người hàng xóm còn sử dụng súng phun lửa chạy bằng gas để diệt muỗi ở những khu vực đầm lầy mặc dù nó là bất hợp pháp.

Chỉ trong vòng một tháng, chúng tôi đã phá hủy hoàn toàn quần thể muỗi tại khu vực sinh sống. Kể từ đó, chúng tôi sống rất hạnh phúc khi có thể mặc quần ngắn, áo cộc tay ra đường mà không sợ muỗi chích nữa.

Tuy nhiên, không mất nhiều thời gian để nhận thấy sự thay đổi trong hệ sinh thái. Ở khu vực nông thôn, chúng tôi có quần thể động vật và chim muôn rất đa dạng. Khi loài muỗi bị diệt chủng, tất cả những loài chim cũng biến mất. Không phải một vài con chim, không chỉ là chim biết hót, mà là TẤT CẢ CÁC LOÀI CHIM. Chúng tôi tự tạo ra "mùa xuân yên lặng" của riêng mình. Những con dơi và chuồn chuồn cũng đã biến mất khi nguồn thức ăn của chúng diệt chủng, đồng nghĩa với việc cá trong hồ trở nên vô cùng đói khát và phàm ăn, vì vậy chúng tôi rất dễ dàng đánh bắt. Chỉ trong một thời gian ngắn, cá trong hồ đã bị đánh bắt cạn kiệt. Và bởi vì tất cả các loài chim đều biết mất, chúng tôi có một đại dịch khác: BỌ VE. Thay vì muỗi, bọ ve xâm chiếm khắp mọi nơi. Thật khó chịu khi liên tục phải bắt ve trên người, nhất là ở bộ phận sinh dục! Ngoài ra, đã có một số người trong cộng đồng bị mắc bệnh Lyme (một chứng nhiễm trùng do vi khuẩn truyền từ bọ ve gây ra).

Kể từ khi chúng tôi tiến hành chiến dịch lớn, muỗi hầu như biến mất, thậm chí ba năm sau đó chúng cũng không phát triển trở lại! Chính điều kiện thời tiết thuật lợi như mùa khô đã giúp chúng tôi trong việc diệt muỗi. Thời tiết khô hanh không phải là điều kiện lí tưởng cho sự sinh sản của muỗi. Muỗi đã thực sự biến mất. Nhưng trớ trêu thay, biến mất cùng chúng cũng là những thứ mà tôi yêu thích như các loài chim hót, các loài cá trong hồ và các loài đại bàng ăn cá; và thế vào chỗ của muỗi, chúng tôi có bọ ve và những loài gặm nhấm khác phát triển sinh sôi nảy nở, chúng cố gắng vào nhà để xé toạc đồ đạc, để lại mùi hôi thối kinh khủng khiếp khắp nơi.

Định luật Hậu Quả Ngoài Ý Muốn là một định luật rất mạnh mẽ. Bạn có thể đang cố gắng làm điều gì đó tốt nhưng kết quả là một sự thay đổi không lường trước được và vô cùng tiêu cực cho cuộc sống của chính mình. Thật ngớ ngẩn khi chúng tôi từng có một hệ sinh thái tươi đẹp với nhiều chim muông, thú vật nhưng nay chúng đã biến mất hết cùng với sự tuyệt chủng của loài muỗi! Cảnh vật trông vẫn rất đẹp, nhưng chết chóc, không có sự sống, giống như trong "Silent Spring" của Rachel Carson, đẹp để nhìn, nhưng không có sự sống, không có âm thanh và cuộc sống vô cùng khổ sở khi chúng tôi thường xuyên cần phải tắm, giặt và kiểm tra bọ ve. Thật “tuyệt vời’ khi ngày nào cũng phải kiểm tra bộ phận sinh dục xem có bọ ve hút máu ở đó hay không! Và không biết vô tình hay cố ý, nhưng số lượng đỉa ở trong hồ cũng bùng nổ một cách khủng khiếp, có lẽ vì chúng tôi đã đánh bắt hết các loài cá ăn muỗi và đỉa trong hồ nên chúng mới tự do sinh sôi như vậy.

Tôi sẽ không đùa với bạn. Thật tuyệt vời khi muỗi đã biến mất. Chúng tôi không hối hận vì đã nỗ lực rất lớn diệt muỗi. Nhưng một cái gì đó đã bị mất trong quá trình này, một cái gì đó chúng tôi đã không thực sự mong đợi. Có thể, cộng đồng chúng tôi đã gây ra hậu quả lớn trong hệ sinh thái địa phương, loanh quanh trong bán kính vài héc ta. Có thể, đàn muỗi sẽ quay trở lại. Nhưng chúng tôi đã thay đổi toàn bộ hệ sinh thái theo cách mà chúng tôi không hề mong đợi. Chúng tôi không thể hồi sinh đàn muỗi từ cái chết được, nhưng cùng lúc đó cũng học được một bài học đắt giá rằng sự tuyệt chủng của loài muỗi không phải là không để lại hậu quả gì.

Muỗi là một phần quan trọng của chuỗi thức ăn. Ví dụ, tại vùng lãnh nguyên Bắc Cực, nhiều loài muỗi là thức ăn của chim di cư. Nếu muỗi biến mất, số lượng chim trong khu vực có thể giảm hơn một nửa. Các nhà khoa học dự đoán điều tương tự cũng xảy ra với nhiều loài cá trên thế giới ăn ấu trùng muỗi. Do đó, muỗi bị tuyệt chủng gây ra hiệu ứng gợn sóng (ripple effect) làm giảm số lượng nhiều loài côn trùng, cá và chim nằm ở mắt xích cao hơn trong chuỗi thức ăn.

Tuy nhiên nếu loài này tuyệt chủng sẽ mang lại một số lợi ích nhất định. Những căn bệnh nguy hiểm lây truyền thông qua muỗi đốt không còn xuất hiện. Ví dụ, bệnh sốt rét giết chết khoảng 1 triệu người và làm 246 triệu người mắc bệnh mỗi năm.

Nhiều nhà khoa học có dự đoán nếu muỗi tuyệt chủng có thể những loài vật khác ăn nó sẽ tìm đến những con mồi khác để tồn tại, chúng sẽ thích nghi với cuộc sống mới mà không bị kéo theo sự tuyệt chủng với loài muỗi. Nhưng dù sao đó cũng chỉ là dự đoán, nếu tìm cách để nó tuyệt chủng thật không may gây ra thiệt hại lớn lại ko có nút back thì tai hoạ lắm:))

https://cdn.noron.vn/2021/07/01/150609muoi08-99396-1625114146.jpg

Muỗi bị tuyệt chủng có thể làm suy giảm số lượng nhiều loài động vật như chim, côn trùng, cá, chuyên ăn muỗi hoặc ấu trùng muỗi.

Trong tự nhiên thì muỗi là một bộ phận thức ăn của rất nhiều loài sinh vật. Nếu muỗi biến mất hoàn toàn thì sẽ khiến các loài sinh vật khác phải thay đổi chế độ ăn của mình. Từ đó sẽ khiến hệ sinh thái tự nhiên phải thay đổi hoàn toàn để phù hợp.

Ví dụ như có rất nhiều loại sinh vật sinh ra chỉ với mục đích ăn muỗi. Như loài cá muỗi (Gambusia). Khi số lượng cá Gambusia sụt giảm sẽ dẫn đến nguồn thức ăn của những loại ăn cá này sụt giảm. Có thể nói sẽ là một hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến hệ sinh thái sinh vật trên Trái đất.