Có bằng giỏi Đại học là “auto” có việc làm tốt?

  1. Tâm lý học

Khi còn bé, mình cứ nghĩ vào được Đại học là giỏi.

Lớn lên rồi, mình mới biết vào Đại học chưa chắc giỏi, nhưng có bằng Cử nhân loại giỏi thì… chắc là giỏi.

Lớn thêm tí nữa, mình mới hiểu có bằng Cử nhân loại giỏi chưa chắc đã giỏi, nhưng sẽ “auto” có việc làm tốt, lương cao.

Trưởng thành rồi, mình mới ngậm ngùi nhận ra có bằng Cử nhân giỏi vẫn thất nghiệp như thường, thậm chí còn cù bất cù bơ.

nghi-luan-cau-noi-dai-hoc-khong-phai-la-con-duong-duy-nhat

Ảnh minh họa: onthitot.com

Sai lầm to bự của phần lớn sinh viên: “Tốt nước sơn hơn tốt gỗ”

Cá nhân mình nghĩ, không ít bạn sinh viên khi bước vào môi trường đại học đều cho rằng chỉ cần mình học thật giỏi, đạt được tấm bằng Đại học loại ưu là có thể đảm bảo cho cuộc sống sau này không rơi vào tình trạng thất nghiệp, hay ngày ngày phải rải CV xin việc như những chiếc lá rơi trong mùa thu mà vẫn không có nơi nào nhận. Như người ta thường hay nói, rằng "Ăn thì phải no, học thì phải giỏi, yêu là phải cưới, cưới là phải sinh con, sinh con thì con cũng phải học giỏi, học giỏi là phải trường chuyên, trường chuyên nhưng còn phải lớp xịn, lớp xịn là phải đỗ đại học, đại học là phải top đầu, top đầu là phải… không thất nghiệp,…” đa số các bạn sinh viên chúng ta đều cho rằng tất cả chỉ cần một từ duy nhất: GIỎI, mà không nghĩ được rằng, những người Giỏi thực sự thì không bao giờ họ làm hay quan tâm những điều đó.

Chính vì chỉ tập trung bằng mọi giá làm sao cho GIỎI, mà đa phần sinh viên chúng ta đều chỉ cố gắng sơn phết cái vẻ bề ngoài, mà không chịu nâng cấp cái phần gỗ bên trong chính bản thân chúng ta.

1366x717_1496908410-sai-lam-to-chi-can-tam-bang-dai-hoc-loai-gioi-la-co-viec-lam

Ảnh: du2review.com

Cá nhân mình cũng đã từng có một thời gian nghĩ như vậy. Chẳng qua là mình không đủ giỏi để đạt được tấm bằng Cử nhân loại Giỏi đặng lấy le với thiên hạ mà thôi. :))

Câu hỏi đặt ra ở đây là chúng ta có nên cố bằng mọi giá để học giỏi khi mà để học giỏi chúng ta sẽ phải trả giá cho phần lớn thời gian, công sức, tự do và cả niềm hạnh phúc của bản thân?

Tâm lý “sính ngoại, sính bằng cấp ngoại” ở Việt Nam

Có một thực tế trong đời sống hiện nay là đa số người Việt đều mong muốn con em mình được hưởng nền giáo dục hàng đầu, có công ăn việc làm ổn định, có bằng cấp danh giá, và có tâm lý “đứng núi này trông núi nọ”, đang ở Việt Nam nhưng lòng và chí chỉ hướng về đất nước Mỹ xa xôi, Úc cách trở, Phần Lan tươi đẹp,… trong khi tấm bằng Đại học của Mỹ hay các nước khác không phải lúc nào cũng tốt.

1_166414

Ảnh: Baomoi.com

Tâm lý “sính ngoại, sính bằng cấp ngoại” ở Việt Nam và các nước đang phát triển thực ra không phải là chuyện mới mẻ gì, khi mà đa số đều có suy nghĩ cho rằng tất cả những gì thuộc về chế độ, hoặc những quốc gia phương Tây khác đều tốt hơn những gì mà nước mình đang có. Xu hướng chung ở đây chính là sùng bái, tâng bốc văn hóa, những cơ sở đào tạo của Mỹ hay các quốc gia châu Âu, và có xu hướng chê bai những trường Đại học hay những viện nghiên cứu của nước mình. Để rồi khi nhận những tấm bằng, cầm nó trong tay, chính những người sở hữu nó lại không biết làm gì với nó, không biết vận dụng đúng vai trò của nó.

Quan hệ, tiền tệ, hậu duệ và... trí tuệ!

Có câu: “Thứ nhất quan hệ, Thứ nhì tiền tệ, Thứ ba hậu duệ và Thứ tư mới là trí tuệ”. Bản thân mình đã trực tiếp được trải nghiệm sự thật đau lòng này. Hồi đó, khi mới chỉ là một đứa sinh viên ngây thơ ngơ ngác không hiểu đời chưa hiểu người, mình luôn nghĩ rằng chỉ cần mình giỏi thì sợ gì không xin được nơi thực tập hay ra trường ngại gì không tìm được việc. Đương nhiên là mình cũng cố gắng học cho thật tốt để theo kịp chương trình Đại học, và nói chung là cũng đã bỏ qua nhiều trải nghiệm thực tế để bồi dưỡng các kỹ năng mềm cần thiết, tuy nhiên, kết quả là mình đã vấp phải thực tế phũ phàng trong quá trình đi thực tập.

Ngày đó, mình xin thực tập vào Ban Quốc tế của Báo Sài Gòn Giải Phóng. Nói không phải khoe chứ mình cũng là thành phần có số má, tức ba má có quan hệ rộng rãi, quen biết được với Phó tổng biên tập báo SGGP lúc đó là chú Sơn. Và mình được chú cất nhắc đưa thẳng vào Ban Quốc tế của SGGP 12 giờ.

Thời gian đầu, khi chú Sơn còn… sống, mình rất được mọi người quan tâm giúp đỡ. Nhưng sau khi chú Sơn đột ngột từ giã cõi đời vì cơn đột quỵ, thì kể từ giây phút đó mình bị lơ là hẳn đi. Dù sao thì thời gian thực tập ở Quý báo lúc đó chỉ còn vài tuần là kết thúc 3 tháng nên mình cũng không quan trọng lắm, nhưng mình đã cay đắng nhận ra sự quan trọng của cái gọi là “Quan hệ”.

that-nghiep-tuoi-35-nhieu-nguoi-tre-da-ngu-quen-tu-khi-moi-25-tuoi-4

Ảnh: ehou.vn

Rồi thì tiền tệ, hậu duệ nữa. Trí tuệ chỉ là kẻ đứng sau cùng trong danh sách ưu tiên. Má mình nói học giỏi làm gì, có bằng ưu làm chi, có tiền là có tất. Học đại học nói trắng ra cũng chỉ là để… xóa nạn mù chữ ở cấp độ cao mà thôi!

Má mình cũng kể, thời nay để có việc làm tốt vừa dễ mà vừa khó. Có tiền cũng chưa chắc là có tất cả. Có những trường hợp mình đã “đút lót” kha khá tiền, nhưng họ cũng chỉ giúp đỡ cho trong giai đoạn đầu. Còn về sau, khi số tiền đã “xài hết” thì bằng mọi cách họ sẽ tìm cách đẩy mình đi chỗ khác, trong tâm phục khẩu phục.

Đâu là giải pháp cho sai lầm này của sinh viên?

Thiết nghĩ, ai cũng có những sai lầm trong cuộc đời. Sinh viên chúng ta có sai lầm trong việc suy nghĩ có bằng Đại học giỏi là có việc làm tốt cũng là chuyện bình thường. Điều đó thể hiện ước mơ, niềm tin và niềm hy vọng vào một thế giới đầy những điều tươi đẹp. Có sai lầm, thất bại vì sai lầm đó mới khiến chúng ta rút ra những bài học kinh nghiệm xương máu, không thể nào quên.

Có thể bạn (và cả mình nữa), đều đã từng có những suy nghĩ sai lầm như thế, nhưng quan trọng là chúng ta biết nhận ra muốn phát triển lâu dài để tìm kiếm cơ hội thăng tiến trong tương lai thì trước hết công việc đó phải phù hợp với chuyên môn, trình độ và năng lực của bản thân. Đồng thời, điều quan trọng không kém là chỉ cần chúng ta nhận thức được rằng bằng cấp chưa phải là “chỗ dựa” vững chắc để có thể xin việc làm phù hợp mà chỉ là “đòn bẩy” để chúng ta tiến lên. Thì lúc đó, không có việc gì là quá khó khăn nữa.

Đặc biệt, cũng đừng quên là các kỹ năng “mềm” (như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình trước đám đông hay vốn kiến thức về tiếng Anh…) cũng có vai trò rất quan trọng, nhiều khi nó lại có vai trò còn lớn hơn cả năng lực học tập khi đi xin việc nữa đấy!

Đừng để sai lầm nối tiếp sai lầm, cầm bằng giỏi trong tay vẫn rơi vào áp lực tìm việc, phải đi đường vòng và lại trở về điểm xuất phát ban đầu, bạn mình nhé!

nghi-luan-ve-cau-noi-dai-hoc-khong-phai-la-con-duong-duy-nhat

Ảnh: zing.vn

Bạn có giải pháp nào cho sai lầm này của sinh viên không?

Từ khóa: 

lề xưa thói cũ

,

sinh viên

,

bằng đại học

,

áp lực xin việc

,

thất nghiệp

,

tâm lý học

Đạt được bằng giỏi Đại học không phải là chuyện đơn giản. Em nghĩ những ai đạt được điều đó đúng lý ra "phải" có ngay một việc làm tốt và lương cao. Nhưng quả là thực tế đáng buồn, học tài thi phận, lại đôi lúc thánh nhân cũng muốn đãi kẻ khù khờ chứ không muốn giúp người thông minh. Âu cũng là cái vận may nữa. Như em học cứ tà tà, tuy việc làm hiện tại lương không cao lắm nhưng cũng phù hợp với chuyên môn và kỹ năng của mình. Coi như em đã không bị vỡ mộng vì không quá kỳ vọng vào điều gì ngay từ lúc đầu. 
Trả lời
Đạt được bằng giỏi Đại học không phải là chuyện đơn giản. Em nghĩ những ai đạt được điều đó đúng lý ra "phải" có ngay một việc làm tốt và lương cao. Nhưng quả là thực tế đáng buồn, học tài thi phận, lại đôi lúc thánh nhân cũng muốn đãi kẻ khù khờ chứ không muốn giúp người thông minh. Âu cũng là cái vận may nữa. Như em học cứ tà tà, tuy việc làm hiện tại lương không cao lắm nhưng cũng phù hợp với chuyên môn và kỹ năng của mình. Coi như em đã không bị vỡ mộng vì không quá kỳ vọng vào điều gì ngay từ lúc đầu. 
Lầm tưởng duy nhất của mình lúc vào Đại học đó là mình đã nghĩ đậu đại học là nghiễm nhiên mình đã thành công với ngành nghề mình đã chọn. Nhưng khi học hết học kỳ 1, mình đã nhận ra mình chọn sai nghề. Rất may là lúc đó mình đã dũng cảm từ bỏ và thay đổi. Tuy mất thời gian và tiền bạc, công sức nữa, nhưng mình đã không phải hối tiếc bây giờ. 

90% sinh viên học đại học ra ở tư thế thất nghiệp vì k có kỹ năng j ngoài kỹ năng chém jo - nổ to 💥

Thực ra mình thấy một tấm bằng dù loại nào thì cũng đều có một giá trị nhất định của nó. Nên mới có Đại học, rồi Cao học các thứ cũng như cấp bậc từ bậc đại học cử nhân đến bậc thạc sĩ, tiến sĩ sau đại học... Thực tế nhiều nhà tuyển dụng vẫn tìm nhân tài dựa trên tấm bằng đại học, để tiết kiệm thời gian. Nếu bạn đã tốn thời gian công sức mồ hôi và nước mắt để được cái bằng giỏi mà vẫn thất nghiệp và bị đánh giá thấp, thì đó là do chính bản thân bạn thôi. 
Mình thấy suy nghĩ như vậy cũng tốt mà. Nó khiến mình chuyên tâm vào việc học, chỉ biết học, sao cho đạt được bằng giỏi. Mà học nhiều thì biết nhiều, tốt thôi chứ sao. Cái sai lầm ở đây là các bạn chỉ biết học mà không chịu hành, chỉ biết luyện văn mà không chịu luyện "võ vẽ đánh đấm". Ý mình là các kỹ năng mềm. Hehehe. 
Bài viết hay quá

Bằng giỏi giờ thất nghiệp nhiều, tùy trường mà đạt bằng giỏi dễ hay khó nữa.