Có nên cấm biển?

  1. Tin Tức

Có hai luồng ý kiến trái chiều. Nguồn tài nguyên biển ngày càng cạn kiệt do chủ yếu đánh bắt xa bờ, ngoài ra ô nhiễm môi trường biển trầm trọng, bờ biển đang bị "xâm thực" bởi rác thải do chính con người vứt. Tuy nhiên, cũng có ý kiến, nếu cấm biển thì người ngư dân lấy gì sinh sống, vì đây là ghề lao động chính của họ, còn nữa nếu cấm biển thì ngư dẫn sẽ thất nghiệp, dẫn đến các tệ nạn xã hội.

Các bạn có đồng tình với 1 trong 2 ý kiến trên không? 

Từ khóa: 

biển

,

tài nguyên

,

ô nhiễm môi trường

,

tin tức

Mình nghĩ không riêng gì biển mà bất cứ vấn đề nào cũng không nên cấm đoán. Cấm là tình huống cuối cùng khi không còn giải pháp nào có thể thực hiện được. Mà mình nghĩ, không thể không có giải pháp. Quan trọng là có muốn thực thi hay không và có thực sự muốn tìm ra giải pháp hay không. Chứ hành động cấm bao giờ cũng vậy, chắc chắn sẽ dẫn đến tình huống tiêu cực.
Trả lời
Mình nghĩ không riêng gì biển mà bất cứ vấn đề nào cũng không nên cấm đoán. Cấm là tình huống cuối cùng khi không còn giải pháp nào có thể thực hiện được. Mà mình nghĩ, không thể không có giải pháp. Quan trọng là có muốn thực thi hay không và có thực sự muốn tìm ra giải pháp hay không. Chứ hành động cấm bao giờ cũng vậy, chắc chắn sẽ dẫn đến tình huống tiêu cực.

Sao lại cấm nhỉ? Ai đưa ra ý kiến hay vậy? Hiện nay Nhà Nước đang vận động nhân dân bám biển, giữ biển, trên quốc tế thì luôn kêu gọi, tìm tiếng nói ủng hộ của nước ngoài về việc biển Đông là của Việt Nam. Ông nào ủng hộ luồng ý kiến ấy? Khác gì bảo với ng ta VN cho TQ biển Đông đấy, VN ko cần?

Bờ biển bị xâm thực thì liên quan gì đến việc đánh bắt. Biển có hết nước thì mới ko có bồi lở. Ko lẽ cá tôm xúc cát be bờ biển? Còn rác thải thì trên bờ chứ có tàu cá nào chở rác ra biển đổ đâu?

Còn việc cạn kiệt tài nguyên. Đồng ý là do đánh bắt quá mức, nhưng đâu chỉ dân ta, TQ cũng tung hàng đoàn tàu quét xuống đấy thôi. Giờ cấm thì khác nào đóng chặt cửa phòng ngủ ko ra để mặc trộm vơ vét hết cái nhà. 

Đúng ra nếu ý kiến thì nên đề xuất phải có quy định chặt chẽ về chủng loại, kích cỡ, mùa đánh bắt,.... Tạo đầu ra cho ngư dân. Như vậy mới bền vững. Chứ cấm thì đc gì. Cá tôm sang cho dân TQ hết đã ko thể phục hồi biển còn bị TQ danh chính ngôn thuận biến biển Đông thành biển nam. Lúc đó lại chẳng đổ ra đường biểu tình, rồi cộng với ngư dân ko nghề nghiệp, ko tiền bạc,...

Tự hỏi lợi chỗ nào nhỉ? Lợi cho ai nhỉ? Những ng đưa ra đề xuất này có nên bị đánh dấu hỏi?

Nếu muốn sau 1, 2 thế hệ nữa vẫn còn tôm cá để mà bắt thì phải cấm, cấm từ bây giờ luôn, cấm hoàn toàn đánh bắt ở gần bờ trong 10 năm thì may ra biển có khả năng phục hồi lại được. Và sau đó thì cũng phải tiếp tục cấm đánh bắt vào mùa sinh sản, cấm dùng cào, chỉ cho đánh bắt hải sản có kích cỡ lớn hơn một mức nào đó. Vi phạm tịch thu phương tiện, phạt tù.

Châu Âu hiện tại phạt thẻ vàng với hải sản VN, theo đà này ko sớm thì muộn cũng lên thẻ đỏ thôi, lúc đó thì tha hồ bị Tàu khựa ép giá nhé.

Còn vấn đề cấm xong thì lấy gì để sống thì trước hết phải hỏi ngư dân xem lúc họ đánh bắt đến cạn kiệt nguồn hải sản thì họ có nghĩ rằng sau này sống bằng gì ko hay cứ được lúc nào hay lúc đó. Thứ hai thay vì đánh bắt thì có thể chuyển sang nuôi hải sản để bán. 

Ở đây không phải cấm biển mà là kiện toàn luật pháp!

Quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, chế tài trong đánh bắt với ngư dân ... bạn thử đem lưới cào VN sang singapore cào thử xem .... mọt gông

Đi tàu điện ngầm singapore uống nước thử xem 5000$ .... không cần phân bua

Và khi chế tài có ngư dân ý thức đánh bắt theo luật ắt tài nguyên không cạn kiệt....

Cấm biển thì nhà nước phải hỗ trợ ngư dân ven biển việc làm chẳng hạn như đào tạo hướng dẫn ngư dân tự nuôi, tự kinh doanh hải sản, tôm cá,... nhưng e rằng khó vì thứ nhất người dân biển chưa thích nghi được với việc tự nuôi hải sản thay vì hàng ngày đánh bắt hải sản ở biển (sẵn có chỉ bỏ công mà không cần bỏ vốn nuôi) để sinh sống làm ăn. Thứ hai nhà nước nói chung cũng chưa có những giải pháp cụ thể, mọi thứ mới dừng lại ở mức chung chung, đào tạo hỗ trợ như thế nào để người dân nghe và hiểu mới còn dừng lại ở bài toán khó.