Có mấy loại bản đồ địa chất chính?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Tùy theo tỷ lệ, bàn đồ địa chất được chia thành 4 loại bản đồ chính là khái quát, khu vực, chi tiết và tỷ lệ lớn. - Bản đồ địa chất khái quát cho ta khái niệm về cấu trúc địa chất của một lãnh thổ rộng lớn, của một nước, của toàn bộ một lục địa hoặc cả thế giới. Tỷ lệ của loại bản đồ này có thể khác nhau, phổ biến là 1:1.000.000. Cơ sở địa hình của các bản đồ địa chất khái quát được đơn giản đi rất nhiều. Trên đó người ta thường chỉ vẽ các sông chính, các điểm dân cư lớn, biển và hồ mà theo tỷ lệ có thể biểu diễn được. - Bản đồ địa chất khu vực biểu diễn các đơn vị cấu trúc địa chất điển hình của một vùng, một khu vực. Ví dụ, bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1:500.000,… Tỷ lệ của bản đồ địa chất khu vực thay đổi từ 1:1.000.000 đến 1:200.000. Cơ sở địa hình của bản đồ địa chất khu vực cũng được đơn giản hóa đi nhiều. Trên đó chỉ biểu diễn mạng lưới thủy văn và các đường giao thông chính, các đường dân cư và hệ thống đường bình giản lược. - Bản đồ địa chất chi tiết có tỷ lệ từ 1:200.000 đến 1:25.000, được thành lập theo từng tờ; khung của tờ bản đồ này tương ứng với mạng lưới địa hình đã được phân định. Các bản đồ này phản ánh chi tiết cấu trúc địa chất trên diện tích của tờ bản đồ. Cơ sở địa hình của bản đồ địa chất chi tiết phải chính xác, trên đó có hệ thống đường bình độ, chỉ lược bỏ đường giao thông phụ, điểm dân cư nhỏ, v.v… - Bản đồ địa chất tỷ lệ lớn được thành lập với tỷ lệ từ 1:25.000 đến 1:1000 và 1:500. Cơ sở địa hình của các bản đồ này được thành lập riêng cho các diện tích cần lập bản đồ địa chất. Bản đồ địa chất tỷ lệ lớn được thành lập cho những vùng hoặc khu vực có các mỏ. Trên bản đồ này, tương ứng với đặc điểm cấu trúc của mỏ ta có thể biểu diễn tài liệu chuyên môn khác để nhờ đó có thể theo dõi được cấu trúc và đặc điểm mỏ. Ngoài các bản đồ địa chất thông thường đã nêu, ta còn cần thành lập các bản đồ chuyên đề khác như bản đồ các thành tạo Đệ tứ, bản đồ thạch học, bản đồ kiến tạo, bản đồ địa mạo, bản đồ địa chất thủy văn, địa chất công trình, bản đồ khoáng sản, bản đồ dự báo các loại khoáng sản v.v..
Trả lời
Tùy theo tỷ lệ, bàn đồ địa chất được chia thành 4 loại bản đồ chính là khái quát, khu vực, chi tiết và tỷ lệ lớn. - Bản đồ địa chất khái quát cho ta khái niệm về cấu trúc địa chất của một lãnh thổ rộng lớn, của một nước, của toàn bộ một lục địa hoặc cả thế giới. Tỷ lệ của loại bản đồ này có thể khác nhau, phổ biến là 1:1.000.000. Cơ sở địa hình của các bản đồ địa chất khái quát được đơn giản đi rất nhiều. Trên đó người ta thường chỉ vẽ các sông chính, các điểm dân cư lớn, biển và hồ mà theo tỷ lệ có thể biểu diễn được. - Bản đồ địa chất khu vực biểu diễn các đơn vị cấu trúc địa chất điển hình của một vùng, một khu vực. Ví dụ, bản đồ địa chất miền Bắc Việt Nam tỷ lệ 1:500.000,… Tỷ lệ của bản đồ địa chất khu vực thay đổi từ 1:1.000.000 đến 1:200.000. Cơ sở địa hình của bản đồ địa chất khu vực cũng được đơn giản hóa đi nhiều. Trên đó chỉ biểu diễn mạng lưới thủy văn và các đường giao thông chính, các đường dân cư và hệ thống đường bình giản lược. - Bản đồ địa chất chi tiết có tỷ lệ từ 1:200.000 đến 1:25.000, được thành lập theo từng tờ; khung của tờ bản đồ này tương ứng với mạng lưới địa hình đã được phân định. Các bản đồ này phản ánh chi tiết cấu trúc địa chất trên diện tích của tờ bản đồ. Cơ sở địa hình của bản đồ địa chất chi tiết phải chính xác, trên đó có hệ thống đường bình độ, chỉ lược bỏ đường giao thông phụ, điểm dân cư nhỏ, v.v… - Bản đồ địa chất tỷ lệ lớn được thành lập với tỷ lệ từ 1:25.000 đến 1:1000 và 1:500. Cơ sở địa hình của các bản đồ này được thành lập riêng cho các diện tích cần lập bản đồ địa chất. Bản đồ địa chất tỷ lệ lớn được thành lập cho những vùng hoặc khu vực có các mỏ. Trên bản đồ này, tương ứng với đặc điểm cấu trúc của mỏ ta có thể biểu diễn tài liệu chuyên môn khác để nhờ đó có thể theo dõi được cấu trúc và đặc điểm mỏ. Ngoài các bản đồ địa chất thông thường đã nêu, ta còn cần thành lập các bản đồ chuyên đề khác như bản đồ các thành tạo Đệ tứ, bản đồ thạch học, bản đồ kiến tạo, bản đồ địa mạo, bản đồ địa chất thủy văn, địa chất công trình, bản đồ khoáng sản, bản đồ dự báo các loại khoáng sản v.v..