Có nên bổ sung ban hành luật Biểu tình ở Việt Nam?

  1. Luật pháp

Việt Nam hiện chưa có luật quy định cho biểu tình, dẫn đến quyền lợi của những người biểu tình không được đảm bảo. Họ rất dễ bị quy vào tội "tụ tập đông người", "gây rối trật tự công cộng" theo Nghị định của Chính phủ. Vậy có nên cân nhắc thông qua dự luật Biểu tình hay không?

Từ khóa: 

luật pháp

,

biểu tình

,

luật pháp

Ý kiến cá nhân mình là cái gì thì cũng phải có pháp luật quy định.

Một là cấm luôn, ko có biểu tình gì hết. Cứ túm tụm biểu tình là gây rối trật tự công cộng, vi phạm pháp luật, CA đến giải tán/ bưng hết về đồn.

Còn cho phép thì phải có văn bản quy định rõ thế nào là biểu tình ôn hòa, những hành động nào được phép thực hiện, những hành động nào bị cấm. Người có nhu cầu đi biểu tình cũng cần có tổ chức, gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền xác nhận sẽ đi biểu tình ở đâu, vào thời điểm nào. Những thành phần quá khích vượt quá giới hạn cho phép thì cứ theo luật mà xử.

Một vấn đề nảy sinh của cái này là khi 1 đám đông tụ tập lại thì rất dễ bị kích động, chỉ cần 1 vài thành phần đứng ra khích vài câu là thành bạo động đập phá. Tuy nhiên, khi đội này bị hốt đi thì sẽ auto có bài tất cả là do CA cài người kích động, chúng tôi chỉ là người bị hại, chúng tôi vô tội. Rồi sẽ lại có một số anh "cảnh sát nhân quyền thế giới" vào lên án bla bla.

Trả lời

Ý kiến cá nhân mình là cái gì thì cũng phải có pháp luật quy định.

Một là cấm luôn, ko có biểu tình gì hết. Cứ túm tụm biểu tình là gây rối trật tự công cộng, vi phạm pháp luật, CA đến giải tán/ bưng hết về đồn.

Còn cho phép thì phải có văn bản quy định rõ thế nào là biểu tình ôn hòa, những hành động nào được phép thực hiện, những hành động nào bị cấm. Người có nhu cầu đi biểu tình cũng cần có tổ chức, gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền xác nhận sẽ đi biểu tình ở đâu, vào thời điểm nào. Những thành phần quá khích vượt quá giới hạn cho phép thì cứ theo luật mà xử.

Một vấn đề nảy sinh của cái này là khi 1 đám đông tụ tập lại thì rất dễ bị kích động, chỉ cần 1 vài thành phần đứng ra khích vài câu là thành bạo động đập phá. Tuy nhiên, khi đội này bị hốt đi thì sẽ auto có bài tất cả là do CA cài người kích động, chúng tôi chỉ là người bị hại, chúng tôi vô tội. Rồi sẽ lại có một số anh "cảnh sát nhân quyền thế giới" vào lên án bla bla.

Thứ nhất, ai cũng biết là đến nay VN chưa có luật biểu tình.

Thứ hai, tất cả mọi người đã đọc Hiến pháp VN đều biết biểu tình là quyền hiến định.

Thứ 3, ai quan tâm đến chuyện này đều biết VN trong 15 năm trở lại đã có khá nhiều cuộc xuống đường, biểu tình, hay tọa kháng. Lớn có, nhỏ lẻ cũng có.

Thứ 4, trong mớ những cuộc biểu tình lớn nhỏ, có rất nhiều lần diễn ra rất hòa bình và trật tự, nhưng cũng không ít lần biến thành bạo động và rối loạn.

Thứ 5, một thực tế ai cũng công nhận là tình hình kinh tế chính trị mỗi nước một khác, một ví dụ ở Mỹ, Hongkong hay Syria thì không thể áp dụng vào VN, cũng như lấy VN làm ví dụ cho các nước khác.

Thiết nghĩ 5 điều trên là sự thật đã và đang diễn ra mà hầu hết người biết đến sự tồn tại của các cuộc biểu tình đều hiểu.

Tuy nhiên, dựa trên 5 điều trên có thể rút ra một kết luận: Việc có luật hay không có luật không làm biểu tình mất đi hay nở rộ, cũng không ngăn cản được cuộc biểu tình biến thành bạo động.

Do đó, nếu có ai đó nói "không nên tạo ra luật biểu tình để ngăn chặn tình trạng bạo động hay kẻ xấu lợi dụng" thì mình nghĩ rằng đó là ngụy biện. Vì 2 chuyện này hoàn toàn không liên quan đến nhau. Có hay không có luật đều xuất hiện biểu tình, đều cũng có khả năng thành bạo động cả.

Và vì tác động của luật biểu tình đến trật tự xã hội là yếu, nên cần tìm kiếm thêm động lực khác để xem xét có nên có luật biểu tình hay không? Đến đây thì thấy một thực tế là biểu tình là quyền hiến định nhưng lại không được hiện thực hóa thông qua luật. Đó là thiếu xót.

Tóm lại, xét những điều đã diễn ra, tôi thấy việc ban hành luật biểu tình có lợi hơn là không có.

Tái bút: Tôi chỉ rút ra kết luận dựa trên suy luận logic, không xen tình cảm hay định hướng gì cả. Và tôi cũng chủ động né vấn đề quan điểm cá nhân, bởi vì quan điểm cá nhân trong chuyện nhạy cảm rất dễ gây xung đột.

Luật biểu tình, cá nhân mình nghĩ là thực sự cần thiết. Có thể nói là 1 công cụ để phát triển dân chủ.

Nhưng con dao cũng là 1 công cụ, có thể đam chết con hổ để cứu người hoặc có thể đâm chết người để cướp của. Công cụ tốt chỉ khi dùng cho mục đích tốt. Luật này cũng vậy. Nó sử dụng đúng sẽ giúp đất nước trở nên dân chủ, văn minh.

Và hiện tại ở VN, nếu lang thang trên fb chắc ai cũng gặp câu bình luận: "Bảo dân trí thấp lại tự ái". Nó nói lên thực trạng VN rất nhiều.

VN hiện nay, ng dân thì dễ bị kích động, hùa theo. Việc làm thì ko có hoặc có có cũng sẵn sàng bỏ ngang nếu thích. Người nghèo còn nhiều, 1 số tiền nhỏ cũng khiến ng ta làm đc việc gì đó. Vậy thì, nếu biểu tình bị người ngoài kích động, mua chuộc xã hội loạn. Có Luật lại giúp việc biểu tình dễ dàng diễn ra hơn. Với tình hình kinh tế thì chắc chắn ko thể gọi là vững mạnh so với ng ta đc. Ngoại bang thì nhiều phía chống phá. Chỉ cần có thể biểu tình thì dạng hùa theo đám đông, những người bị mua chuộc, những ng rảnh rỗi,... Cùng nhau "xuống đường" (có khi chẳng biết là làm gì nữa), chỉ vài tháng thôi thì VN chắc còn tệ hơn Syria mấy năm trước.

Nên chăng, Luật biểu tình, lúc này thực sự chưa phải là lúc để thông qua. Khi ngoại bang hết dã tâm chống phá, khi kinh tế ổn định, vững chãi, khi ng dân có kinh tế tốt, suy nghĩ trong dân mạnh mẽ, chính xác hơn,... Nói chung là kiểu "không sợ bố con thằng nào" thì lúc đó mới là lúc để bàn đến. Còn giờ đây, tất nhiên có thể phản đối 1 số chính sách, nhưng giặc ngoài cứ lăm le mà ở trong lại bất ổn thì chẳng tốt lành gì cho chính ng dân cả.

Theo mình quan sát, kỳ họp Quốc Hội nào cũng đều có cân nhắc về Luật Biểu tình. Hiện tại "quyền biểu tình" cũng đã được quy định tại Hiến Pháp. Hiện thì đã có cơ quan phụ trách soạn thảo nhưng giờ chưa có dự thảo luật.

Tuy nhiên, từ giai đoạn Cân nhắc đến giai đoạn ban hành hay thậm chí là ở giai đoạn soạn thảo và trình dự án luật có lẽ sẽ còn tốn nhiều thời gian. Ít nhất cho đến sau đại hội Đảng năm sau.

Lẽ dĩ nhiên, đây là quyền cơ bản có công dân nhưng chắc có lẽ cơ quan nhà nước sẽ cân nhắc một số yêu tố khác, có thể khá nhạy cảm.

Mình nhớ là cách đây một vài năm đã ban hành luật này rồi mà, có điều mọi người khi đi biểu tình thường dễ rơi vào trạng thái đập phá, phá hoại, kích động, chứ ít khi biểu tình trong hoà bình nên dễ bị quy kết sang phá hoại, gây rối.

Biểu tình là hình thức văn minh để thể hiện sự phản đối, muốn thay đổi, làm mới điều mà người dân mong muốn, có điều ở VN có lẽ thực thi được nó không đơn giản chút nào.