Có nên đào tạo chuyên sâu vào chuyên ngành cho sinh viên bắt đầu ngay từ năm nhất, năm hai hay không?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Theo ý kiến cá nhân tôi, tôi thấy nên đào tạo chuyên ngành cho sinh viên càng sớm càng tốt và việc đào tạo lý thuyết gắn liền với thực hành sẽ nâng cao hiệu quả học tập và bồi dưỡng kinh nghiệm cho sinh viên trước khi tốt nghiệp. Theo khoa tôi đang học tập, tôi thấy quá trình đào tạo chuyên ngành quá ngắn cho sinh viên, thời gian một học kỳ của năm tư là không đủ để truyền đạt được nhiều kiến thức chuyên ngành cũng như việc tiếp thu các kiến thức mới mẻ một cách nhanh chóng và trong thời gian quá ngắn thì sinh viên không thể nhớ hết được kiến thức cũng như áp dụng kiến thức vào thực tế. Tuy rằng đã tổ chức học các môn đề cương, môn chung của chuyên ngành đó ở các học kỳ trước nhưng vẫn là việc đào tạo chung cho tất cả các chuyên ngành. Sinh viên được tiếp cận dần với tất cả các môn của các chuyên ngành khác nhau là rất tốt cho việc lựa chọn chuyên ngành sau này cho sinh viên nhưng như vậy cũng chưa phải là một giải pháp tối ưu nhất để sinh viên có thể tiếp xúc được sớm với chuyên ngành theo học sau này. Đó chỉ là các nền tảng cơ bản của các chuyên ngành trước khi bước vào năm tư để chọn chuyên ngành học chính của bản thân sinh viên. Một kỳ học không thể đủ để sinh viên có thể nắm rõ kiến thức chuyên ngành cũng như có thời gian để đưa các kiến thức đó vào thực tế một cách hiệu quả nhất. Chuyên ngành nên được đào tạo từ năm nhất, năm hai cho sinh viên và đồng hành với đó có thời gian thực hành, áp dụng kiến thức học được vào thực tiễn. Ví dụ, sinh viên tiếp xúc với kiến thức chuyên ngành sớm sẽ hình thành dần các mảng kiến thức cần thiết và cần học hỏi thêm cũng như củng cố kiến thức thông qua thực tập, tham gia tiếp xúc với các công việc sẽ làm sau khi học xong chuyên ngành tại các công ty, doanh nghiệp,… Việc đi thực tập song song với việc học có thể bổ trợ cho sinh viên cả trong quá trình học tập và đi thực tập tại công ty, doanh nghiệp,… Kiến thức chuyên ngành rất rộng và hoàn toàn là kiến thức chuyên môn vì vậy phải được học tập và tiếp xúc sớm thì khi tốt nghiệp mới không bỡ ngỡ, các kiến thức đi thực tập thấy thiếu có thể bổ sung được ngay. Kiến thức trên ghế nhà trường chưa đủ để bao quát hết tất cả các vấn đề bên ngoài xã hội mà chỉ là một khía cạnh nhỏ, chỉ là các lý thuyết chung mà chưa có sự thực hành, vận dụng vào trong thực tế. Có kiến thức nhưng phải biết được cách áp dụng, sử dụng các lý thuyết đó vào trong thực tế thì mới có hiệu quả: “Học đi đôi với hành”.
Trả lời
Theo ý kiến cá nhân tôi, tôi thấy nên đào tạo chuyên ngành cho sinh viên càng sớm càng tốt và việc đào tạo lý thuyết gắn liền với thực hành sẽ nâng cao hiệu quả học tập và bồi dưỡng kinh nghiệm cho sinh viên trước khi tốt nghiệp. Theo khoa tôi đang học tập, tôi thấy quá trình đào tạo chuyên ngành quá ngắn cho sinh viên, thời gian một học kỳ của năm tư là không đủ để truyền đạt được nhiều kiến thức chuyên ngành cũng như việc tiếp thu các kiến thức mới mẻ một cách nhanh chóng và trong thời gian quá ngắn thì sinh viên không thể nhớ hết được kiến thức cũng như áp dụng kiến thức vào thực tế. Tuy rằng đã tổ chức học các môn đề cương, môn chung của chuyên ngành đó ở các học kỳ trước nhưng vẫn là việc đào tạo chung cho tất cả các chuyên ngành. Sinh viên được tiếp cận dần với tất cả các môn của các chuyên ngành khác nhau là rất tốt cho việc lựa chọn chuyên ngành sau này cho sinh viên nhưng như vậy cũng chưa phải là một giải pháp tối ưu nhất để sinh viên có thể tiếp xúc được sớm với chuyên ngành theo học sau này. Đó chỉ là các nền tảng cơ bản của các chuyên ngành trước khi bước vào năm tư để chọn chuyên ngành học chính của bản thân sinh viên. Một kỳ học không thể đủ để sinh viên có thể nắm rõ kiến thức chuyên ngành cũng như có thời gian để đưa các kiến thức đó vào thực tế một cách hiệu quả nhất. Chuyên ngành nên được đào tạo từ năm nhất, năm hai cho sinh viên và đồng hành với đó có thời gian thực hành, áp dụng kiến thức học được vào thực tiễn. Ví dụ, sinh viên tiếp xúc với kiến thức chuyên ngành sớm sẽ hình thành dần các mảng kiến thức cần thiết và cần học hỏi thêm cũng như củng cố kiến thức thông qua thực tập, tham gia tiếp xúc với các công việc sẽ làm sau khi học xong chuyên ngành tại các công ty, doanh nghiệp,… Việc đi thực tập song song với việc học có thể bổ trợ cho sinh viên cả trong quá trình học tập và đi thực tập tại công ty, doanh nghiệp,… Kiến thức chuyên ngành rất rộng và hoàn toàn là kiến thức chuyên môn vì vậy phải được học tập và tiếp xúc sớm thì khi tốt nghiệp mới không bỡ ngỡ, các kiến thức đi thực tập thấy thiếu có thể bổ sung được ngay. Kiến thức trên ghế nhà trường chưa đủ để bao quát hết tất cả các vấn đề bên ngoài xã hội mà chỉ là một khía cạnh nhỏ, chỉ là các lý thuyết chung mà chưa có sự thực hành, vận dụng vào trong thực tế. Có kiến thức nhưng phải biết được cách áp dụng, sử dụng các lý thuyết đó vào trong thực tế thì mới có hiệu quả: “Học đi đôi với hành”.