Có những loại câu đối nào?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

a) Phân loại theo cách dùng - Xuân liên (春聯): Câu đối xuân, chuyên dùng vào dịp Tết, gắn ở cửa. - Doanh liên (楹聯): Câu đối treo ở cột trụ, dùng trong nhà, cơ quan, cung điện của vua và những nơi cổ kính. - Hạ liên (賀聯): Câu đối chúc mừng, thường được dùng để chúc thọ, chúc sinh nhật, hôn giá, thăng quan tiến chức, có con, khai nghiệp v.v. - Vãn liên (挽聯): Câu đối than vãn, dùng trong lúc ai điệu tử vong. - Tặng liên (贈聯): Dùng để tán thán, đề cao hoặc khuyến khích người khác. - Trung đường liên (中堂聯): Câu đối dùng để treo ở những khách đường lớn, chỗ nhiều người lưu ý, và được phối hợp với bút hoạch (thư pháp). b) Phân loại theo đặc điểm nghệ thuật - Điệp tự liên (疊字聯): Một chữ xuất hiện liên tục. - Phức tự liên (複字聯): Hai vế có chữ giống nhau nhưng không xuất hiện một cách trùng phức liên tục. - Đỉnh châm liên (頂針聯): Chữ nằm phần đuôi của câu đầu lại là chữ đầu của câu sau. - Khảm tự liên (嵌字聯): Bao gồm số, phương vị, tiết khí, niên hiệu, họ người, nhân danh, địa danh, vật danh (ví như tên thuốc) v.v. - Xích (sách) tự liên (拆字聯): Mỗi hợp thể tự bên trong câu đối tách thành bao nhiêu chữ đơn thể, có người phân ra tinh tế hơn nữa là mở chữ ra (xích tự 拆字), hợp chữ lại (hợp tự 合字), tách chữ ra (tích tự 析字) v.v. - Âm vận liên (音韻聯): Bao gồm đồng âm dị tự, đồng tự dị âm cùng với điệp vận. - Hài thú liên (諧趣聯): Hàm dung ý nghĩa khôi hài, ẩn kín. - Vô tình đối (無情對): Ý nghĩa trên dưới không tương quan một mảy may nào, có chỉnh những chữ, từ. Phần lớn Vô tình đối này ít thấy ý vị, hoàn toàn có thể quy nhập vào Hài thú liên bên trên. - Hồi văn liên (回文聯): Đọc xuôi (thuận độc 順讀) hay đọc ngược (đảo độc 倒讀) ý tứ hoàn toàn như nhau
Trả lời
a) Phân loại theo cách dùng - Xuân liên (春聯): Câu đối xuân, chuyên dùng vào dịp Tết, gắn ở cửa. - Doanh liên (楹聯): Câu đối treo ở cột trụ, dùng trong nhà, cơ quan, cung điện của vua và những nơi cổ kính. - Hạ liên (賀聯): Câu đối chúc mừng, thường được dùng để chúc thọ, chúc sinh nhật, hôn giá, thăng quan tiến chức, có con, khai nghiệp v.v. - Vãn liên (挽聯): Câu đối than vãn, dùng trong lúc ai điệu tử vong. - Tặng liên (贈聯): Dùng để tán thán, đề cao hoặc khuyến khích người khác. - Trung đường liên (中堂聯): Câu đối dùng để treo ở những khách đường lớn, chỗ nhiều người lưu ý, và được phối hợp với bút hoạch (thư pháp). b) Phân loại theo đặc điểm nghệ thuật - Điệp tự liên (疊字聯): Một chữ xuất hiện liên tục. - Phức tự liên (複字聯): Hai vế có chữ giống nhau nhưng không xuất hiện một cách trùng phức liên tục. - Đỉnh châm liên (頂針聯): Chữ nằm phần đuôi của câu đầu lại là chữ đầu của câu sau. - Khảm tự liên (嵌字聯): Bao gồm số, phương vị, tiết khí, niên hiệu, họ người, nhân danh, địa danh, vật danh (ví như tên thuốc) v.v. - Xích (sách) tự liên (拆字聯): Mỗi hợp thể tự bên trong câu đối tách thành bao nhiêu chữ đơn thể, có người phân ra tinh tế hơn nữa là mở chữ ra (xích tự 拆字), hợp chữ lại (hợp tự 合字), tách chữ ra (tích tự 析字) v.v. - Âm vận liên (音韻聯): Bao gồm đồng âm dị tự, đồng tự dị âm cùng với điệp vận. - Hài thú liên (諧趣聯): Hàm dung ý nghĩa khôi hài, ẩn kín. - Vô tình đối (無情對): Ý nghĩa trên dưới không tương quan một mảy may nào, có chỉnh những chữ, từ. Phần lớn Vô tình đối này ít thấy ý vị, hoàn toàn có thể quy nhập vào Hài thú liên bên trên. - Hồi văn liên (回文聯): Đọc xuôi (thuận độc 順讀) hay đọc ngược (đảo độc 倒讀) ý tứ hoàn toàn như nhau