Có những quy tắc nào trong nghề Geisha của Nhật Bản

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Có rất nhiều quy tắc của nghề Geisha cần được tuần thủ, từ các thói quen sinh hoạt hằng ngày tới các quy định nghiệm ngặt. Trong quá trình học tập, geisha phải tuân thủ một loạt các quy định nghiêm ngặt Không được dậy muộn hơn 10 giờ sáng. Tắm rửa và giặt quần áo, đánh răng kỹ càng và sau đó phải đi cầu nguyện đấng thủy tổ. Trước tiên, ra chào những người chị lớn hơn và mẹ với 1 sự kính trọng tuyệt đối, tiếp đó chào hỏi những người bạn cùng tuổi và nhỏ hơn. Nếu không làm việc gì sai sót vào buổi sáng và chú tâm vào hoàn thành các bổn phận và nhiệm vụ của mình, cô sẽ có thời gian nghỉ ngơi đôi chút trong suốt bữa tiệc biểu diễn phục vụ khách khứa. Phải luôn tiếp đãi khách với nụ cười hoàn hảo nhất, nhưng nhớ cẩn thận tránh để lộ quá nhiều răng. Mọi việc cần phải làm theo các nguyên tắc định trước một cách hoàn hảo. Nếu 1 cô gái quá 20 tuổi sẽ bị coi là quá già để học tất cả những quy tắc của nghề geisha. Những bé gái với mong muốn trở thành geisha thực thụ phải học những bước khởi đầu ở độ tuổi còn rất nhỏ, với 1 chế độ luyện tập hà khắc. Không được phép cãi lại mẹ hoặc chị gái, không được ăn những thứ qùa vặt mua trên đường bởi điều này đồng nghĩa với tính tùy tiện và luộm thuộm; trong lúc chờ làm xong tóc, không nên phí phạm thời gian mà tốt nhất là tranh thủ tập hát và nhảy múa; phải giữ mái tóc theo đúng kiểu truyền thống đơn giản của 1 geisha; những thứ gì quá bắt mắt hoặc khác người đều bị xem là biểu hiện của cô gái không tốt; luôn giữ mái tóc sạch sẽ vì 1 mái tóc bẩn thỉu là 1 nỗi ô nhục lớn; tắm muộn nhất lúc 3h chiều; đặc biệt chú ý cách trang điểm sao cho đúng bởi trang điểm sai là thể hiện sự hấp tấp vội vã, 1 khuôn mặt hoàn hảo cần sự chăm chút tỉ mỉ và chính xác. Ngoại hình Ngoại hình của một geisha thay đổi theo nghề nghiệp, từ kiểu trang điểm trẻ trung, đậm của một maiko, cho đến diện mạo được trang điểm trầm hơn của một geisha lớn tuổi và đã có tiếng. Trang điểm Ngày nay, việc trang điểm truyền thống của một geisha tập sự là một trong những nét đặc trưng có thể nhận ra họ, tuy nhiên, chỉ trong các buổi trình diễn đặc biệt, các geisha từng trải nói chung vẫn được trang điểm với bộ mặt dày lớp phấn trắng mà tạo nên tính cách của maiko. Trang điểm truyền thống của một geisha tập sự bao gồm một lớp phấn nền dày, màu trắng với thỏi son màu đỏ và phần sắc đỏ và đen quanh mắt và lông mày. Việc trang điểm này khó có thể đạt đến sự hoàn hảo và là một quá trình bị chi phối bởi thời gian. Lông mày và các viền mắt được tô màu đen; một maiko thường tô một màu đỏ quanh mắt. Trong ba năm đầu tiên, một maiko luôn phải trang điểm dày. Trong giai đoạn khởi đầu của mình, maiko sẽ được một “người chị” giúp đỡ phần trang điểm (một geisha kinh nghiệm sẽ cố vấn cho cô) hoặc “mẹ” (okami) của ngôi nhà mà geisha đang ở và tập sự. Dần dần, maiko sẽ tự trang điểm lấy cho bản thân. Sau khi geisha đã làm việc được ba năm, cô sẽ thay đổi trang điểm sang phong cách dịu hơn. Lý do cho việc làm này là cô đã trở thành một geisha thuần thục, và kiểu trang điểm đơn giản sẽ cho thấy nét đẹp tự nhiên của cô. Trong một vài buổi tiệc trang trọng các geisha thuần thục sẽ vẫn trang điểm kiểu lớp phấn trắng dày. Đối với các geisha trên ba mươi tuổi, việc trang điểm dày chỉ được thực hiện khi biểu diễn múa đặc biệt vì tính chất buổi diễn đòi hỏi như vậy. Trang phục Geisha thường xuyên mặc kimono. Geisha tập sự mặc bộ kimono có nhiều màu sắc với nơ lưng (obi) rất to. Geisha lớn tuổi hơn mặc trang phục với kiểu dáng và hoa văn dịu nhẹ hơn. Màu sắc, hoa văn và kiểu kimono cũng phụ thuộc vào mùa trong năm và sự kiện mà geisha tham dự. Vào mùa đông, bên ngoài áo kimono, geisha có thể khoác một chiếc áo choàng có chiều dài khoảng bằng 3/4 so với kimono, áo choàng này được lót bằng lớp vải lụa có hoa văn vẽ bằng tay. Áo kimono có trần thêm vải lót sẽ được mặc khi thời tiết lạnh hơn, còn áo không trần được mặc vào mùa hè. Để may một chiếc kimono có thể cần đến 2 hoặc 3 năm do phải thêu và vẽ lên vải. Khi ra ngoài, geisha đi dép có đế phẳng, còn khi ở nhà chỉ đi tabi (tất chân có sẻ ngón màu trắng). Vào lúc thời tiết khắc nghiệt, geisha sẽ đi một đôi guốc bằng gỗ, được gọi là geta. Maiko thường đi đôi guốc gỗ được sơn màu đen, gọi là okobo Kiểu tóc Kiểu tóc của geisha đã thay đổi nhiều qua các thời kỳ lịch sử. Trong quá khứ, có thời kỳ phụ nữ thường để xoã tóc, có thời kỳ họ lại vấn tóc lên. Trong thế kỷ 17, những người phụ nữ lại bắt đầu cột tóc lên lần nữa và trong thời gian này đã phát triển kiểu tóc truyền thống shimada – một dạng của kiểu tóc chignon mà đa số geisha thực thụ sử dụng. Có 4 loại kiểu tóc shimada chính: kiểu taka shimada, kiểu này thường có búi tóc cao, được những cô gái trẻ,chưa chồng sử dụng; kiểu tsubushi shimada, có búi tóc thấp hơn được những người phụ nữ nhiều tuổi hơn sử dụng; kiểu uiwata, kiểu tóc có búi tóc được vấn với một mảnh vải bông màu; và kiểu tóc mà được chia múi tương tự như quả đào, chỉ được các maiko sử dụng. Nhiều geisha hiện đại sử dụng tóc giả trong cuộc sống chuyên nghiệp của họ. Các bộ tóc giả đó phải được bảo dưỡng định kỳ bởi các nghệ nhân có kỹ năng cao. Làm tóc theo kiểu truyền thống là một nghệ thuật đang lụi tàn dần.
Trả lời
Có rất nhiều quy tắc của nghề Geisha cần được tuần thủ, từ các thói quen sinh hoạt hằng ngày tới các quy định nghiệm ngặt. Trong quá trình học tập, geisha phải tuân thủ một loạt các quy định nghiêm ngặt Không được dậy muộn hơn 10 giờ sáng. Tắm rửa và giặt quần áo, đánh răng kỹ càng và sau đó phải đi cầu nguyện đấng thủy tổ. Trước tiên, ra chào những người chị lớn hơn và mẹ với 1 sự kính trọng tuyệt đối, tiếp đó chào hỏi những người bạn cùng tuổi và nhỏ hơn. Nếu không làm việc gì sai sót vào buổi sáng và chú tâm vào hoàn thành các bổn phận và nhiệm vụ của mình, cô sẽ có thời gian nghỉ ngơi đôi chút trong suốt bữa tiệc biểu diễn phục vụ khách khứa. Phải luôn tiếp đãi khách với nụ cười hoàn hảo nhất, nhưng nhớ cẩn thận tránh để lộ quá nhiều răng. Mọi việc cần phải làm theo các nguyên tắc định trước một cách hoàn hảo. Nếu 1 cô gái quá 20 tuổi sẽ bị coi là quá già để học tất cả những quy tắc của nghề geisha. Những bé gái với mong muốn trở thành geisha thực thụ phải học những bước khởi đầu ở độ tuổi còn rất nhỏ, với 1 chế độ luyện tập hà khắc. Không được phép cãi lại mẹ hoặc chị gái, không được ăn những thứ qùa vặt mua trên đường bởi điều này đồng nghĩa với tính tùy tiện và luộm thuộm; trong lúc chờ làm xong tóc, không nên phí phạm thời gian mà tốt nhất là tranh thủ tập hát và nhảy múa; phải giữ mái tóc theo đúng kiểu truyền thống đơn giản của 1 geisha; những thứ gì quá bắt mắt hoặc khác người đều bị xem là biểu hiện của cô gái không tốt; luôn giữ mái tóc sạch sẽ vì 1 mái tóc bẩn thỉu là 1 nỗi ô nhục lớn; tắm muộn nhất lúc 3h chiều; đặc biệt chú ý cách trang điểm sao cho đúng bởi trang điểm sai là thể hiện sự hấp tấp vội vã, 1 khuôn mặt hoàn hảo cần sự chăm chút tỉ mỉ và chính xác. Ngoại hình Ngoại hình của một geisha thay đổi theo nghề nghiệp, từ kiểu trang điểm trẻ trung, đậm của một maiko, cho đến diện mạo được trang điểm trầm hơn của một geisha lớn tuổi và đã có tiếng. Trang điểm Ngày nay, việc trang điểm truyền thống của một geisha tập sự là một trong những nét đặc trưng có thể nhận ra họ, tuy nhiên, chỉ trong các buổi trình diễn đặc biệt, các geisha từng trải nói chung vẫn được trang điểm với bộ mặt dày lớp phấn trắng mà tạo nên tính cách của maiko. Trang điểm truyền thống của một geisha tập sự bao gồm một lớp phấn nền dày, màu trắng với thỏi son màu đỏ và phần sắc đỏ và đen quanh mắt và lông mày. Việc trang điểm này khó có thể đạt đến sự hoàn hảo và là một quá trình bị chi phối bởi thời gian. Lông mày và các viền mắt được tô màu đen; một maiko thường tô một màu đỏ quanh mắt. Trong ba năm đầu tiên, một maiko luôn phải trang điểm dày. Trong giai đoạn khởi đầu của mình, maiko sẽ được một “người chị” giúp đỡ phần trang điểm (một geisha kinh nghiệm sẽ cố vấn cho cô) hoặc “mẹ” (okami) của ngôi nhà mà geisha đang ở và tập sự. Dần dần, maiko sẽ tự trang điểm lấy cho bản thân. Sau khi geisha đã làm việc được ba năm, cô sẽ thay đổi trang điểm sang phong cách dịu hơn. Lý do cho việc làm này là cô đã trở thành một geisha thuần thục, và kiểu trang điểm đơn giản sẽ cho thấy nét đẹp tự nhiên của cô. Trong một vài buổi tiệc trang trọng các geisha thuần thục sẽ vẫn trang điểm kiểu lớp phấn trắng dày. Đối với các geisha trên ba mươi tuổi, việc trang điểm dày chỉ được thực hiện khi biểu diễn múa đặc biệt vì tính chất buổi diễn đòi hỏi như vậy. Trang phục Geisha thường xuyên mặc kimono. Geisha tập sự mặc bộ kimono có nhiều màu sắc với nơ lưng (obi) rất to. Geisha lớn tuổi hơn mặc trang phục với kiểu dáng và hoa văn dịu nhẹ hơn. Màu sắc, hoa văn và kiểu kimono cũng phụ thuộc vào mùa trong năm và sự kiện mà geisha tham dự. Vào mùa đông, bên ngoài áo kimono, geisha có thể khoác một chiếc áo choàng có chiều dài khoảng bằng 3/4 so với kimono, áo choàng này được lót bằng lớp vải lụa có hoa văn vẽ bằng tay. Áo kimono có trần thêm vải lót sẽ được mặc khi thời tiết lạnh hơn, còn áo không trần được mặc vào mùa hè. Để may một chiếc kimono có thể cần đến 2 hoặc 3 năm do phải thêu và vẽ lên vải. Khi ra ngoài, geisha đi dép có đế phẳng, còn khi ở nhà chỉ đi tabi (tất chân có sẻ ngón màu trắng). Vào lúc thời tiết khắc nghiệt, geisha sẽ đi một đôi guốc bằng gỗ, được gọi là geta. Maiko thường đi đôi guốc gỗ được sơn màu đen, gọi là okobo Kiểu tóc Kiểu tóc của geisha đã thay đổi nhiều qua các thời kỳ lịch sử. Trong quá khứ, có thời kỳ phụ nữ thường để xoã tóc, có thời kỳ họ lại vấn tóc lên. Trong thế kỷ 17, những người phụ nữ lại bắt đầu cột tóc lên lần nữa và trong thời gian này đã phát triển kiểu tóc truyền thống shimada – một dạng của kiểu tóc chignon mà đa số geisha thực thụ sử dụng. Có 4 loại kiểu tóc shimada chính: kiểu taka shimada, kiểu này thường có búi tóc cao, được những cô gái trẻ,chưa chồng sử dụng; kiểu tsubushi shimada, có búi tóc thấp hơn được những người phụ nữ nhiều tuổi hơn sử dụng; kiểu uiwata, kiểu tóc có búi tóc được vấn với một mảnh vải bông màu; và kiểu tóc mà được chia múi tương tự như quả đào, chỉ được các maiko sử dụng. Nhiều geisha hiện đại sử dụng tóc giả trong cuộc sống chuyên nghiệp của họ. Các bộ tóc giả đó phải được bảo dưỡng định kỳ bởi các nghệ nhân có kỹ năng cao. Làm tóc theo kiểu truyền thống là một nghệ thuật đang lụi tàn dần.