Có phải cứ kiên trì thì sẽ giỏi?

  1. Phong cách sống

  2. Tâm lý học

Mỗi lần mình hỏi mọi người về cách giỏi một điều nào đó, ai cũng nói mình phải kiên trì, phải nỗ lực thì mới có thể thành công. Nhưng có nhiều người cũng bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức để đạt được mục tiêu, nhưng cuối cùng lại ko có kết quả.

Sau này mình đọc được một câu nói, khiến mình suy nghĩ rất nhiều : Làm nhiều, làm kiên trì chỉ có thể giúp bạn thành thạo, còn nếu muốn giỏi, bạn phải dùng cả sức và dùng cả đầu. Câu nói đã hoàn toàn thay đổi suy nghĩ của mình từ trước giờ.. Còn bạn nghĩ sao về điều này?

Từ khóa: 

kiên trì

,

giỏi

,

phong cách sống

,

tâm lý học

Có vẻ bạn chưa hiểu hết ý của những người "giỏi" bạn nói ở trên. Họ nói ko sai tý nào, chỉ là bạn hiểu theo nghĩa "đen" quá. Thực sự mọi thứ, muốn giỏi, bạn đều cần phải nỗ lực và kiên trì, đó là 1 điều kiện cần để giỏi 1 vấn đề nào đó. Vì đơn giản muốn giỏi phải vượt qua được những cái khó khăn nhất. Không kiên trì, mới gặp khó đã nản thì sao tiếp tục đc để trở nên giỏi đúng ko?

Họ nói với bạn như vậy vì nó là yếu tố chung, đơn giản nhưng rất quan trọng trong con đường của họ. Mình không có ý kiến gì về lời khuyên đó cả.

Ngay cả câu nói sau: "cần dùng cả sức cả đầu", câu này hơi tối nghĩa, theo mình hiểu thì nó muốn nói cần dùng toàn tâm toàn lực để theo đuổi thì mới giỏi đc. Điều này nó cũng ko khác kiên trì theo đuổi là mấy, vì kiên trì đó cũng có nghĩa là dùng toàn tâm toàn lực vào. Chứ làm làm chơi chơi mà cố kéo dài cả chục năm thì khó có thể gọi là kiên trì đc, nó chỉ như kiên nhẫn làm 1 việc vậy thôi.

Ví như có công mài sắt, mới mài 1 bữa rộp tay thôi thả đó ít hôm hết rộp rồi mài tiếp. Hay hôm nay mưa mát thôi ngủ tiếp mai mài. Thì 10 năm sau vẫn mang dang là mài sắt 10 năm nhưng chắc chắn chẳng có cây kim nào cả. Kiên trì là khi dốc toàn tâm toàn lực, dù tay phồng, thân lười vẫn mài khối sắt đó thì mới có ngày nó nên kim.

Nhưng cũng như bạn nói có những người cố gắng rất nhiều nhưng chưa đạt đc mục tiêu thì hoặc là họ cố gắng chưa đủ, hoặc là họ đã chọn nhầm con đường.

Vì giỏi 1 việc thực sự ko chỉ cần mỗi kiên trì, nó còn nhiều yếu tố khác nữa, 1 trong đó, có thể nói là quan trọng như sự kiên trì là yếu tố là năng khiếu, 1 con khỉ có thể leo cây rất giỏi nhưng bắt nó lặn xuống 100m dưới đáy biển như con cá, đó là điều ko thể. Ngược lại, 1 con cá có thể lặn nhưng ko thể leo cây như con khỉ. Đó là năng khiếu, là thứ mà kiên trì có thể bù đắp nhưng khó có thể khỏa lấp.

Thực sự có thể bù đắp đấy, đó có nghĩa là 1 con cá sẽ leo cây đc nếu kiên trì, mình ko ghi nhầm đâu. Bạn biết con cá thòi lòi ko? Tổ tiên nó kiên trì leo lên cây nên giờ cá có thể leo cây.

https://cdn.noron.vn/2021/08/28/87132812611466358-1630120476.jpg

Đây là con cá đó đấy. Và con khỉ có thể lặn rất sâu đến 11km dưới mực nước biển, sâu hơn hầu như các loài cá, đó là loài người chúng ta đấy.

Nhưng có 1 sự thật, sự kiên trì không thể khỏa lấp đc năng khiếu, con cá thòi lòi trên ko thể leo cây giỏi như con khỉ và chúng ta ko có tàu ngầm thì chỉ có thể kiên trì sâu hơn 100m vài mét.

Nên chỉ mỗi kiên trì không là chưa đủ, nó phụ thuộc nhiều yếu tố mà quan trọng trong đó là cần có năng khiếu, hay tiềm năng về lĩnh vực đó để có thể giỏi. Như T. Edison nói: "Thiên tài chỉ có 1% năng khiếu bẩm sinh, còn 99% là do khổ luyện". Có năng khiếu mà ko kiên trì như có con đường mà ko đi, sẽ ko tới đích. Chịu khó đi, nhưng lại sai con đường thì có thể sẽ gần cái đích hơn, nhưng cũng sẽ ko thể đến đc cái đích.

Con đường thì ở phía trước, khó có thể biết đc nó có dẫn đến đích hay không. Nhưng việc bước đi là của bản thân, không đi thì không đến. Nên muốn giỏi, dù thế nào cũng phải bước đi, phải kiên trì, dù con đường phía trước còn mờ mịt.

Trả lời

Có vẻ bạn chưa hiểu hết ý của những người "giỏi" bạn nói ở trên. Họ nói ko sai tý nào, chỉ là bạn hiểu theo nghĩa "đen" quá. Thực sự mọi thứ, muốn giỏi, bạn đều cần phải nỗ lực và kiên trì, đó là 1 điều kiện cần để giỏi 1 vấn đề nào đó. Vì đơn giản muốn giỏi phải vượt qua được những cái khó khăn nhất. Không kiên trì, mới gặp khó đã nản thì sao tiếp tục đc để trở nên giỏi đúng ko?

Họ nói với bạn như vậy vì nó là yếu tố chung, đơn giản nhưng rất quan trọng trong con đường của họ. Mình không có ý kiến gì về lời khuyên đó cả.

Ngay cả câu nói sau: "cần dùng cả sức cả đầu", câu này hơi tối nghĩa, theo mình hiểu thì nó muốn nói cần dùng toàn tâm toàn lực để theo đuổi thì mới giỏi đc. Điều này nó cũng ko khác kiên trì theo đuổi là mấy, vì kiên trì đó cũng có nghĩa là dùng toàn tâm toàn lực vào. Chứ làm làm chơi chơi mà cố kéo dài cả chục năm thì khó có thể gọi là kiên trì đc, nó chỉ như kiên nhẫn làm 1 việc vậy thôi.

Ví như có công mài sắt, mới mài 1 bữa rộp tay thôi thả đó ít hôm hết rộp rồi mài tiếp. Hay hôm nay mưa mát thôi ngủ tiếp mai mài. Thì 10 năm sau vẫn mang dang là mài sắt 10 năm nhưng chắc chắn chẳng có cây kim nào cả. Kiên trì là khi dốc toàn tâm toàn lực, dù tay phồng, thân lười vẫn mài khối sắt đó thì mới có ngày nó nên kim.

Nhưng cũng như bạn nói có những người cố gắng rất nhiều nhưng chưa đạt đc mục tiêu thì hoặc là họ cố gắng chưa đủ, hoặc là họ đã chọn nhầm con đường.

Vì giỏi 1 việc thực sự ko chỉ cần mỗi kiên trì, nó còn nhiều yếu tố khác nữa, 1 trong đó, có thể nói là quan trọng như sự kiên trì là yếu tố là năng khiếu, 1 con khỉ có thể leo cây rất giỏi nhưng bắt nó lặn xuống 100m dưới đáy biển như con cá, đó là điều ko thể. Ngược lại, 1 con cá có thể lặn nhưng ko thể leo cây như con khỉ. Đó là năng khiếu, là thứ mà kiên trì có thể bù đắp nhưng khó có thể khỏa lấp.

Thực sự có thể bù đắp đấy, đó có nghĩa là 1 con cá sẽ leo cây đc nếu kiên trì, mình ko ghi nhầm đâu. Bạn biết con cá thòi lòi ko? Tổ tiên nó kiên trì leo lên cây nên giờ cá có thể leo cây.

https://cdn.noron.vn/2021/08/28/87132812611466358-1630120476.jpg

Đây là con cá đó đấy. Và con khỉ có thể lặn rất sâu đến 11km dưới mực nước biển, sâu hơn hầu như các loài cá, đó là loài người chúng ta đấy.

Nhưng có 1 sự thật, sự kiên trì không thể khỏa lấp đc năng khiếu, con cá thòi lòi trên ko thể leo cây giỏi như con khỉ và chúng ta ko có tàu ngầm thì chỉ có thể kiên trì sâu hơn 100m vài mét.

Nên chỉ mỗi kiên trì không là chưa đủ, nó phụ thuộc nhiều yếu tố mà quan trọng trong đó là cần có năng khiếu, hay tiềm năng về lĩnh vực đó để có thể giỏi. Như T. Edison nói: "Thiên tài chỉ có 1% năng khiếu bẩm sinh, còn 99% là do khổ luyện". Có năng khiếu mà ko kiên trì như có con đường mà ko đi, sẽ ko tới đích. Chịu khó đi, nhưng lại sai con đường thì có thể sẽ gần cái đích hơn, nhưng cũng sẽ ko thể đến đc cái đích.

Con đường thì ở phía trước, khó có thể biết đc nó có dẫn đến đích hay không. Nhưng việc bước đi là của bản thân, không đi thì không đến. Nên muốn giỏi, dù thế nào cũng phải bước đi, phải kiên trì, dù con đường phía trước còn mờ mịt.

Chào bạn, câu nói giúp bạn thay đổi suy nghĩ như vậy chính là một câu nói rất đúng đắn.

Nếu kiên trì thì bạn sẽ biết cách làm, nhưng để giỏi thì còn tùy vào tố chất, năng lực và lĩnh vực bạn muốn hoàn thiện. Lấy ví dụ như một võ sĩ boxing thực hiện 10.000 cú đấm thì cú đấm của anh ta sẽ chất lượng, nhưng không phải kiên trì học liền 10.000 từ vựng tiếng Anh thì bạn có thể giao tiếp tốt bằng tiếng anh.

Điều này cũng tương tự với nguyên tắc thâm niên trong công việc. 10 năm kinh nghiệm sẽ khác với 1 năm kinh nghiệm lặp lại 10 lần. Hoặc với nguyên tắc 10.000 giờ bay cũng thế, nếu bạn chọn hướng bay sai ngay từ đầu, thì 10.000 giờ đó cũng không đưa bạn đến được nơi bạn mong muốn.

Nếu tham khảo thêm các câu chuyện về Thiền Tông, bạn sẽ thấy những giai thoại về các vị sư muốn kiên trì ngồi thiền đề thành Phật, nhưng việc đó cũng giống ham muốn "nấu cát thành cơm", hay "mài ngói thành ngọc" vậy.

Cá nhân mình nghĩ kiên trì là một đức tính tốt mà không phải ai cũng có được, nhưng đi kèm chút sáng suốt thì sẽ trọn vẹn hơn.

Theo mình kiên trì sẽ có thành quả mới chuẩn hơn là sẽ giỏi. Muốn giỏi thì ngoài kiên trì phải biết học hỏi, tư duy phải sáng suốt nữa thì mới biết cái nào dở để mà lược bỏ, cái nào hay thì giữ lại mà trau dồi. Nhưng không phải ai cũng có tư duy đủ sáng suốt để mà giỏi được, vì thế mới có câu "cần cù bù thông minh". Đôi khi bạn cố gắng siêng năng nhưng không đạt được mục tiêu mình mong muốn cũng chẳng sao, vì sự cố gắng đó không hề thừa thải, nó là hành trang cho những mục tiêu tiếp theo trong cuộc đời bạn (thất bại là mẹ thành công ấy mà). Đức Đạt Lai Lạt Ma từng nói rằng: "Hãy nhớ, đôi khi không có thứ mình muốn cũng là một may mắn tuyệt vời!".

Chắc chắn là chịu khó kiên trì thì bạn sẽ giỏi hơn chính bạn ban đầu,còn để so với người khác thì họ đứng im bạn mới có cơ hội hơn.hi

Có những việc yếu tố bản năng vẫn quan trọng hơn sự kiên trì. Nếu bạn có tài năng + kiên trì thì sẽ rất tuyệt vời nhưng nếu ngành nghê, công việc đó không hợp với bạn thì kiên trì đúng là chỉ giúp bạn cải thiện hơn thôi, khó có thể giỏi như người đã có năng lực bẩm sinh.

VD: Chi Pu và con đường ca hát. Có khổ luyện và đầu tư đấy nhưng giỏi hay không thì không.

"Nhiệt tình cộng ngu dốt thành phá hoại"

- Đi mà không đem bản đồ thì sẽ đi lạc.

- Người ta đi có con đường trải sẵn thì mất một khoản thời gian còn bạn đi không có hướng đi thì mất gấp nhiều lần thời gian để tới nơi.

- Thế nên họ mới tạo ra thứ gọi là định hướng, kế hoạch.