Cố Vấn Khoa Học Nước Anh : Nên Thả Nổi Virus Covid-19 Cho 60 Phần Trăm Dân Số Mắc Bệnh.

  1. Tin Tức

Trưởng Cố vấn khoa học của Chính phủ Anh, Sir Patrick Vallance trong cuộc phỏng vấn với hãng BBC sáng ngày 13/3 nói rằng COVID-19 - căn bệnh do virus corona chủng mới - có thể trở thành bệnh theo mùa, và rằng cách duy nhất để bảo vệ người dân trong tương lai chính là phát triển "miễn dịch cộng đồng" (herd immunity), vì bệnh dịch này sẽ còn quay lại.

Trong cuộc phỏng vấn với chương trình Today của đài BBC Radio 4, ông Vallance đã lên tiếng bảo vệ quyết định của Thủ tướng Anh Boris Johnson trong việc không lập tức đóng cửa các trường học hay ngừng các sự kiện thể thao, hoặc cách ly những người lớn tuổi để ngăn chặn virus corona...đồng thời khẳng định rằng chiến lược của Anh sẽ có tác dụng.

thu-tuong-anh-boris-johnson---independent-1324024_1332020

Thủ tướng Anh Boris Johnson

"Chúng tôi muốn kiềm chế nó (COVID-19) chứ không phải loại bỏ nó hoàn toàn - điều mà bạn không thể làm nổi - chúng tôi kiềm chế nó để có một đỉnh dịch thứ hai, và cũng là để cho phép đủ người trong số chúng ta mắc các triệu chứng nhẹ và sau đó miễn nhiễm nhờ vào phản ứng miễn dịch của toàn dân" - ông Vallance nói.

co-van-hoa-hoc-anh-mirroruk-1501398_1432020

Trưởng Cố vấn khoa học của Chính phủ Anh, Sir Patrick Vallance (Ảnh: Mirror.uk)

Khi được hỏi rằng tỷ lệ dân số Anh cần phải nhiễm virus để phát triển hệ miễn dịch là bao nhiêu, ông Vallance trả lời: "Có lẽ khoảng 60%".

Các chuyên gia y tế Phương Tây và thậm chí tổng thống Mỹ Donal Trump cũng cho rằng tỉ lệ tử vong của corona chỉ ở mức 0,2% - 1% nên không cần phải lo sợ.

Phải chăng nước Anh đang cố tình để virus lây lan mà không kiểm soát ??

Chính phủ Anh ngăn COVID-19 bằng chiến dịch phát triển miễn dịch cộng đồng

viettimes.vn

Vậy cách làm trên có hợp lý hay không ? có chính xác với khoa học hay không? Trường Vũ sẽ phân tích chuyên sâu tại bài viết này để các bạn có cái nhìn khách quan nhất.

1/ Miễn dịch cộng đồng là gì ?

GettyImages_1204806967 copy



Tại Sao Dịch Covid 19 Lại Đang Bùng Phát Mạnh Bên Phương Tây

noron.vn


Miễn dịch cộng đồng là một hình thức bảo vệ gián tiếp chống lại bệnh truyền nhiễm diễn ra, khi một tỷ lệ lớn dân cư đã trở nên miễn dịch với một loại vi khuẩn lây nhiễm.

Trong một lượng dân số bất kì khi có một số lượng lớn cá thể miễn dịch, chu trình lây nhiễm dễ bị phá vỡ, làm cho sự lây lan của bệnh dừng hoặc chậm lại.Tỷ lệ cá thể có miễn dịch trong một cộng đồng càng lớn, thì khả năng những người không có miễn dịch tiếp xúc phơi nhiễm với cá thể nguồn lây càng nhỏ.

Ví dụ : trong một khu chung cư có 10 người, 9 người đã có miễn dịch thì 1 người còn lại dù mắc phải virus sẽ không thể lây cho 9 người kia và các bác sĩ có thể khoanh vùng, dập tắt dịch bệnh một cách rất dễ dàng.

Tuy nhiên miễn dịch cộng đồng chỉ được dùng trong trường hợp 9 người kia được tiêm phòng vaccine , chứ không phải tự chủ động để lây nhiễm virus.

Vì sao lại thế ?

Vì quá trình phản ứng từ vaccine cho đến khi con người sản sinh ra kháng thể là một quá trình mà chúng ta KIỂM SOÁT ĐƯỢC. Chúng ta cũng biết tác dụng phụ vaccine là gì.

Vì bản chất vaccine là mầm bệnh đã được làm yếu đi và được tính toán kĩ càng để cơ thể có đủ khả năng tạo ra kháng thể mà không đổ bệnh.

Còn việc cố tình để lây lan là phản khoa học, vì chúng ta sẽ không kiểm soát được có bao nhiêu người mắc, bao nhiêu người chết, virus có biến đổi hay không ? virus có giết chết cả cộng đồng trước khi tạo ra miễn dịch hay không...

Và nói về virus cúm, PGS.TS. Đào Minh An cho biết, hiện không có cái gọi là “miễn dịch vĩnh viễn”. Một số các bệnh thông thường trong chương trình tiêm chủng, chúng ta chỉ tiêm 1 lần hoặc 1 số mũi nhắc lại có hiệu quả vĩnh viễn. Riêng với cúm, sở dĩ hàng năm phải tiêm nhắc là vì nó đã biến chủng rất nhiều. Mỗi năm, tổ chức Y tế thế giới lại phải lấy lại mẫu của virus cúm để làm vaccine mà chúng ta tiêm phòng lại.

Một số ví dụ để thấy rằng việc cố tình lây lan covid 19 là phản y tế :

Thứ nhất : Người đã chữa khỏi vẫn có thể bị mắc lại covid 19

COVID-19: Can you be infected with coronavirus more than once? - National | Globalnews.ca

globalnews.ca


Thứ hai : Chưa có bằng chứng về việc tạo thành miễn dịch ngăn tái nhiễm với Covid-19

Healthcare Professionals: Frequently Asked Questions and Answers | CDC-Minus-home-SAS-stats

www.cdc.gov


Thứ ba : Virus Corona hoàn toàn có thể đột biến và trở lên nguy hiểm hơn:

Phát hiện mới về Coronavirus: Tiến hóa thành 2 chủng khác nhau | Vinmec

www.vinmec.com


Đột biến sẽ xảy ra nhanh hơn nếu số lượng những ca nhiễm mới tăng liên tục, và đột biến sẽ khiến loài người không kịp sản xuất vaccine để xử lý những chủng virus biến đổi mới.

2/ Nếu thả nổi virus covid - 19 thì điều gì sẽ xảy ra.

Hãy quay trở lại với Trung Quốc :

Lúc khởi phát dịch, số lượng ca nhiễm tại Trung Quốc đã tăng cấp số nhân theo ngày.

Và hiện tại Trung Quốc đã kiểm soát được dịch, số ca nhiễm mới trên thế giới chủ yếu đến từ Ý , Iran , Hàn Quốc.

Tỉ lệ tử vong 3,6% đến 6,1% của covid 19 tại Trung Quốc hay 5% theo thực tế vùng dịch bên Ý cho thấy đây là tỉ lệ quá cao,  ngang với Spanish Flu 1918, vốn được coi là dịch bệnh nguy hiểm nhất trong xã hội hiện đại cho đến nay. Gấp 30 lần bệnh cúm.

Đó là chính phủ Trung Quốc còn kiểm soát một cách quyết liệt để ngăn bệnh dịch không phát tán thêm.

Vậy nếu như nước Anh nói , khả năng 60% dân số sẽ mắc bệnh thì điều gì sẽ thực sự xảy ra :

Áp lực lên hệ thống y tế :

Khoảng 20% ​​trường hợp mắc bệnh phải nhập viện, 5% trường hợp cần Chăm sóc Chuyên sâu (ICU) và khoảng 2,5% cần trợ giúp rất chuyên sâu , với các thiết bị như máy thở hoặc ECMO ( thở oxy ngoài cơ thể ).

unnamed


Vấn đề là các mặt hàng như máy thở và ECMO không được sản xuất đại trà hoặc mua dễ dàng. Vài năm trước, Mỹ chỉ có tổng cộng 250 máy ECMO mà thôi.

Vì vậy, nếu nước Anh đột nhiên có 20% dân số nhiễm bệnh tức là 12 triệu người bị nhiễm bệnh, nhiều người trong số họ sẽ muốn đi kiểm tra. Khoảng 2,4 triệu người sẽ phải nhập viện, 600.000 người sẽ cần ICU và 120.000 bệnh nhân sẽ cần các máy móc mà chúng ta không có đủ ngày hôm nay. Có nghĩa rằng 120.000 có thể chết.

Và đấy mới chỉ là 20% dân số. Chưa tính trong số tử vong đó còn là các nhân viên y tế. Một quốc gia như Mỹ chỉ có 1% mặt nạ cần thiết để đáp ứng nhu cầu của các Y bác sĩ (12M N95, 30M phẫu thuật so với 3,5B cần thiết) nên với số lượng ca nhiễm đột biến như vậy thì đội ngũ Bác sĩ cũng có nguy cơ mắc bệnh và tử vong rất cao.

0_l_jKPgt7NvPLP3lj

Francesca Mangiatordi , một y tá người Ý đã kiệt sức giữa cuộc chiến với coronavirus

Ở Ý vì thiếu các máy thở ECMO nên các bác sĩ đã phải ra những quyết định đau lòng rằng ai sẽ "được sống" được sử dụng thiết bị chăm sóc chuyên sâu ICU.

Sau một vài ngày, chúng ta phải lựa chọn. Không phải ai cũng có thể đặt nội khí quản. Chúng tôi đã phải quyết định dựa trên tuổi và tình trạng sức khỏe. - Bác sĩ Christian Salaroli.

Dẫn chứng ở Ý chính là điều Bác bỏ hoàn toàn nhận định của ông Donal Trump và nước Anh, vì nếu thả nổi virus thì tỷ lệ tử vong sẽ :

CAO GẤP 10 LẦN CON SỐ ÔNG TA VÀ NƯỚC ANH DỰ ĐOÁN.

Nguồn :

Coronavirus: Why You Must Act Now - Tomas Pueyo - Medium

medium.com


2/ Các nhà vật lý học nói gì ?

Một phương pháp mới dự đoán tốc độ lây lan của các bệnh truyền nhiễm tới từng người do hai nhà khoa học Sam Moore và Tim Rogers của Trung tâm Mạng và Hành vi tập thể, Đại học Bath ở Anh phát triển vừa mới được công bố trên tạp chí Physical Review Letter ngày 12/2/2020.

Tốc độ lây lan của các bệnh truyền nhiễm phụ thuộc đáng kể vào sự kết nối của xã hội. Trong quá khứ, bệnh dịch hạch thời trung cổ ở châu Âu (Cái chết đen – Black Death) chỉ lan truyền khoảng 1,5 km mỗi ngày.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, do tính kết nối và liên lạc toàn cầu cao, nên các bệnh truyền nhiễm như virus Zika hoặc coronavirus Covid-19 có thể lây lan nhanh với tốc độ đáng sợ.

Dịch virus Zika mấy năm trước đây ở Nam Mỹ đã cho thấy tốc độ phát tán trung bình mỗi ngày là 42 km, có lúc tới 634 km đỗi với những vùng đông dân cư nhất của Brazil.

Còn trong những tháng gần đây chúng ta đã chứng kiến sự bùng phát của dịch coronavirus – Covid-19 với tốc độ lan nhanh như thế nào, đầu tiên là ở Vũ Hán Trung Quốc, nay đã lan sang Châu Âu, Châu Mỹ, gần như ở mức độ báo động toàn cầu.

Để xây dựng mô hình phân tích tới từng cá thể, hai nhà khoa học đã áp dụng cách tiếp cận cơ học thống kê, coi sự lây lan bệnh trong cộng đồng xã hội giống như sự truyền thông điệp (message passing) trong một môi trường mạng có kết nối.

ALLIANCE-homepage-holding-people-networking-2017-01


Cuối cùng thu được kết quả như sau :

Nếu thả nổi virus Covid 19 thì nó có thể lây nhiễm cho gần như tất cả dân số rất nhanh.

Tuy nhiên nghiên cứu chưa xét đến những vùng cô lập, hay yếu tố khí hậu, khách quan khác ...nên con số chính xác chỉ khoảng 60-80%

Nhưng nếu tốc độ lây lan kinh khủng như vậy thì chẳng có hệ thống y tế nào chịu nổi và tỉ lệ tử vong có thể đạt đỉnh và lên tới 5%.

Vì vậy nước Anh có lẽ cần phải cân nhắc lại nước đi của mình trong cách xử lý dịch bệnh.

Nguồn : Nguyễn Hồng Quang - Viện Vật lý, Viện Hàn lâm KHCNVN

VLNN số 1-2020-pp15-17.pdf - Google Drive

drive.google.com


3/ Chuyên gia y tế Việt Nam nói gì ?

GS. Lê Thị Hương: Thực tế quan điểm miễn dịch cộng đồng dựa trên một nhận định sai lầm là số tử vong phía ngoài Trung Quốc chỉ ở mức 0,2%, hay bệnh COVID19 chỉ là một bệnh nhẹ như cúm, nên thay vì phòng chống, có thể  sống chung với bệnh được và từ đó có miễn dịch cộng đồng.

vt_-hop-doi-phan-ung-nhanh--4432458_1532020

GS.TS. Lê Thị Hương - chuyên gia y tế công cộng

Lập luận này sai lầm bởi vì thời điểm đầu, các quốc gia ngoài Trung Quốc chỉ có các trường hợp xâm nhập, hệ thống y tế hoàn toàn có thể điều trị tốt một vài trường hợp lẻ tẻ và rất hiếm tử vong nhưng một bệnh có khả năng lây nhiễm mạnh như COVID19, khi tấn công vào một quốc gia không áp đặt những giải pháp cách ly phù hợp sẽ kết quả là quá tải hệ thống y tế trong thời gian ngắn và tỉ lệ tử vong sẽ tăng nhanh chỉ sau 15-17 ngày bệnh xâm nhập như những gì xảy ra tại Ý.

Chọn chiến lược miễn dịch cộng đồng, VN sẽ có 126.000 người tử vong

viettimes.vn


4/ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức lên tiếng.

Hôm 14-3 (giờ địa phương), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức lên tiếng quan ngại về cách tiếp cận tạo cơ chế miễn nhiễm cộng đồng để chống dịch COVID-19 của chính phủ Anh, theo tờ The Evening Standard. 

Cụ thể, phát ngôn viên của WHO - bà Margaret Harris cho rằng lý do chủ yếu là vẫn chưa đủ nghiên cứu khoa học về virus SARS-CoV-2 cũng như các tác động virus lên hệ thống miễn dịch của con người.

Do vậy, bà Harris khuyến nghị các chính phủ cần kết hợp tất cả biện pháp để bảo vệ đất nước trong dài hạn. “Mỗi virus hoạt động khác nhau trong cơ thể con người và kích thích miễn dịch khác nhau. Chúng ta có thể nói về các lý thuyết nhưng hiện nay thế giới đang thực sự đối mặt với tình huống cần phải đưa ra hành động” - phát ngôn viên WHO nêu rõ.

UK's 'herd immunity' approach to tackling coronavirus questioned by World Health Organisation | London Evening Standard-Evening Standard-Home-Home

www.standard.co.uk


CÓ LẼ NƯỚC ANH NÊN CÂN NHẮC LẠI HÀNH ĐỘNG CỦA MÌNH, ĐỂ KHÔNG TRỞ THÀNH MỘT NƯỚC Ý THỨ 2.

Khi đó hành động thả nổi để virus lây lan không khác gì một sự thanh lọc dân số, vô cùng dã man và tàn ác.

Hiện tại tính đến ngày 16/3/2020 Ý đã phát hiện 24.747 trường hợp dương tính với covid 19 và có 1809 ca tử vong.

Tổng hợp : Trường Vũ

Từ khóa: 

nước anh

,

covid-19

,

miễn dịch cộng đồng

,

covid 19

,

tin tức

vậy cho nên châu âu mới toang đó bạn

Trả lời

vậy cho nên châu âu mới toang đó bạn