Cối xay thịt người Khe Sanh - Phần 01

  1. Lịch sử

Trong lịch sử chiến tranh của nhân loại, có vô vàn cuộc chiến đã diễn ra. Mỗi cuộc chiến lại mang trong mình rất nhiều toan tính, chiến thuật, các trận đánh ác liệt. Trận Điện Biên Phủ của Việt Nam năm 1954, đánh bại đội quân của cường quốc thực dân Pháp hùng mạnh là một kỳ tích lừng lẫy năm Châu, chấn động địa Cầu. Tuy nhiên ít ai biết được rằng chúng ta không chỉ đánh một trận Điện Biên Phủ mà tới hai trận Điện Biên Phủ. Trong thời kỳ sau khi phải đối mặt với một kẻ thù giàu có hơn, lớn mạnh hơn, tinh nhuệ hơn và ưu việt hơn rất nhiều so với quân đội Pháp đó là quân đội viễn chinh của Mỹ và đồng minh cùng với quân lực VNCH.

https://cdn.noron.vn/2021/05/07/96401934711677640-1620370950_1024.jpg

Trận đánh này chính là một bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thể hiện đỉnh cao về nghệ thuật quân sự của quân đội nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên nó cũng chứng kiến sự mất má ô cùng đau xót khi rất nhiều những người lính đã hy sinh tại đây để giữ lại độc lập, tư do cho đất nước. Trận chiến này được diễn ra tại một nơi được gọi là “ Cối xay thịt người”, trận Khe Sanh

Tập 1: Khe Sanh và ý nghĩa chiến lược trong cục diện cuộc chiến

https://cdn.noron.vn/2021/05/07/88028849714230469-1620370983_1024.jpg

Trong bản đồ quân sự của thằng Mỹ thì Khe Sanh là một vị trí trọng yếu và chiến lược. Nó đóng vai trò hệt như một cái mỏ neo. Nó là nơi đẻ bọn mỹ và tay sai của chúng nó uy hiếp con đường Hồ Chí Minh dọc dãy trường Sơn ch viện vào Miền Nam. Bá đạo hơn đây chính là trung tâm chỉ huy của hệ thống hàng rào điện tử Macnamara hệ thống mà chúng tự tin tuyên bố là một con chuột cũng không thể lọt qua. Nhất định bằng mọi giá chúng ta phải phá được cái cứ điểm này thì mới có thể yên tâm, bảo vệ an toàn cho con đường huyết mạch chi viện người và vũ khí vào miền Nam

Khe Sanh là một khu vực nằm gần biên giới Việt Lào, một thung lũng hẻo lánh. Nhìn thì như vật thôi trên thực tế ý nghĩa của nó có thể ảnh hưởng cả cuộc chiến tại Việt Nam.

Ai cũng biết là muốn giải phóng miền Nam, muốn thống nhất đất nước thì phải đánh. Mà để đánh được với thằng Mỹ với lũ tay sai của nó thì chắc chắn phải còn vô vàn các yếu tố. Lương thực phải đủ nuôi quân, xăng dầu phải đủ cho phương tiện cơ giới vận hành, phải có nhân lực vật lực đầy đủ. Mà những cái thứ ấy thì lấy đâu ra ? Chỉ có cách duy nhất là chuyển từ Bắc vào Nam để kháng chiến chứ chẳng còn cách nào khác cả. Vậy mới thấy vận chuyển được nhân lục vật lực chính là mấu chốt, là tối quan trọng trong cuộc chiến trường kỳ này

Cả ta và Mỹ đều ý thức được điều đó và đều cố gắng bằng mọi giá phải làm chủ được những tuyến vận chuyển. Ta thì mở đường trường Sơn huy động toàn bộ sức người, sức của, tìm mọi phương tiện mọi hình thức. Mỹ thì bằng mọi cách phải kiểm soát được, phải phá bằng được đường Trường Sơn vì vậy Khe Sanh là địa điểm chiến lược của cả hai bên

https://cdn.noron.vn/2021/05/07/88028849714230470-1620370998_1024.jpg

Từ năm 1962, Mỹ và VNCH đã xây một căn cứ không quân - lục quân ở một thung lũng hẻo lánh ở gần khu vực biên giới Việt-Lào, có ý nghĩa chiến lược do nằm gần tuyến vận chuyển Đường mòn Trường Sơn nổi tiếng. Năm 1962, căn cứ này được Lực lượng Mũ Nồi Xanh (Green Berets) Hoa Kỳ sử dụng đầu tiên làm nơi xuất phát các phi vụ thám thính đi sâu vào vùng đất Lào. Vị trí chiến lược của Khe Sanh do đó đã gây nhiều trở ngại lớn cho sự tiếp vận từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam.

Sau thất bại trong mùa khô 1965-1966, Robert McNamara, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã nảy ra ý định thiết lập một phòng tuyến chống xâm nhập hiện đại nhất ở bờ nam sông Bến Hải để ngăn chặn đối phương. Ý tưởng của McNamara đã được 47 nhà khoa học tài ba của nước Mỹ tổ chức nghiên cứu thực thi. Sau ba tháng nghiên cứu, hội đồng khoa học dưới sự điều khiển của McNamara đã vạch ra một kế hoạch với tham vọng lớn:

Phòng tuyến ước tính có chiều rộng khoảng 20 km, từ nam vĩ tuyến 17 đến đường 9, chiều dài trên 100 km chạy song song với sông Bến Hải từ biển Đông đến Sê Pôn (Lào), trong đó hành lang mặt bằng xây dựng có bề ngang 500 mét sẽ được san bằng như một sân bóng để đối phương không có chỗ ẩn nấp.

Xây dựng một hệ thống đồn bốt dày đặc, cứ khoảng 2 km có 1 tháp canh khoảng 4 km có 1 căn cứ cỡ đại đội hoặc tiểu đoàn.

Bố trí một hệ thống công sự gồm đủ hầm hào, lô cốt kiên cố, hàng chục lớp hàng rào kẽm gai chằng chịt, xen kẽ với nhiều lớp bom mìn đủ kiểu: mìn định hướng, mìn đĩa, mìn lá, mìn Claymore, mìn chiếu sáng, lựu đạn nổ tức thì (Mỹ dự kiến sử dụng 20 triệu quả mìn và 25 triệu quả bom cỡ nhỏ). Đặc biệt phòng tuyến được trang bị phương tiện điện tử tối tân như "cây nhiệt đới", "máy thông minh", "máy phát hiện hơi người". Đây là các loại máy thu phát tiếng động tinh vi đủ cỡ 15 ngày, 3 tháng, hoặc 6 tháng thay pin một lần.

Cây nhiệt đới là đỉnh cao khoa học công nghệ quân sự của nước Mỹ. Những thiết bị này được dải khắp mặt đất quanh khu vực này. Nó dựa vào nguyên lý phát hiện dư chấn khi có bộ đội hoặc khí tài cơ giới của ta đi qua. Sau đó thông tin ngay lập tức được truyền về trung tâm chỉ huy, rồi còn nhanh hơn cả Corona không quân của nó kéo đến dải thảm san bằng cả cái khu vực ấy luôn.

Căn cứ Khe Sanh được xác định là trung tâm của hệ thống hàng rào điện tử trên. Do đó, Khe Sanh-Quảng Trị được Mỹ xây dựng một tập đoàn phòng ngự mạnh, liên hoàn, kiên cố nhất của Mỹ ở địa đầu miền Nam Việt Nam gồm các cứ điểm Làng Vây, Chi khu quân sự Hướng Hóa, cụm cứ điểm phòng ngự sân bay Tà Cơn.

Cụm cứ điểm Tà Cơn là cái lõi của tập đoàn phòng ngự Khe Sanh của Mỹ, có chiều dài khoảng 5 km, rộng khoảng 3 km, có một đường băng dã chiến dài khoảng hơn 3.000 m đảm bảo hoạt động của máy bay C-130 Hercules và một số trực thăng vũ trang. Hệ thống công sự, vật cản được xây dựng kiên cố và liên hoàn; công sự chiến đấu bằng bê tông đúc sẵn, hố chiến đấu cá nhân có nắp bằng bao cát, một số lô cốt bằng bê tông, hầm ngầm, hệ thống giao thông hào, chiến hào liên hoàn; xung quanh bao bọc từ 6 đến 10 hàng rào dây kẽm gai các loại, các bãi mìn dày đặc, xen kẽ rải "cây nhiệt đới" (thiết bị thu tin điện tử) khắp các nơi. Tuy nhiên, phía lực lượng bắn tỉa của Việt Nam cũng thường lợi dụng lúc máy bay Mỹ chở quân đến sân bay Tà Cơn để tấn công, khiến lính Mỹ rất hoang mang với chiến thuật đánh nhanh, rút nhanh.

Khe Sanh quan trọng như vậy, thì ta đã có tính toán gì đối với Khe Sanh cũng như toàn chiến trường, Mỹ có toan tính gì với cứ điểm chiến lược này ? Tất cả sẽ có trong tập tiếp theo của Seris về Khe Sanh kính mời tất cả anh em đón xem

Từ khóa: 

chiến tranh việt nam

,

lịch sử

Trận nghi binh này đỉnh cao lắm này

Trả lời

Trận nghi binh này đỉnh cao lắm này