Công tác xã hội nhóm là gì ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Công tác xã hội nhóm là phương pháp trong công tác xã hội nhằm giúp tăng cường, củng cố chức năng xã hội của cá nhân thông qua các hoạt động nhóm và khả năng ứng phó với các vấn đề của cá nhân , có nghĩa là : • Ứng dụng những kiến thức, kỹ năng liên quan đến tâm lý nhóm (hoặc năng động nhóm) • Nhóm nhỏ thân chủ có cùng vấn đề giống nhau hoặc có liên quan đến vấn đề. • Các mục tiêu xã hội được thiết lập bởi nhân viên xã hội trong kế hoạch hỗ trợ thân chủ (cá nhân, nhóm, cộng đồng) thay đổi hành vi, thái độ, niềm tin nhằm giúp thân chủ tăng cường năng lực đối phó, chức năng xã hội thông qua các kinh nghiệm của nhóm có mục đích nhằm để giải quyết vấn đề của mình và thỏa mãn nhu cầu. Konopka (1963) xác định phương pháp công tác xã hội nhóm là một phương pháp của ngành công tác xã hội giúp những cá nhân tăng cường chức năng xã hội của họ thông qua các kinh nghiệm của nhóm mục tiêu và khắc phục một cách hiệu quả hơn các vấn đề của cá nhân, nhóm và cộng đồng. Công tác xã hội nhóm tạo một bối cảnh trong đó các cá nhân hỗ trợ lẫn nhau, làm cho cá nhân và nhóm có khả năng ảnh hưởng và làm thay đổi các vấn đề của cá nhân, của nhóm, của tổ chức và của cộng đồng. Nó mang tính chất chức năng xã hội nhiều hơn và chính điều này làm cho nó khác hơn với nhóm trị liệu vì nhóm trị liệu chú trọng nhiều hơn các nhu cầu cảm xúc và các tiến trình tâm lý. Mục đích của công tác xã hộ là giúp thân chủ (cá nhân) hay hệ thống thân chủ (nhóm hay cộng đồng) thỏa mãn nhu cầu, giải quyết vấn đề, tiến tới tự giúp và đóng trọn vẹn vai trò xã hội của mình, mặc dù kết quả nhắm tới là một đối tượng và phương pháp tác động khác nhau. Trong phương pháp cá nhân, đối tượng được tác động vào là chính cá nhân người được giúp đỡ. Công cụ là mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và thân chủ. Trong phương pháp nhóm, đối tượng tác động vào là toàn nhóm, là mối tương tác giữa các nhóm viên, là mục đích, bầu không khí, sinh hoạt nhóm. Công tác xã hộ nhóm là sử dụng cơ cấu nhóm và năng động trong nội bộ nhóm để đem đến những thay đổi về nhận thức, niềm tin và hành vi. Các thành viên nhóm chia sẻ kinh nghiệm và sử dụng nguồn lực của cá nhân và của nhóm để giải quyết vấn đề của họ. Trong phát triển cộng đồng, đối tượng là các tập thể khác nhau trong cộng đồng, mối tương quan sức mạnh giữa họ, những vấn đề của cộng đồng với mục đích cuối cùng là làm tăng khả năng tự giải quyết vấn đề cộng đồng.
Trả lời
Công tác xã hội nhóm là phương pháp trong công tác xã hội nhằm giúp tăng cường, củng cố chức năng xã hội của cá nhân thông qua các hoạt động nhóm và khả năng ứng phó với các vấn đề của cá nhân , có nghĩa là : • Ứng dụng những kiến thức, kỹ năng liên quan đến tâm lý nhóm (hoặc năng động nhóm) • Nhóm nhỏ thân chủ có cùng vấn đề giống nhau hoặc có liên quan đến vấn đề. • Các mục tiêu xã hội được thiết lập bởi nhân viên xã hội trong kế hoạch hỗ trợ thân chủ (cá nhân, nhóm, cộng đồng) thay đổi hành vi, thái độ, niềm tin nhằm giúp thân chủ tăng cường năng lực đối phó, chức năng xã hội thông qua các kinh nghiệm của nhóm có mục đích nhằm để giải quyết vấn đề của mình và thỏa mãn nhu cầu. Konopka (1963) xác định phương pháp công tác xã hội nhóm là một phương pháp của ngành công tác xã hội giúp những cá nhân tăng cường chức năng xã hội của họ thông qua các kinh nghiệm của nhóm mục tiêu và khắc phục một cách hiệu quả hơn các vấn đề của cá nhân, nhóm và cộng đồng. Công tác xã hội nhóm tạo một bối cảnh trong đó các cá nhân hỗ trợ lẫn nhau, làm cho cá nhân và nhóm có khả năng ảnh hưởng và làm thay đổi các vấn đề của cá nhân, của nhóm, của tổ chức và của cộng đồng. Nó mang tính chất chức năng xã hội nhiều hơn và chính điều này làm cho nó khác hơn với nhóm trị liệu vì nhóm trị liệu chú trọng nhiều hơn các nhu cầu cảm xúc và các tiến trình tâm lý. Mục đích của công tác xã hộ là giúp thân chủ (cá nhân) hay hệ thống thân chủ (nhóm hay cộng đồng) thỏa mãn nhu cầu, giải quyết vấn đề, tiến tới tự giúp và đóng trọn vẹn vai trò xã hội của mình, mặc dù kết quả nhắm tới là một đối tượng và phương pháp tác động khác nhau. Trong phương pháp cá nhân, đối tượng được tác động vào là chính cá nhân người được giúp đỡ. Công cụ là mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và thân chủ. Trong phương pháp nhóm, đối tượng tác động vào là toàn nhóm, là mối tương tác giữa các nhóm viên, là mục đích, bầu không khí, sinh hoạt nhóm. Công tác xã hộ nhóm là sử dụng cơ cấu nhóm và năng động trong nội bộ nhóm để đem đến những thay đổi về nhận thức, niềm tin và hành vi. Các thành viên nhóm chia sẻ kinh nghiệm và sử dụng nguồn lực của cá nhân và của nhóm để giải quyết vấn đề của họ. Trong phát triển cộng đồng, đối tượng là các tập thể khác nhau trong cộng đồng, mối tương quan sức mạnh giữa họ, những vấn đề của cộng đồng với mục đích cuối cùng là làm tăng khả năng tự giải quyết vấn đề cộng đồng.